Tình bạn cảm động: 8 năm cõng bạn đến lớp
Suốt 8 năm qua, nhờ có Hiếu mà Minh dù đôi chân tật nguyền vẫn đều đặn đến trường không nghỉ một buổi nào. Hàng ngày, Hiếu cố gắng dậy thật sớm phụ giúp bố mẹ làm việc nhà rồi đạp xe qua đón Minh đi học. Tới trường, Hiếu cõng Minh từ nhà để xe lên lớp học…
8 năm qua, Hiếu đều đặn cõng Minh đến trường
Câu chuyện về tình bạn giữa Nguyễn Tất Minh và Nguyễn Minh Hiếu (lớp 10A6, trường THPT Triệu Sơn 5, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) đẹp như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường khiến ai biết cũng đều cảm động.
Hình ảnh Hiếu cõng Minh đến lớp vào mỗi buổi sáng đã quá quen thuộc đối với học sinh và giáo viên ở ngôi trường THPT Triệu Sơn 5. Điều đặc biệt là dù trời nắng hay mưa, cả hai chưa một lần đi học muộn hay nghỉ không lý do.
8 năm qua, mỗi ngày, cậu học trò nghèo Nguyễn Minh Hiếu lại cõng bạn đến trường. Dường như, nghị lực và niềm tin đã tiếp thêm cho Minh – người bạn tật nguyền sức mạnh vượt qua muôn vàn khó khăn trong cuộc sống.
Nguyễn Tất Minh sinh ra trong gia đình nghèo (ở xóm 1, xã Đồng Thắng (Triệu Sơn, Thanh Hóa), ngay từ khi lọt lòng Minh đã không may mắn như bao đứa trẻ khác. Đôi bàn chân tật nguyền đã không thể đi lại được, cánh tay phải cũng chẳng thể cử động cầm, nắm.
Dù vậy, lớn lên thấy các bạn được đi học, Minh cũng ước ao được đến trường đến lớp, được học chữ. Gạt qua những khó khăn tật nguyền, Minh quyết tâm đi học.
Những ngày đầu đến lớp với Minh vô cùng khó khăn. Để có thể duy trì đi học, cầm bút viết đã là một sự cố gắng vô biên đối với cậu bé tật nguyền này. Ấy thế mà, không những có thể biết đọc, biết viết, suốt những năm đi học, không năm nào Minh không được giấy khen vì học lực khá, giỏi.
Minh cho biết để có được thành quả học tập ngày hôm nay là nhờ công rất lớn ở Hiếu
Video đang HOT
Thành quả học tập đó, Minh tự hào cho biết đó là phần lớn công ở người bạn thân của mình – Nguyễn Minh Hiếu. Thấu hiểu tình cảnh éo le của Minh, 8 năm đằng đẵng Hiếu đã tự nguyện làm đôi chân giúp Minh đến trường.
Hàng ngày, Hiếu cố gắng dậy thật sớm phụ giúp bố mẹ làm việc nhà rồi lại đạp xe qua đón Minh đi học. Tới trường Hiếu lại cõng Minh từ nhà để xe lên lớp học.
Nguyễn Tất Minh : “Nhiều lúc nhìn thấy các bạn chạy tung tăng nô đùa ngoài sân trường, em cũng buồn lắm nhưng sự quan tâm của thầy, cô giáo cũng như nhiều bạn học trong lớp, đặc biệt là bạn Hiếu luôn ở bên động viên khiến em quên đi nỗi đau tật nguyền của mình mà tiếp tục cố gắng hơn nữa trong học tập”.
Minh cũng cho biết, ước mơ sau này của em là thi đậu vào trường Đại học Công nghệ thông tin để không phụ lòng bố mẹ cũng như bạn bè, thầy, cô kỳ vọng về mình.
Bộc bạch về người bạn đã gắn bó với mình suốt 8 năm qua, Hiếu cho biết: “Thấy Minh dù bị tật nhưng vẫn khát khao được học nên em rất khâm phục. Em và Minh hứa sẽ cùng nhau cố gắng trên hành trình chinh phục ước mơ”.
Minh được tuyên dương trong lễ khai giảng năm học do nghị lực phi thường và điểm số thi vào rất cao
Nói về đôi bạn cùng tiến, thầy Nguyễn Tài Quyển – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Minh và Hiếu là tấm gương sáng giàu nghị lực trong cuộc sống. Các em đã chứng tỏ cho các bạn trong trường thấy về tình thương và nghị lực vươn lên số phận.
Đối với em Minh đợt thi tuyển vào lớp 10 vừa qua, em đạt gần 40 điểm, một số điểm rất cao. Trong lễ khai giảng năm học mới, nhà trường đã có phần quà trao cho em và miễn giảm học thêm, học phí…trong quá trình học tập tại trường. Riêng em Hiếu là người “tiếp lửa” và đồng hành với Minh trên con đường đến trường cũng như các hoạt động khác tại trường nên Ban giám hiệu cũng như Hội Cha, mẹ học sinh nhà trường thống nhất tạo điều kiện, hỗ trợ miễn giảm một số khoản cho em Hiếu”.
Theo Dân Trí
'Thiên đường ăn uống' tại đại học hàng đầu châu Á
Tên tuổi ĐH Quốc gia Singapore không chỉ nằm ở chất lượng giáo dục hàng đầu mà còn ở khu ăn uống sang trọng, phục vụ những món ngon miệng, đẹp mắt.
ảnh minh họa
ĐH Quốc gia Singapore (NUS) là cái tên quen thuộc trong bảng xếp hạng những trường tốt nhất châu Á. Trường cũng được đánh giá cao trong việc nâng cao đời sống sinh viên, bao gồm việc chú trọng chất lượng canteen phục vụ nhu cầu ăn uống của họ. Ảnh: NUS.
Khu ăn uống Flavours với 700 chỗ ngồi, gồm hàng chục gian ăn uống riêng, cung cấp những món ăn ngon miệng với giá cả hợp lý. Ảnh: Wikipedia.
Ẩm thực ở NUS rất đa dạng, mang đậm văn hóa Á Đông với các món ăn Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc. Ảnh: NUS.
Ngoài Flavours, NUS có thêm 3 khu canteen 850 chỗ ngồi cùng nhiều nhà hàng nhỏ nằm rải rác trong khuôn viên trường.
Hàng ngày, tất cả nhà ăn trong trường phục vụ ăn uống cho khoảng 50.000 người, bao gồm sinh viên, giảng viên, nhân viên NUS cùng thực khách bên ngoài. Ảnh: NUS.
Ước tính, cứ mỗi 1,4 giây, nhà hàng tại NUS lại phục vụ một món ăn. Chất lượng phục vụ cùng đồ ăn tại đây hoàn toàn phá vỡ định kiến về thức ăn tại canteen trường học. NUS trở thành "thiên đường ẩm thực" của những người có tâm hồn ăn uống. Ảnh: NUS.
Tan Chorh Chuan, cựu Chủ tịch ĐH Quốc gia Singapore, cho biết: "Ăn uống là chuyện quan trọng ở Singapore. Vì thế, chúng tôi chú trọng đầu tư vào các khu ẩm thực trong trường".
Ông Tan nhận định chất lượng canteen góp phần không nhỏ trong việc làm nên tin tưởng của trường, bao gồm việc nâng xếp hạng của NUS trên trường quốc tế từ vị trí 40 năm 2012 lên 22 năm nay. Ảnh: Blogspot.
"Đây không chỉ là nơi để ăn mà còn là không gian để sinh viên, giảng viên, nhân viên nhà trường gặp gỡ, trao đổi, học hỏi lẫn nhau", ông Tan nói thêm. Ảnh: Eat Book.
Chất lượng nhà hàng trong NUS cũng được trang ẩm thực Eat Book đánh giá cao. Trang này nhận định thức ăn ngon tại đây là động lực lớn để sinh viên đến trường mỗi ngày. Ảnh: Eat Book.
Theo Zing
Học sinh Ấn Độ đến trường bằng thùng phuy nhựa Từ nhiều năm nay, mỗi ngày, các em học sinh ở Tungni, Ấn Độ đều phải băng qua sông Lakhunder bằng cách sử dụng những chiếc thuyền thô sơ tự chế từ thùng phuy nhựa, ván gỗ và dây thừng để đến trường. Một em học sinh kéo chiếc thuyền từ thùng phuy về bờ để di chuyển sang sông. Những hình ảnh...