Tin vui: Tây Ninh có thêm 4 giống mì kháng được bệnh khảm lá
Mới đây, 4 giống mì HN1, HN36, HN80, HN97 trồng thử nghiệm ở Tây Ninh đã được đoàn khảo sát của Bộ NNPTNT đánh giá cao về mức độ kháng bệnh và sức chống chịu được bệnh khảm lá.
Tây Ninh lại có thêm 4 giống mì kháng bệnh khảm lá
Như vậy, ngoài 2 giống mì HN3 và HN5 đã được Cục Trồng trọt công nhận là giống mì kháng bệnh, sắp tới Tây Ninh lại có thêm 4 giống mì kháng bệnh khảm lá nữa.
4 giống mì này đang được Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh phối hợp nhân giống trên địa bàn huyện Tân Châu.
Kết quả ghi nhận của đoàn khảo sát là cơ sở để Bộ NNPTNT cho phép nhân rộng diện tích, cung cấp giống cho người trồng mì trong thời gian tới.
2 giống mì HN3 và HN5 được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp khảo sát, thử nghiệm từ năm 2018.
Video đang HOT
Song song với quá trình đó, năm 2021, Trạm Khuyến nông huyện Tân Châu cũng phối hợp với các đơn vị liên quan khảo nghiệm các giống mì triển vọng khác.
Vùng trồng khảo nghiệm các giống mì kháng bệnh khảm lá trên địa bàn huyện Tân Châu, Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh
Ông Dương Thanh Phương, phụ trách Trạm Khuyến nông huyện Tân Châu cho biết, giống HN1 chỉ còn mang 5% mầm bệnh khảm lá, nhưng thân cây và độ chữ bột củ mì vẫn đạt tiêu chuẩn.
Giống C97 (còn gọi HN97) kháng được bệnh khảm lá, cho năng suất chữ bột cao.
Giống C80 (còn gọi HN80) cho năng suất củ đạt bình quân 43 tấn/ha.
Giống C36 (còn gọi HN36) có độ chữ bột ước đạt 28-29% sau 6 tháng trồng, năng suất đạt hơn 40 tấn/ha.
Ông Phương cho biết, 4 giống mì mới đang từng bước được nhân rộng để phục vụ cho bà con nông dân trong vụ đông xuân sắp tới.
Ông Lê Văn Thiệt – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, giống mì HN3 và HN5 đã được Cục Trồng trọt công nhận kháng bệnh và là giống lưu hành.
Hiện nay, Viện Di truyền nông nghiệp đang phối hợp với tỉnh Tây Ninh nhân nhanh 2 giống mì này để sớm phục vụ cho nhu cầu bà con nông dân.
4 giống mì mới gồm: HN1, HN36, HN80, HN97 cũng cho thấy sức chống chịu tương đối tốt với bệnh khảm lá.
Đoàn công tác ghi nhận đây là những giống chống chịu bệnh khảm lá khá tốt trên đồng ruộng. Đồng thời cho năng suất ổn, lượng tinh bột đáp ứng được nhu cầu sản xuất của bà con nông dân ở địa phương.
Thêm 2.339ha đất được chuyển đổi sản xuất
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang cho biết, vụ đông xuân 2020-2021, có khoảng 2.339ha đất đã được chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây ăn trái.
Chuyển đổi đất sang trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao hơn
Cụ thể, có 846ha chuyển đổi sang trồng rau dưa các loại (rau các loại 341,93ha, dưa các loại 103,93ha, các loại rau khác 400,25ha); 1.209ha chuyển sang cây màu (bắp các loại 51ha, mè 378ha, sen 179,4ha, cây trồng khác 600,8ha); 284ha chuyển sang trồng cây ăn trái (xoài 62,57ha, cây có múi 29,54ha, mít 81,73ha, các loại cây khác 110,53ha).
Dự kiến năm 2021, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng khoảng 5.232,8ha, gồm: rau dưa các loại 1.512,6ha, cây màu 1.633,7ha, cây ăn trái 2.086,6ha. Ước vụ hè thu 2021, tổng diện tích chuyển đổi rau, màu và cây ăn trái khoảng 1.526ha. Đối với diện tích còn lại theo kế hoạch (1.367,8ha), sẽ tiếp tục chuyển đổi trong vụ thu đông 2021.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi Các tỉnh Kon Tum, Thái Nguyên, Nghệ An đang tăng cường phối hợp với các địa phương nhằm dự báo tình hình và có phương án xử lý tốt đối với dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tại Kon Tum: Theo thống kê, tính đến nay, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân 2020 - 2021 của tỉnh...