Tin vui: Học sinh tiểu học chính thức được miễn đóng học phí bắt đầu từ ngày 1/7, học sinh ngoài cơ sở công lập được hỗ trợ học phí
Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Theo đó, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí.
Luật Giáo dục năm 2019 (gồm 9 chương, 115 điều), thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. So với quy định Luật Giáo dục hiện hành, Luật Giáo dục có nhiều điểm mới quan trọng.
Theo đó, từ ngày 1/7, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.
Từ 1/7, học sinh tiểu học không phải đóng học phí.
Cụ thể, điều 14 ghi rõ:
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Video đang HOT
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Và điều 99 về học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo như sau:
- Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.
- Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.
Ngoài ra, cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, năm học theo quy định của pháp luật.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019
Tiểu ban Giáo dục phổ thông của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đã tổ chức phiên họp với chủ đề "Định hướng mục tiêu và giải pháp cho giáo dục phổ thông trong chiến lược giáo dục giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045".
Theo đó, giáo dục phổ thông những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn cần nhiều giải pháp để đột phá trong thời gian tới.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, giáo dục Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng, chất lượng giáo dục được cải thiện, một số mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn này đã đạt và vượt chỉ tiêu.
Về bảo đảm tiếp cận giáo dục cho các đối tượng học sinh phổ thông, mục tiêu chiến lược đặt ra là đến năm 2020 tỷ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học là 99%; THCS là 95%; 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương; 70% trẻ khuyết tật được đi học.
Thực tế triển khai đến năm học 2019-2020, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi cấp tiểu học là 99,35%; cấp THCS là 96%; vượt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ trẻ em khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận với giáo dục và tham gia học tập chủ yếu học hòa nhập tại các trường tiểu học và THCS tăng lên.
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đối với mầm non 97,6%, tiểu học 99,8%, THCS 99,1%, THPT 99,7%. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Năng lực sư phạm của phần lớn nhà giáo được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Cơ sở vật chất của giáo dục các cấp cũng được đầu tư, tăng số lượng phòng học, tăng lượng phòng kiên cố hóa.
Các mục tiêu và giải pháp cho giáo dục phổ thông thời gian tới phải đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019. Ảnh: PT
Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020, PGS.TS Lê Anh Vinh - Viện Phó Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết, nhiều mục tiêu đã đạt kết quả vượt chỉ tiêu đề ra.
Điển hình là tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non vượt 12% so với chỉ tiêu; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên đạt 98,92% năm 2020 (vượt 0,92% so với chỉ tiêu); tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 36 đạt 99,2% năm 2020 (vượt 0,2% so với chỉ tiêu).
Cơ hội tiếp cận giáo dục đã được cải thiện nhưng theo PGS.TS Lê Anh Vinh, vấn đề này vẫn còn hạn chế về quy mô và mạng lưới giáo dục chưa phát triển đồng đều.
Chất lượng giáo dục phổ thông giữa các vùng miền, các đối tượng còn chênh lệch. Năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên, năng lực quản lý và quản trị nhà trường của một bộ phận cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Vì thế, về định hướng mục tiêu và giải pháp cho giáo dục phổ thông trong chiến lược giáo dục giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045, GS.TS Phạm Hồng Quang, GĐ ĐH Thái Nguyên cho rằng, mục tiêu của Chiến lược phải tương đồng với Luật Giáo dục 2019.
Theo đó, mục tiêu của giáo dục được chuyển từ "đào tạo con người toàn diện" (theo Luật Giáo dục 2005) sang "phát triển toàn diện con người Việt Nam". Để hoàn thành mục tiêu này, ngoài ngành GD&ĐT, còn có trách nhiệm lớn của các địa phương trong đầu tư, quan tâm đến giáo dục đào tạo, trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội.
GS.TS Phạm Hồng Quang và nhiều hiệu trưởng trường phổ thông tham dự phiên họp đề xuất việc đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục, coi đây là giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, định hướng mục tiêu, giải pháp cho giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 là "mảnh ghép" quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam, nhằm thực hiện các nhiệm vụ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đáp ứng Luật Giáo dục 2019 và các yêu cầu mới.
Song song với việc đưa ra bộ chỉ số phát triển giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới đảm bảo đúng hướng, đúng mục tiêu, đúng chỉ đạo, phù hợp với hội nhập quốc tế, Thứ trưởng yêu cầu phải đưa ra chỉ số đột phá để thấy sự khác biệt của giáo dục Việt Nam so với thế giới.
Hai anh em dẫn đầu cuộc thi về Bác Trong cuộc thi trực tuyến Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ, có 2 thiếu nhi ở Đồng Nai, đã xuất sắc đứng đầu cuộc thi (đợt 1, bảng tiểu học) với những hiểu biết sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Hai anh em Ngô Quốc Thái và Ngô Quốc An - NVCC Sau 2...