Tin vịt: Sắp có hy vọng về lương
Nghe đồn, trước tình trạng lương thì đứng im nhưng giá cả leo thang chóng mặt, hiệp hội những người ăn lương thuần túy đã đề xuất ý kiến xin điều chuyển các vị chuyên làm giá ở các công ty xăng dầu, điện, nước, ga… sang phụ trách mảng lao động tiền lương.
Tai nạn nhưng gặp may
Hôm qua trên địa phận tỉnh K xảy ra một vụ giao thông tương đối nghiêm trọng, chiếc xuồng cao tốc chở 3 người đã đâm vào một chiếc ôtô đi ngược chiều. Rất may đó là chiếc xe cấp cứu của bệnh viện tỉnh nên 3 người đã được đưa tới viện luôn. Thật là trong cái rủi có cái may!
*
* *
Bệnh kỷ lục!
Hôm qua trên vận động thành phố đã diễn ra một trận đấu bóng kéo dài liên tục 32 giờ đồng hồ, không có nghỉ giải lao giữa hai CLB Hưu Trí nhằm để được lọt vào danh sách kỷ lục thế giới Guiness và gây quỹ mua bóng, trà đá. Trên thực tế, trận đấu kéo dài đến giờ thứ 31 thì dừng lại. Kết quả là không một ai trong hai đội đủ tỉnh táo nhớ nổi tỉ số là bao nhiêu bởi tất cả đều ngất xỉu. Còn các trọng tài, ban tổ chức cũng như khán giả đã ra về từ trước đó rất lâu.
*
* *
Video đang HOT
“Nuôi con bằng sữa mẹ” – Ngày hội đáng xem!
Tuần qua tại TP HCM đã diễn ra ngày hội “Nuôi con bằng sữa mẹ”, tham dự ngày hội có hơn 200 người mẹ trẻ có con dưới 6 tháng tuổi và cũng xấp xỉ 200 cô gái trẻ chưa chồng (tất nhiên cũng chưa có con) cùng đến để “thực hành” việc cho con bú theo hướng dẫn trực quan của bác sỹ. Sau khi được các cán bộ y tế phân tích những ưu điểm của sữa mẹ và việc nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách, gần 200 bà mẹ và 200 cô gái đồng loạt trình diễn cho con bú.
Theo thống kê của Tổ chức Nuôi con bằng sữa mẹ Thế giới (WABA-World Alliance Breastfeeding Action), hội thi đã thu hút rất đông… đàn ông tới xem.
Siêu mẫu H.A, đại sứ thiện chí Unicef cũng có mặt. Cô cho biết, bản thân mình cũng được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời nên người cô cái gì cũng dài: Chân dài, body dài, tóc dài và… răng dài.
*
* *
Định nghĩa mới về laptop
Một Viện nghiên cứu thuộc bộ C thực hiện đề tài cấp nhà nước 2011. Viện này muốn mua một số máy tính xách tay nhưng trong quy định lại không được mua, viện này đã lách luật bằng cách ghi trên chứng từ nội dung như sau: “Mua 08 thiết bị lập trình có bàn phím đi kèm giao diện người sử dụng LCD”.
*
* *
Mừng hụt
Hiệu trưởng trường tiểu học Q nhận được đơn xin vào trường của một học sinh nọ, trong đơn em này có khai bố mẹ đều làm ở ngân hàng lớn nhưng không nói cụ thể là ngân hàng nào. Nhận thấy đây là một đối tượng có “tiềm năng” nên vị hiệu trưởng đã nhanh chóng đồng ý mà không đòi hỏi một khoản “hoa hồng” nào với suy nghĩ “cơm không ăn thì gạo còn đó”. Sau khi học sinh này nhập học được vài tháng, hiệu trưởng gọi lên để hỏi thăm thì được học sinh này trả lời: “Bố mẹ đã làm ở ngân hàng lâu năm, nhưng không cố định ở một ngân hàng nào, ở đâu canh gác sơ sài là đến… làm việc”.
Comment: Từ lâu ở các thành phố lớn, nhiều trường tiểu học có hiện tượng nhận học sinh theo hồ sơ về cha mẹ chúng. Thiết nghĩ đây cũng là một bài học cần cảnh giác cho các trường.
Theo BĐVN
Nguy cơ lây bệnh từ đồ siđa
Đồ đạc đã qua sử dụng (còn gọi đồ siđa) có ưu thế rẻ, tiện dụng... nhưng nếu mua phải những sản phẩm chưa qua xử lý diệt khuẩn, nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm rất cao.
Ai sử dụng đồ siđa?
Với những người lao động, công nhân nghèo,... sử dụng một bộ quần áo trị giá vài trăm ngàn đồng là một lựa chọn xa xỉ, nhất là khi giá cả ngày càng leo thang, đồng lương lại đứng chững hoặc tuột dốc. Chính vì vậy, đa số những người này đã chọn cách mua đồ siđa từ các vỉa hè, hoặc những cửa hàng chuyên bán đồ cũ với giá khá rẻ, cỡ vài chục ngàn đồng, từ quần áo, giày dép, nón, kính mát... cho đến nón bảo hiểm đã qua sử dụng.
Ngoài ra, hiện còn có một xu hướng sử dụng đồ siđa khác khá phổ biến ở nhiều người ghiền đồ "độc" nhưng túi lại rỗng tiền. Vì vậy, họ săn lùng khắp các vỉa hè, cửa tiệm bán trang phục cũ, chọn mua những bộ cánh có kiểu dáng đẹp, lạ mắt. Những bộ trang phục này chỉ cần dùng vài ba lần, hoặc thậm chí một lần rồi bỏ luôn cũng chẳng tiếc tiền, vì có loại chỉ vài chục ngàn đồng một bộ.
Nhiều bệnh lây nhiễm trực chờ
Có nhiều nguồn cung ứng đồ siđa. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là từ người dùng khá giả. Với những người này, khi chán chê đồ đạc nào đó, họ sẽ mang bán rẻ hoặc đóng gói gửi làm từ thiện. Có người cẩn thận giặt giũ sạch sẽ, là ủi thẳng thớm.
Nhưng cũng có người vì vội hay vì sự thờ ơ đã để nguyên đồ bẩn. Những bộ quần áo chưa kịp giặt này có thể còn chứa nhiều vi khuẩn, cả các loại vi trùng từ bệnh tật của người chủ cũ. Chưa kể khi bày bán ở cửa tiệm, hoặc vỉa hè lâu ngày, bụi đường, chất bẩn xung quanh sẽ bám vào quần áo, sinh nấm mốc. Khi mua về, có người phải mặc một lần rồi mới chịu mang đi giặt. Bệnh tật có thể phát sinh từ những sự vội vàng như thế.
Tác nhân gây bệnh từ đồ siđa chia thành nhiều nhóm. Vi nấm là loại thường gặp nhất. Nấm từ quần áo bẩn, khi mặc vào, chúng dễ dàng xâm nhập qua da, ký sinh trên cơ thể người, gây các chứng bệnh truyền nhiễm nơi vùng bẹn, da đầu, và toàn thân.
Chẳng hạn như khi người dùng mua phải đôi giày của người bị nấm kẽ chân trước đó, xác suất bị các bệnh lây nhiễm rất cao. Các loại vi trùng cũng dễ dàng tấn công người dùng từ những bộ quần áo cũ. Nếu da bị trầy xước hoặc đang bị tổn thương nào bên ngoài, khi sử dụng quần áo cũ, có thể mắc nguy cơ các bệnh lây nhiễm như giang mai, lậu.
Ngoài ra, nếu các loại quần áo, giày dép, mũ nón... siđa vô tình chứa trứng của các loại ký sinh trùng như chấy, rận, ghẻ... Khi di chuyển lên da, tóc của người sử dụng, trứng sẽ sinh sôi, gây bệnh. Nguy cơ nhiễm bệnh còn không loại trừ với bệnh HIV, viêm gan B...
Theo TintucOnline