Tin vịt: Không nên cho nghỉ tết quá dài
Tết vừa đến mà đã nhận được rất nhiều tin về sự bất tiện do nghỉ tết dài ngày!
Bảo mẫu Điện Tử
Năm nay do các cháu học sinh nghỉ Tết dài nhưng bố mẹ lại được nghỉ ngắn hơn (học sinh nghỉ trước 3 ngày và tới trường trễ 4 ngày so với cha mẹ). Trước tết báo chí lại đăng mấy vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em ghê quá nên giờ nhiều nhà không dám gửi con vào các cơ sở tư, Tết gửi cũng đắt hơn bình thường, nên nhiều nơi các bậc cha mẹ lo cuống cuồng không biết làm cách nào. Nhiều người ước ao: Giá như làm một số cái “trại tập trung” nhốt các loại cháu lớn bé nhỡ vào đó. Đồ ăn sau Tết thì ê hề không lo đói, chỉ cần trang bị cho các cháu đầy đủ máy tính, iPad… để các cháu chơi games thì tốt biết mấy. Tuy nhiên khó nhất vẫn là các cháu còn bé quá, chưa biết chơi games thì vẫn cần có sự có mặt của các bảo mẫu… xịn
*
* *
Nhiều cụ già sụt cân sau Tết
Theo thống kê, Tết năm nay nhiều gia đình có ông bà sống ở những vùng quê cách các thành phố lớn chừng 200 km không có thời gian để gói bánh chưng và chuẩn bị cỗ tết vì trước đó con cái của họ đã gửi các cháu nội ngoại về nhờ ông bà trông rồi lên thành phố đi làm tiếp. Sau Tết ông bà lại phải bất đắc dĩ tiếp tục làm ô sin trông trẻ cho bố mẹ chúng đi làm. Chơi với các cháu vui thì vui thật nhưng trông vài đứa cháu nghịch như quỷ sứ cả ngày lẫn đêm thì mệt phờ râu trê, nhiều cụ ông cụ bà Tết này bị sụt đi cả mấy ký, nhiều cụ lăn ra ốm.
*
* *
Mạng xã hội cũng ngập tràn tranh luận nghỉ Tết
Năm nay cũng do tình trạng cha mẹ nghỉ Tết ít hơn con cái nên các trang mạng xã hội ngập tràn lời than phiền vì sự bất tiện này, tuy nhiên cũng có khá nhiều bình luận trái chiều. “Bắt trẻ con học nhiều thì ca thán là sao không có thời gian xả hơi cho các cháu. Bây giờ cho học sinh nghỉ nhiều thì lại kêu ca sao cho nghỉ nhiều thế? Đằng nào cũng nói được!” – Một cư dân mạng bình luận.
“Giả sử bây giờ cho bố mẹ nghỉ cùng thời gian với con em thì liệu họ có hết phàn nàn hay không? Tôi tin chắc câu trả lời là không bởi vì khi đó nhiều bậc phụ huynh sẽ kêu: Nghỉ nhiều thế này thì chết đói mất thôi. Thêm nữa bản thân họ cũng sẽ vô cùng “oải” khi phải trông trẻ dài ngày bởi họ không phải là người trông trẻ chuyên nghiệp. Vậy thì tốt nhất là mỗi nhà phải tự thu xếp thời gian cho mình, không thể có một phương án nào thỏa mản tất cả mọi gia đình được” – Một Facebooker khác viết.
*
* *
Công sở – Trại trẻ
Cũng do trẻ được nghỉ dài, nên trước và sau Tết năm nay người ta chứng kiến nhiều công sở, cơ quan nhà nước bị biến thành nhà trẻ bất đắc dĩ, do các bậc phụ huynh không có chỗ gửi con đã “tha” chúng đến nơi làm việc. Tuy có nhiều sếp ban đầu tỏ ra khó chịu nhưng lũ trẻ đông quá khiến họ cũng đâm ra vui lây. Chỉ có điều nhiều bố mẹ vừa làm việc vừa phải hò hét con cái, buổi trưa cũng phải chế biến đồ ăn cho chúng nên năng suất làm việc giảm hẳn.
*
* *
Cãi nhau vì trông con
Năm nay người ta cũng chứng kiến không khí bất hòa trong nhiều gia đình khi các bậc phụ huynh không gửi được con cái, vì vậy cha mẹ phải thay nhau nghỉ để trông con. Mà cuối năm thì công ty nào chẳng bận, mẹ đùn cho bố, bố đẩy cho mẹ, đã thế nhiều ông chồng lại còn “phát cáu” vì không thể nào trông được con mình, có nhiều lý do, nhưng có hai lý do chính: Một là nhiều ông bố nghĩ đây là việc của phụ nữ, họ coi việc phụ nữ trông con là “thiên chức”. Lý do thứ 2 là đàn ông thường rất vụng về, không biết dỗ dành, nấu nướng, cho trẻ ăn uống hoặc trông trẻ được như phụ nữ. Nhiều người còn buột miệng: Giá mà không có Tết!
Theo 24h
Tin vịt: Mừng tuổi sếp tết này
Tết, một trong những vấn đề đau đầu nhất của kiếp văn phòng là... mừng tuổi sếp?
Nịnh không quan sát
Có nhiều người rất thích nịnh sếp mọi lúc mọi nơi, tuy nhiên với lối nịnh thiếu tinh tế, nịnh không suy nghĩ đã khiến họ trở thành người xỏ xiên sếp. Anh Lượng, một trưởng phòng trẻ là một ví dụ. Đến nhà sếp chúc Tết, nhân chuyện đầu tóc, anh Lượng đã nịnh sếp như sau: "Sếp thật là trẻ lâu, U60 rồi mà tóc sếp vẫn chưa có sợi bạc nào...". Vừa nói đến đó thì anh Lượng giật mình vì biết đã lỡ lời, ông sếp của anh vốn hói trụi, trên đầu hầu như chẳng còn sợi tóc nào. Xong vụ đó thì anh Lượng lo ngay ngáy, cứ sợ ra Tết lại được điều xuống làm phó phòng... bảo vệ
*
* *
Nịnh quen mệng
Cùng phòng với anh Lượng có anh Tuấn cũng được đánh giá là một chuyên gia nịnh sếp. Hễ gặp mặt ở bất kỳ đâu thể nào sếp cũng được anh Tuấn hót cho vài câu rất mát ruột, không khen áo thì khen quần, không quần thì cà vạt... Nói chung cái miệng anh Tuấn luôn có những ứng xử rất nhanh chóng và đầy văn hóa. Tuy nhiên một "tai nạn" nịnh bợ gần đây đã làm sếp mất hết thiện cảm với anh, số là ngày đi làm đầu tiên của năm mới, gặp sếp trong toilet, anh Tuấn đã lấy lòng sếp bằng một câu "bốc mùi" như sau: "Ôi, em chào anh! Anh bận bịu như thế mà vẫn đích thân đi vệ sinh cơ ạ?!".
*
* *
Bí kíp phê bình sếp cuối năm
Cuối năm công ty nọ họp tổng kết. Đến phần góp ý phê bình cho sếp, biết tính sếp hay thù dai nhớ lâu nên cả công ty không ai dám ho he gì, chỉ toàn tán dương bốc sếp lên tận mây xanh. Bất ngờ vị chánh văn phòng dũng cảm đứng dậy và dõng dạc nói: "Mọi người đã khen quá nhiều, sau đây tôi xin mạnh dạn phê bình sếp ba khuyết điểm lớn mang tính trầm kha có hệ thống rất khó sửa. Một là: Sếp làm việc ngoài giờ quá nhiều gây tốn điện cho công ty. Hai là: Sếp tự trả lương, thưởng cho mình quá thấp. Ba là: Sếp không chịu giữ gìn sức khỏe, làm việc rất hiếm nghỉ ngơi, giải trí."
*
* *
Cách nhận phong bì Tết của các sếp ngày nay
Ngày Tết, ngoài việc các sếp thường được nhân viên đến nhà biếu xén quà cáp thì họ còn được các cá nhân, ban ngành khác xếp hàng lũ lượt đến trụ sở để biếu phong bì, đặc biệt là các tổng giám đốc hoặc thủ trưởng các bộ ngành. Nhiều người cho rằng khách khứa nhiều như thế sẽ khiến sếp mệt nhoài. Tuy nhiên đó là việc "lo bò trắng răng", các sếp bao giờ cũng thông minh hơn nhân viên. Để việc tiếp khách, nhận phong bì những ngày trước và sau Tết có hiệu suất cao thì các vị sếp này thường có một cách thức chung là cứ giả vờ chúi mặt vào màn hình máy tính làm việc. Khi nhân viên vào chúc Tết để lấy cớ biếu phong bì, sếp chỉ liếc qua một cái rồi ngắn gọn "Chúc Tết hả? Cảm ơn, mình bận quá, thông cảm nhé!". Thậm chí từ người biếu thứ 10 trở đi là sếp chỉ nói mỗi "cảm ơn" hoặc gật đầu ra hiệu. Chỉ cần như vậy là người biếu đủ hiểu phải đặt phong bì vào chỗ quy định và đi ra nhanh chóng để đến lượt người khác. Tất nhiên trên phong bì để lại người biếu không quên đề tên tuổi, chức vụ, đơn vị công tác, tâm tư nguyện vọng (nếu có)... Với cách này một ngày sếp có thể tiếp hàng trăm người mà khỏe re, rất năng suất, hiệu quả cao và lại không mang tiếng, vì sếp đâu có nhận quà cáp gì tận tay, chẳng qua anh em người ta "để quên" thôi mà.
*
* *
Tại sao không chuyển khoản?
Nhiều người thắc mắc đặt ra câu hỏi: Tại sao Tết nhất cứ phải đến gặp sếp trực tiếp biếu quà, biếu phong bì, vừa mất thời gian của sếp và thời gian của người biếu. Trong khi chỉ cần số tài khoản chuyển xoạch cái là xong. Câu trả lời rất đơn giản là: Việc chuyển tiền qua tài khoản sẽ sinh ra "vết". Khi số tiền trong tài khoản của sếp quá nhiều (do có quá nhiều người chuyển khoản) thì sếp lại phải giải trình, nộp thuế thu nhập đặc biệt... không khéo còn bị tịch thu sung công vì nguồn gốc không rõ ràng. Chính vì vậy mà phương pháp biếu quà, biếu phong bì cho sếp bao năm nay chẳng phát triển được tẹo nào, có chăng nó chỉ nâng cấp từ nhẹ lên nặng, từ mỏng lên dầy.
*
* *
Nhốt các sếp lại để tránh tiêu cực ngày Tết?
Gần đây nhà nước chỉ có quy định cấm tặng quà Tết cho sếp. Nên nhiều người cứ nghĩ đơn giản rằng cứ giám sát hoặc nhốt các sếp lại mấy ngày Tết là hết tiêu cực. Tuy nhiên trên thực tế đây là một suy nghĩ rất ấu trĩ, bởi chỉ có quy định cấm tặng quà Tết cho sếp chứ không cấm tặng quà cho vợ sếp hoặc người nhà của sếp.
Theo 24h
Tin vịt: Rượu bia, lại có "tin tức cười" Vì tin vịt lần hôm qua có nhiều người tin quá nên Cử Tạ quyết định... viết thêm. Kết luận về rượu Kết luận của một nhóm các nhà hóa học nghiệp dư kiêm chuyên gia phân tích rượu sau một thời gian dài thử nghiệm "lâm sàng" trên cơ thể người: Sở dĩ rượu Êtylic nằm trong nhóm phenol là bởi khi...