Tin tức tiêu cực lan tràn vì độc giả phản ứng mạnh với chúng
Nghiên cứu mới đây của ba tác giả: Stuart Soroka (đại học Michigan), Patrick Fournier (đại học Montreal) và Lilach Nir (đại học Jerusalem) đã nhận thấy rằng, một trong những lí do chính khiến các tờ báo, tạp chí đăng tải nhiều nội dung tiêu cực là vì…. độc giả.
Theo nghiên cứu, độc giả thường có xu hướng phản ứng dữ dội hơn, bày tỏ cảm xúc cá nhân nhiều hơn khi đọc những tin tức mang tính tiêu cực.
Nghiên cứu được thực hiện tại 17 quốc gia, với hơn 1.000 người tham gia, có một khái niệm tâm lý gọi là “thiên kiến tiêu cực” (negative bias), ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận thông tin khi theo dõi tin tức, đọc báo, xem clip thông tin của con người.
Trong báo cáo nghiên cứu, có đề cập tới một xu hướng báo chí đã trở nên rất quen thuộc, tạm gọi là “không có lửa thì làm sao có khói”. Nó đánh trực tiếp vào sự tò mò của độc giả, khi những người làm báo chí đào sâu vào một chủ đề mang tính tiêu cực, như một scandal hay một vụ án để kích thích lượt người xem.
Video đang HOT
Tin tức tiêu cực lan tràn vì độc giả phản ứng mạnh với chúng
Hệ quả là, cứ mỗi lần có một sự vụ nào đó, có rất nhiều trang với những hướng khai thác nội dung khác nhau. Đó chính là nguyên do mà hiện nay những tin tức mang tính tích cực, khiến con người có thêm niềm tin vào cuộc sống ngày càng ít dần.
Vì chúng bị thế chỗ bởi những bài viết thu hút sự chú ý và đánh vào thiên kiến tiêu cực của độc giả. Chính độc giả hầu hết muốn xem những tin tức tiêu cực, và phía truyền thông đơn thuần chỉ đang chiều lòng độc giả để thu về lượt view mà thôi.
Nghiên cứu chỉ ra độc giả phản ứng mạnh hơn với tin tiêu cực
1.156 người tham gia thử nghiệm đã được cho ngồi xem 7 đoạn clip ngắn tin tức trên truyền hình, đeo tai nghe cách âm để theo dõi nội dung, và có cảm biến đo huyết áp, nhịp tim (HRV) và mức độ dãn da trên cơ thể (nSCL). Đây gần như là cách tốt nhất để phát hiện người xem phản ứng mạnh hơn với dạng tin tức nào.
Hai con số này sau đó được dùng để tính toán mức độ tác động của tin tức lên cơ thể con người. Họ phát hiện ra rằng, tin tức càng mang tính tiêu cực, tác động lên cơ thể càng rõ rệt, nghĩa là con người phản ứng mạnh hơn, có sự chú ý cao hơn với những tin không vui vẻ. Sai số của thông số này ở từng quốc gia không sai khác quá nhiều, từ Trung Quốc đến Mỹ cho tới các quốc gia châu Âu có người tham gia thử nghiệm.
Theo công luận
20 quốc gia ký thỏa thuận chống tin tức giả
Ngày 26-9, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 74, 20 quốc gia đã ký một thỏa thuận nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan tin giả trên mạng internet.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói: "Sự nổi lên của không gian kỹ thuật số toàn cầu đang làm thay đổi thế giới thông tin, mang lại tiến bộ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro".
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh, tin tức sai sự thật trên mạng internet, đặc biệt trong các chiến dịch bầu cử, đã làm suy giảm niềm tin đối với các thể chế dân chủ.
Các bên tham gia ký kết thỏa thuận này đã cam kết tăng cường thông tin "được đưa một cách độc lập, đa dạng và tin cậy" trên mạng internet, theo một hiệp định được sáng kiến bởi tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF).
Thỏa thuận này nêu rõ trách nhiệm của những người cung cấp thông tin trên internet nhằm tăng cường những nội dung có giá trị để thoát khỏi tình trạng "hỗn loạn thông tin" hiện nay.
Tuần trước, mạng xã hội Twitter đã xóa bỏ hàng nghìn tài khoản trên toàn thế giới có hành vi lan truyền thông tin giả, trong đó có một số thông tin thổi phồng thông điệp giả ủng hộ A-rập Xê-út như một phần của cuộc chiến tranh tuyên truyền trong khu vực.
Hồi tháng 8 vừa qua, Facebook cũng đã gỡ bỏ nhiều tài khoản tại Ai Cập, A-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vì đăng tải những thông tin sai sự thật, trong bối cảnh những công ty mạng xã hội lớn nỗ lực ngăn chặn hành vi này.
Theo nhân dân
Mỹ nghiên cứu đào tạo trí tuệ nhân tạo theo hướng giống với trí tuệ người Theo EurekAlert, các kỹ sư ở Đại học Michigan, Mỹ, đã giới thiệu một cơ chế đào tạo trí tuệ nhân tạo mới cho phép trí tuệ nhân tạo phát triển theo cách tương tự như trí tuệ con người. Tiến sĩ Anselmo Pontes, tác giả chính của công trình nghiên cứu Các nhà khoa học giải thích rằng nhân loại hiểu biết...