Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa… rồi bán đồng nát

Theo dõi VGT trên

Liệu có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách “ Công nghệ giáo dục”; Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm mua sách… rồi bán đồng nát; Sẽ không giao địa phương tự chấm thi THPT 2019… là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.

Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát - Hình 1

Liệu có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách “Công nghệ giáo dục”?

Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát - Hình 2

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng có lợi ích nhóm đằng sau chuyện sách “Công nghệ giáo dục” bị “đánh hội đồng”, ông giải thích, từ năm 2019, nhằm xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa, nhiều bộ sách của các đơn vị khác nhau, sau khi được Hội đồng Thẩm định quốc gia thông qua cũng sẽ trở thành sách giáo khoa để đưa vào nhà trường giảng dạy.

Trong khi đó, sách “Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục” của ông hiện đang có 800.000 học sinh trong cả nước sử dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của những nhóm làm sách khác.

Còn PGS-TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho rằng, nếu thật sự có lợi ích nhóm trong việc làm sách giáo khoa và những tranh cãi về “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại, học sinh sẽ là người chịu thiệt thòi, vì không được học bộ sách giáo khoa tốt nhất. Xem chi tiết tại đây.

Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm mua sách… rồi bán đồng nát

Tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục sửa đổi, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, tính trung bình, mỗi năm phụ huynh chi 1.000 tỉ đồng để mua SGK. Tuy nhiên, nhiều sách sang năm không được sử dụng hoặc chỉ sử dụng để… bán đồng nát.

Nguyên nhân gây nên tình trạng lãng phí trên được chỉ ra là do những quyển sách được thiết kế có phần bài tập đi kèm học sinh phải điền vào phần bài giải. Xem chi tiết tại đây.

Sẽ không giao địa phương tự chấm thi THPT 2019

Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát - Hình 3

Lãnh đạo Bộ GDĐT cho biết, để khắc phục những tồn tại của kỳ thi THPT 2018, trong kỳ thi THPT 2019 sẽ có những nội dung nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi.

Trong đó, sẽ tăng cường công tác tập huấn cho giáo viên, giảng viên coi thi, chấm thi. Đặc biệt, công tác chấm thi có sự điều chỉnh. Giáo viên chấm thi, giảng viên đại học địa phương sẽ không coi thi, chấm thi ở địa phương mình, để đảm bảo khách quan. Xem chi tiết tại đây.

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm

Theo nội dung thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành, nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc.

Các cơ sở không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo…

Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và thủ trưởng cơ sở giáo dục vi phạm quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Xem chi tiết tại đây.

T.THẾ

Theo laodong.vn

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói ông quyết "lôi ra ánh sáng" lợi ích nhóm muốn xóa sổ Công nghệ Giáo dục và trường Thực nghiệm, cũng như để độc quyền sách giáo khoa.

GS Hồ Ngọc Đại nói về Công nghệ Giáo dục và đánh vần 'tròn, vuông' GS Hồ Ngọc Đại giải thích việc phân biệt rõ âm và vần trong dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1. Ông cũng khẳng định chương trình Công nghệ Giáo dục sẽ thay thế cách dạy cũ.

Cùng với GS Ngô Bảo Châu, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là học sinh khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm, Hà Nội.

Ông Hiếu cho rằng có lợi ích nhóm đằng sau vụ tranh luận trên mạng xã hội với những lời lẽ phản cảm chỉ trích chương trình Công nghệ Giáo dục những ngày qua.

Ông kiên quyết "lôi ra ánh sáng" những ý đồ đen tối nhằm vào trường Thực nghiệm và cá nhân GS Hồ Ngọc Đại để trục lợi.

Tự hào về trường thực nghiệm

- GS Hồ Ngọc Đại cho biết khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm có ông và GS Ngô Bảo Châu. Kỳ một của năm lớp 1, học sinh không học chữ mà chỉ học về ô vuông và hình tròn. Ông có thể chia sẻ thêm về sự khác biệt này?

- Có những khái niệm tôi đã quên vì thời gian trôi qua quá lâu rồi. Nói chung, cách học Tiếng Việt của trường Thực nghiệm có sự khác biệt.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại - Hình 1

PGS Nguyễn Lân Hiếu là thế hệ học trò đầu tiên của trường Thực nghiệm. Ảnh: Phượng Nguyễn.

Khi các bạn học đánh vần từng từ, chúng tôi học thơ lục bát. Chúng tôi học âm trước, đến chữ rồi mới ghép vần. Cách tiếp cận này trở nên lạ lùng với những ai học chữ bằng đánh vần.

Thơ lục bát có 6 âm ở câu trên và 8 âm ở câu dưới, với nguyên tắc âm thứ 6 của câu trên đồng với âm thứ 6 của câu dưới.

Mỗi chữ cái đều có tên gọi. Ví dụ, "c" đọc là xê (vitamin C), đó là tên của chữ cái đó. Nhưng âm phát ra khi đọc nó là "cờ". Đó chính là sự khác biệt giữa âm và chữ.

Để dễ hiểu, tôi xin lấy ví dụ: Chữ "q" và "k" tên là "quy" và "ca", khi đánh bài, ta vẫn gọi là quy cơ, ca bích... Nhưng âm của nó phát ra khi ghép vào từ thì vẫn là "cờ"...

Đó là về mặt nguyên lý khoa học, còn về thực tế, chúng tôi - những học sinh Ái Hữu Thực Nghiệm - là bằng chứng rõ ràng nhất.

- Ông và GS Ngô Bảo Châu cùng những học sinh khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm học như thế nào?

- Tôi và GS Ngô Bảo Châu học cùng từ lớp 1 đến lớp 4, nhà gần nhau nên đi học cùng bến xe bus. Chúng tôi thân nhau từ đó đến giờ. Mọi vui buồn trong cuộc đời thường chia sẻ với nhau.

Khi vào trường, khóa chúng tôi có 4 lớp, sau đó giảm còn 2 lớp A và B. Tôi vẫn nhớ hôm thi "đầu vào", cô giáo hỏi con voi hay con lợn to hơn. Tôi trả lời con lợn to hơn vì mới chỉ nhìn thấy con lợn "tăng gia" của mẹ béo phệ trong chuồng, chứ chưa biết con voi thế nào. Vậy mà vẫn đỗ.

Chúng tôi học trong hoàn cảnh rất khó khăn, phải chung với trường Kim Đồng. Lớp học rất cũ, giờ ngủ trưa, cả nam và nữ nhồi nhét vào mấy cái giường ọp ẹp ở cuối lớp. Bạn nào may mắn nhất được ngủ một mình trên... bàn.

Chúng tôi cũng dùng chung sân trường với toàn đất và cát. Học sinh lớp 1 Thực nghiệm bị "ma cũ" lớp 5 trường Kim Đồng bắt nạt. Nhưng rất nhanh sau đó, chúng tôi đã "cân bằng" được vì có tinh thần tập thể.

Ngày ấy, tiểu thuyết mê nhất của tôi là "Những ngọn cờ trên tháp" của Nga kể về nhiều cậu bé có hoàn cảnh đặc biệt, được tập trung học trong trường giáo dưỡng, suốt ngày nghịch ngợm nhưng vẫn trở thành người tử tế của xã hội.

- Công nghệ Giáo dục, trường Thực nghiệm và tư tưởng giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ảnh hưởng đến ông như thế nào?

- Triết lý đơn giản của GS Hồ Ngọc Đại là cần cho trẻ em phát triển tự nhiên theo hướng vốn có. Triết lý ấy đi cùng tôi theo năm tháng.

Tôi luôn làm những điều mình cho là đúng và không "thỏa hiệp" hay "tặc lưỡi" với những cái mình không chấp nhận được. Các bạn tôi cũng vậy nên nhược điểm lớn nhất của chúng tôi là hay tranh luận và rất cứng đầu. Ở lĩnh vực theo đuổi, chúng tôi thường quyết đi đến tận cùng.

Nếu lấy tiêu chuẩn thành công của xã hội về tiền bạc, địa vị, chúng tôi không nổi bật, nhưng đều rất mạnh trong chuyên môn và là những người tử tế.

Tôi tự hào về mái trường của mình và tự hào vì có những người bạn tri kỷ. Các bạn tôi là bằng chứng rõ ràng nhất cho một phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm.

Các bạn thật tuyệt vời, khi "cơn bão" tấn công đột ngột đến, chưa một phút nào họ bị lung lay niềm tin vào lẽ phải luôn tồn tại. Hình ảnh của trường trong tôi là những gương mặt thân quen của thầy, cô và bạn bè như một đại gia đình ấm áp.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại - Hình 2

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là Phó giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội từ năm 2017. Ảnh: NVCC.

Điều tốt lành trong cơn bão

- Từ phụ huynh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm xin học cho con đến cộng đồng mạng, dư luận xôn xao về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, ông có suy nghĩ gì?

- Có nhóm lợi ích đứng sau việc này. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt để xã hội tìm hiểu một phương pháp giáo dục đã tồn tại 40 năm, qua bao thăng trầm nhưng vẫn khẳng định được hiệu quả của nó.

Không giống các môn khoa học khác, bằng chứng trong giáo dục không đong đếm được chính xác bằng xác suất thống kê. Không phải tỷ lệ tốt nghiệp cao là khẳng định đào tạo được người có ích cho xã hội. Bằng chứng ấy cần thời gian, sự hài lòng của nhiều lứa học sinh và phụ huynh và hơn cả là cần tạo ra sáng tạo, không dập khuôn, giáo điều.

Thêm một điều tốt trong "cơn bão" này là cách tiếp cận với tranh luận văn minh đã nhen nhóm trong thế giới ảo. Tôi thực sự cảm ơn những bình luận, bài viết đầy tính khoa học ở cả 2 phía, cũng như những status nhiều cảm xúc của học sinh và cựu học sinh, phụ huynh và cựu phụ huynh trường Thực nghiệm.

Các bình luận miệt thị, chửi bới vẫn còn, nhưng đã giảm rõ rệt. Đây là tín hiệu mừng, phần nào cho thấy sự tiến bộ của xã hội.

- Khi dư luận có phản ứng trái chiều về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, cộng đồng học sinh, phụ huynh Thực nghiệm đã có hành động gì giúp họ hiểu, cũng như bảo vệ tên tuổi ngôi trường này?

- Trong status đầu tiên, tôi viết những suy nghĩ của mình, không phải với tư cách đại biểu Quốc hội. Đây là phát biểu từ tâm của một cựu học sinh Thực nghiệm khóa 1.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại - Hình 3

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng học sinh Thực nghiệm luôn vững niềm tin vào lẽ phải luôn tồn tại . Ảnh: Phượng Nguyễn.

Còn status thứ hai, tôi muốn nhắc nhở những người có ý đồ đen tối rằng chúng tôi sẵn sàng tìm ra sự thật bằng sự đoàn kết của những người đã hiểu và yêu phương pháp giáo dục này.

Ở đó, tôi viết mình là bác sĩ, nhưng cũng là giảng viên gần 20 năm. Tôi dạy học sinh dựa trên y học bằng chứng (evidence based medicine). Tôi không khuyến khích học sinh coi những gì mình nói là chân lý, mỗi người có suy luận riêng, nhưng xin hãy tôn trọng những đóng góp với mục đích làm cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là đại biểu Quốc hội, Phó giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội từ năm 2017, chuyên gia tim mạch có nhiều cống hiến cho nền Y học Việt Nam.

Ông sinh năm 1972 trong một gia đình trí thức, là con GS Nguyễn Lân Dũng, cháu ngoại cựu Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, cháu nội nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân.

7 cột mốc lịch sử phát triển giáo dục sau 1975 của Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, năm 1981 cải cách giáo dục lần thứ ba, cả nước thống nhất học sách cải cách, duy chỉ có trường Thực nghiệm Công nghệ Giáo dục học sách của GS Hồ Ngọc Đại.

Thứ hai, năm 1986, nhận thấy có năm tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS Hồ Ngọc Đại.

Thứ ba, năm 2000, Bộ GD&ĐT thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước theo chương trình 2000. Sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.

Thứ tư, năm 2006, ngành giáo dục phát hiện nạn "ngồi nhầm lớp" diễn ra phổ biến, có học sinh sáng học lớp 6 chiều học lớp 1 để tập đọc. GS Hồ Ngọc Đại đưa sách Công nghệ Giáo dục trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: "Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số".

Thứ năm, năm 2008, Bộ GD&ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh.

Thứ sáu, năm 2013, Bộ GD&ĐT bỏ thuật ngữ "thí điểm", tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục được xem là phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn.

Thứ bảy, năm 2016 đã có 48 tỉnh tham gia.

Năm 2018, một phong trào "tấn công" phương pháp học tiếng Việt của thầy Đại với việc đánh tráo khái niệm thành sửa chữ tiếng Việt (của PGS Bùi Hiền) diễn ra rầm rộ và bài bản.

Tôi tôn trọng sự tranh luận nhưng tôi cũng quyết "lôi ra ánh sáng" nếu có những lợi ích đằng sau việc xóa sổ Công nghệ Giáo dục với ngôi trường ở "mảnh đất vàng" Liễu Giai, Hà Nội; hay phục vụ mục đích độc quyền bán sách giáo khoa ở Việt nam.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại - Hình 4

Học sinh khóa 1 trường Thực nghiệm năm 1978 về thăm GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: NVCC.

- Suốt 40 năm thăng trầm, ông có trăn trở gì cho Công nghệ Giáo dục ở Việt Nam?

- Trước đó 6 tháng, tôi đã chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT về chương trình thực nghiệm như sau: "Tại sao một đề tài 40 năm mà sao chưa có kết luận thành công hay thất bại?", "Tại sao mô hình đã thu được những thành công và được xã hội đánh giá cao nhưng lại chưa được đánh giá cao và nhân rộng?".

Tôi rất mong nhận được câu trả lời của bộ trưởng trong thời gian tới.

Giáo viên giải thích phương pháp đánh vần 'vuông, tròn, tam giác' Thầy giáo Nguyễn Thành Nam giải thích cách đánh vần theo phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại.

Những ngày qua, cư dân mạng tranh cãi nảy lửa sau khi một clip về cô giáo dạy học trò đánh vần theo phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại được đăng tải.

Theo nội dung video, cô giáo hướng dẫn học sinh đọc câu thơ: "Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ" bằng cách nhìn vào dấu chấm, ô vuông.

Nhiều người chỉ trích tác giả của sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục khá nặng nề dù chưa tìm hiểu kỹ. Một số chuyên gia giáo dục thông tin Công nghệ Giáo dục từng được áp dụng trên nhiều nước trên thế giới từ hàng trăm năm nay.

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định sau 2 vòng thẩm định, hội đồng thẩm định quốc gia đã đánh giá sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cướiThợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới00:50Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thậtShipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật02:16Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!03:18Xôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãiXôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãi00:33"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thămVừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc độngNhững món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lờiNgười đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Anh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều nàyAnh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều này02:28

Tin đang nóng

Hồng Vân ngỡ ngàng trước chuyện tình của cặp vợ chồng từng ly hônHồng Vân ngỡ ngàng trước chuyện tình của cặp vợ chồng từng ly hôn
06:13:10 23/11/2024
Bố muốn chia đất cho con riêng của mẹ kế, anh cả liền phản đối, sau khi nghe chuyện bố kể, anh ấy không dám ngồi cùng bàn với mẹ nữaBố muốn chia đất cho con riêng của mẹ kế, anh cả liền phản đối, sau khi nghe chuyện bố kể, anh ấy không dám ngồi cùng bàn với mẹ nữa
06:04:54 23/11/2024
Skinship chấn động MAMA: Cái chạm của Bruno Mars khiến Rosé "xịt keo"Skinship chấn động MAMA: Cái chạm của Bruno Mars khiến Rosé "xịt keo"
07:07:46 23/11/2024
Xin chồng 10 triệu để trả nợ, anh đập bàn quát tôi "ăn hoang phá hoại" rồi bảo tôi tự kiếm tiền mà trảXin chồng 10 triệu để trả nợ, anh đập bàn quát tôi "ăn hoang phá hoại" rồi bảo tôi tự kiếm tiền mà trả
06:02:06 23/11/2024
Bán đất mua xe bạc tỷ, cả nhà chỉ trích bảo tôi "khùng", riêng tôi lại hối hận: "Sao mình không mua xe sớm hơn?"Bán đất mua xe bạc tỷ, cả nhà chỉ trích bảo tôi "khùng", riêng tôi lại hối hận: "Sao mình không mua xe sớm hơn?"
05:55:55 23/11/2024
Mẹ vợ vừa khóc vừa xách va ly hành lý rời đi, tôi hổ thẹn nhìn theo chứ không dám ngăn cảnMẹ vợ vừa khóc vừa xách va ly hành lý rời đi, tôi hổ thẹn nhìn theo chứ không dám ngăn cản
05:53:09 23/11/2024
NSND Minh Vương: "Tôi né mũi kiếm đó không kịp, đứt ngang mặt"NSND Minh Vương: "Tôi né mũi kiếm đó không kịp, đứt ngang mặt"
06:46:33 23/11/2024
Một nữ NSƯT tiết lộ điều đau lòng nhất khi ở nước ngoàiMột nữ NSƯT tiết lộ điều đau lòng nhất khi ở nước ngoài
06:41:16 23/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư thuận lợi trong sự nghiệp

Tử vi ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư thuận lợi trong sự nghiệp

Trắc nghiệm

09:58:42 23/11/2024
Về công việc, mọi thứ sẽ diễn ra khá suôn sẻ, bạn có thể tìm ra những giải pháp sáng suốt cho những vấn đề khó khăn mà trước đó tưởng chừng như không thể giải quyết.
6 cách đơn giản giảm triệu chứng ốm nghén

6 cách đơn giản giảm triệu chứng ốm nghén

Sức khỏe

09:57:29 23/11/2024
Ốm nghén là triệu chứng hoàn toàn bình thường khi mang thai. Mặc dù chưa có cách chữa trị dứt điểm nhưng mẹ bầu có thể thử giảm bớt cơn buồn nôn bằng một số cách trên và các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà.
Black Myth: Wukong nhận giải thưởng game hay nhất năm, hứa hẹn tung nội dung "bất ngờ" dịp cuối năm

Black Myth: Wukong nhận giải thưởng game hay nhất năm, hứa hẹn tung nội dung "bất ngờ" dịp cuối năm

Mọt game

09:55:30 23/11/2024
Các fan Black Myth: Wukong có lý do để ăn mừng và háo hức trước chiến tích mới này. Đối với nhiều game thủ, Black Myth: Wukong chắc chắn là một trong những tựa game hay nhất năm 2024.
Trên 50 tuổi, ăn ngay 6 thực phẩm ít calo để giữ dáng thon gọn

Trên 50 tuổi, ăn ngay 6 thực phẩm ít calo để giữ dáng thon gọn

Làm đẹp

09:40:53 23/11/2024
Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất và mâm xôi giàu chất xơ, dinh dưỡng và ít carbohydrate, giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa tăng cân.
Cát xê không ngờ của Thùy Tiên

Cát xê không ngờ của Thùy Tiên

Hậu trường phim

09:24:28 23/11/2024
Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng đang là dự án điện ảnh nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng khi khai thác đề tài yếu tố linh dị trong văn hoá dân gian.
Phim 18+ Nữ Hoàng Ayodhaya: Quốc bảo nhan sắc có bầu lần 2 gây sốc nặng

Phim 18+ Nữ Hoàng Ayodhaya: Quốc bảo nhan sắc có bầu lần 2 gây sốc nặng

Phim châu á

09:20:15 23/11/2024
Jinda yêu Wamon nhưng vì quyền lực chính trị mà phải chấp nhận cảnh dâng mình cho vua . Vậy nên, dù đã là phi tần nhưng Jinda vẫn ra ngoài.
Khoảnh khắc Thủy Tiên lạc lõng giữa dàn mỹ nhân Vbiz, phải chăng người đẹp đang bị "cô lập"?

Khoảnh khắc Thủy Tiên lạc lõng giữa dàn mỹ nhân Vbiz, phải chăng người đẹp đang bị "cô lập"?

Sao việt

09:12:14 23/11/2024
Nhìn bức hình do team qua đường chia sẻ, nhiều cư dân mạng liền đặt nghi vấn về chuyện phải chăng Thủy Tiên đang bị những người đẹp khác ngó lơ .
Sao Hàn 23/11: Rosé, Bruno Mars gây sốt ở MAMA, Song Hye Kyo đón tuổi mới bất ổn

Sao Hàn 23/11: Rosé, Bruno Mars gây sốt ở MAMA, Song Hye Kyo đón tuổi mới bất ổn

Sao châu á

09:02:43 23/11/2024
Rosé và Bruno Mars trở thành tâm điểm chú ý tại MAMA 2024; Song Hye Kyo đón tuổi mới bất ổn khi phải khoá bình luận để tránh những lời lẽ khiếm nhã.
Đối tượng ngáo đá, cướp xe ô tô, vô cớ lao vào nhà dân giết người

Đối tượng ngáo đá, cướp xe ô tô, vô cớ lao vào nhà dân giết người

Pháp luật

09:00:47 23/11/2024
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Tổng thống Nga bình luận về hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới Oreshnik

Tổng thống Nga bình luận về hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới Oreshnik

Thế giới

08:27:18 23/11/2024
Cũng tại buổi họp trên, Tư lệnh lực lượng tên lửa Nga, ông Sergey Karakayev thông báo tên lửa siêu vượt âm mới có tên gọi của nước này có thể tiếp cận các mục tiêu trên toàn bộ châu Âu.
Bức ảnh 'cổng trời' tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội

Bức ảnh 'cổng trời' tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội

Du lịch

07:53:34 23/11/2024
Bức ảnh cổng trời tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?