Tin thế giới: Nga sẽ ra tay ‘giải cứu’ bán đảo Triều Tiên
Ngày 25.12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Mỹ và Triều Tiên khởi động đàm phán, đồng thời khẳng định Nga sẵn sàng dàn xếp cho tiến trình thương lượng này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Lâu nay, Nga luôn kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng tổ chức đối thoại nhằm giảm những căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Nga Li Hui khẳng định, vấn đề Triều Tiên không thể được giải quyết bằng biện pháp quân sự, bởi điều này chỉ làm vấn đề hiện tại trầm trọng hơn. Đại sứ Lý nhấn mạnh, gốc rễ của vấn đề Bán đảo Triều Tiên nằm ở sự thiếu tin tưởng lẫn nhau và các bên cần phải nỗ lực để thúc đẩy lòng tin
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 25.12 cho biết những nỗ lực của Triều Tiên nhằm giành vị thế hạt nhân là nguy hiểm và Nga sẽ không chấp nhận thông qua điều này.
Phát biểu với hãng RIA Novosti, quan chức ngoại giao hàng đầu Nga khẳng định: “Dĩ nhiên, chúng tôi quan ngại sâu sắc về tham vọng của Triều Tiên nhằm giành vị thế hạt nhân. Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận hoặc thông qua điều này. Những động thái của Bình Nhưỡng trong hướng đi này có nguy cơ làm suy yếu cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. Trong khi tình hình hiện tại trên bán đảo Triều Tiên căng thẳng, những động thái như vậy thực sự nguy hiểm”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Lavrov cũng nhắc lại rằng Nga, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), nhiều năm qua đã tham gia quá trình soạn thảo các nghị quyết liên quan ngăn chặn quốc gia bị cô lập này thực hiện các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo.
Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Nga đã đề xuất kế hoạch từng giai đoạn giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Hồi tháng 6.2017, trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, lần đầu tiên ông Igor Morgulov Thứ trưởng Ngoại giao Nga đã nói về nội dung tóm lược của “bản đồ lộ trình” này. Giai đoạn thứ nhất của “lộ trình”, đôi khi được gọi là “đóng băng kép”, dự trù giảm bớt căng thẳng quân sự: CHDCND Triều Tiên từ bỏ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân mới, song hành là giảm quy mô và cường độ sau đó ngừng hẳn các cuộc tập trận chung của Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Theo Danviet
Tin thế giới: Kim Jong Un nói dối cả thế giới; coi lệnh trừng phạt mới là chiến tranh
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dường như đang nói dối thế giới về kết quả thử nghiệm tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên, DailyStar ngày 24.12 dẫn lời một chuyên gia nhận định.
Triều Tiên hồi cuối tháng 11 đã bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM vào vùng biển Nhật Bản và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cảnh báo nó có khả năng tấn công vào đất liền Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Robert A. Manning, thành viên cao cấp tại Hội đồng Atlantic, tin rằng mối đe dọa đã được phóng đại.
Ông Robert nói với Daily Star Online rằng: "Việc bắn tên lửa là một điều và bắn nó theo chiều dọc với một đầu đạn hạt nhân lại là chuyện khác và chỉ có Chúa mới biết trọng lượng thực của nó. Đây là điều rất khó, không có nhiều nước thành công trong việc thực hiện nó".
Chuyên gia Robert nhận định: "Có thể họ vẫn còn ít nhất một hai năm nữa nếu không có ICBM hoạt động đáng tin cậy'.
Tuy vậy, ông David Wright, đồng giám đốc của Chương trình an ninh toàn cầu tại Liên minh các nhà khoa học liên quan (UCS), tin rằng quả bom ngày 3.9 của Triều Tiên thực sự là "một quả bom H ".
Robert Manning cũng cảnh báo rằng các cuộc tập trận quân sự do Mỹ và các đồng minh thực hiện có thể làm tăng vị thế của Kim Jong Un.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai hàng ngàn quân và 230 máy bay chiến đấu đến bán đảo Triều Tiên khi ông tập dượt cho chiến tranh với Bình Nhưỡng.
Các cuộc tập trận Mỹ -Hàn càng làm tăng vị thế của Kim Jong Un?
Kim Jong Un cũng đã tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm hạt nhân trong năm nay, trong đó có vụ nổ bom hydro. Triều Tiên có kho dự trữ từ 2.500 tấn đến 5.000 tấn vũ khí hóa học sẵn sàng cho các cuộc xung đột.
Vào ngày 22.12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nhiều biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa ngày 29.11.
Ngày 24.12, Triều Tiên đã lên tiếng phản ứng về nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên bác bỏ nghị quyết trên, cho rằng các biện pháp trừng phạt mới là "hành động chiến tranh" và là động thái phong tỏa toàn diện kinh tế Triều Tiên.
Không ai biêt chinh xac mức độ phụ thuộc của Triều Tiên vào quan hê thương mại vơi nước ngoài, theo môt sô ươc tinh, chi sô nay la ít hơn 20%. Ngoài ra, Triều Tiên đang bị trừng phạt trong nhiều năm nay và biết cách lợi dụng một số sơ hở trong lênh trưng phat.
Gần đây đa xuât hiên nhưng thông tin mâu thuẫn tư Triều Tiên: một mặt co tin vê viêc tăng giá hàng hóa tiêu dùng, mặt khác trong năm 2017 Triều Tiên gia tăng khôi lương nhập khẩu nhưng "món ngon" như sô cô la và bia. Thêm vào đó, vao thang 11 năm nay giá ngũ cốc trên thị trường Triều Tiên thấp hơn so với năm trước, điêu đo cho thấy răng, vụ mùa năm nay có kết quả tốt. Hiên nay CHDCND Triều Tiên không bi đe dọa bơi nạn đói khung khiêp như đa tưng xay ra vao những năm 1990.
Mặc dù nền kinh tế hồi phục đáng kể trong những năm gần đây, Triều Tiên vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, đây la môt lợi thế của ho, bởi vì Triêu Tiên co những cơ hội lơn cho sự tăng trưởng. Thực tế đã cho thấy răng, nhơ những thay đổi đơn giản trong quản lý, CHDCND Triều Tiên có thể đat đươc những kết quả khá tốt. Liêu họ sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ như vậy, không ai biết. Nhưng, xet theo moi viêc, Bình Nhưỡng co đu dự trữ nội bộ đê tiêp tuc phat triên trong một thời gian dài.
Theo Danviet
Tin thế giới: Triều Tiên họp Đảng sau lệnh trừng phạt mới, 2018 có bất ngờ Giới phân tích cảnh báo nếu tiếp tục phát triển chương trình vũ khí với tốc độ như trong năm nay, Triều Tiên có khả năng tiến hành một vụ thử tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân thật trong năm 2018. Hai ngày họp 22 và 23.12 của Đảng Lao động Triều Tiên. Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) đã tiến hành...