Tin thế giới: Điện Kremlin cảnh báo sốc tới Mỹ, Iran
Điện Kremlin vừa cảnh báo về “những hậu quả thảm khốc” nếu căng thẳng Mỹ- Iran leo thang dẫn đến một cuộc xung đột quân sự.
Nga đã cảnh báo về “những hậu quả thảm khốc” nếu xung đột quân sự Mỹ-Iran nổ ra.
Theo báo Anh Express, Nga đã thúc giục Mỹ ngừng đổ lỗi cho Iran về những căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông.
Ngoại trưởng Nga Serge Lavrov cáo buộc Mỹ đứng đằng sau những rắc rối đang ngày càng gia tăng liên quan đến Iran và cảnh báo xung đột có thể sớm nổ ra và không thể ngăn chặn được.
“Căng thẳng leo thang trong khu vực (Trung Đông) mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay là hệ quả trực tiếp của chính sách chống Iran của Mỹ và các đồng minh của nước này. Washington đang ra sức làm mất uy tín của Tehran và đổ mọi tội lỗi cho Cộng hòa Hồi giáo Iran”, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhấn mạnh.
Video đang HOT
“Điều này tạo ra một tình huống nguy hiểm: “Một trận đấu đơn (giữa Iran và Mỹ) có thể dẫn đến một đám cháy lớn. Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra”, ông Lavrov cảnh báo.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã leo thang mạnh mẽ trong những tháng gần đây sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Đáp lại việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Tehran tuyên bố mức độ làm giàu uranium của họ đã vượt mức độ cho phép trong hiệp ước.
Kể từ đó, Mỹ đã đe dọa sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt hà khắc hơn nữa để làm tê liệt Iran và các đồng minh của họ. Lầu Năm góc cũng ra sức củng cố sự hiện diện quân sự ở Trung Đông, chọc giận Iran.
Những bình luận của Ngoại trưởng Larov được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Iran Mohammad Zarif mới đây cảnh báo, không ai có thể an toàn nếu xung đột nổ ra trong khu vực.
Theo Danviet
Mỹ-Iran vì sao cứ tiến rồi lùi?
Bề ngoài tỏ ra quyết tâm và sẵn sàng đối địch nhau đến cùng nhưng trong thực chất, cả Mỹ và Iran hiện đều khó xử như nhau vì hai bên đều không muốn để xảy ra đụng độ vũ trang và chiến tranh với nhau.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 7/7 vừa qua, Iran đã chấm dứt việc tuân thủ quy định của thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của nước này (JCPOA) hạn chế mức độ làm giàu uranium ở 3,67%, thực hiện giai đoạn 2 của quá trình dần ngừng thực hiện JCPOA được Iran quyết định sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi JCPOA. Giai đoạn 1 là sản xuất nhiều hơn 300 kg chất liệu phóng xạ hàm lượng uranium thấp như được cho phép trong JCPOA. Iran tuyên bố cho các bên khác cùng tham gia ký kết JCPOA hồi mùa hè năm 2015 là Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức thời gian 60 ngày, có nghĩa là cho đến ngày 5/9 tới, để tìm cách cứu vãn JCPOA. Sau đó, Iran sẽ thực hiện giai đoạn 3, nhưng không cho biết cụ thể sẽ làm những gì.
Cách hành xử ấy cho thấy Iran trong thâm tâm không muốn JCPOA bị mất hiệu lực hoàn toàn, trước mắt dùng việc từng bước không thực hiện nó để thúc ép các bên khác tham gia ký kết nó tìm cách đảm bảo lợi ích cho Iran trong trường hợp Iran tiếp tục tuân thủ JCPOA và bất đắc dỹ lắm thì mới từ bỏ thoả thuận này. Vì Mỹ đơn phương rút khỏi thoả thuận trong khi các bên khác cùng ký kết và EU vẫn muốn duy trì hiệu lực của thuận nên chừng nào còn không từ bỏ thoả thuận như Mỹ thì chừng đó Iran còn có thể phân hoá tất cả các đối tác kia với Mỹ, cô lập Mỹ và Mỹ không thể lôi kéo được họ về phe mình nếu Mỹ phát động chiến tranh chống Iran.
Dùng các đối tác này để đối phó Mỹ tuy công hiệu nhưng không thể là đối sách lâu dài của Iran bởi hiệu lực của nó chỉ có giới hạn cả về mức độ lẫn thời gian. Iran vẫn phải tập trung vào việc đối đầu trực diện với Mỹ nên con chủ bài chiến lược vẫn là phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa riêng. Bài học đắt giá đối với Iran trong quan hệ với Mỹ lâu nay là mọi nhượng bộ đều bị coi là biểu hiện của yếu thế và kết quả của thất thế trước áp lực của Mỹ chứ không phải của thiện chí đàm phán với Mỹ. Cho nên nếu phía Mỹ cứ tiếp tục đường lối chính sách như thời gian qua đối với Iran thì rồi đây Iran sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài ngừng hoàn toàn việc tuân thủ thoả thuận JCPOA. Khi ấy, hai bên sẽ trở lại thời kỳ xưa và bây giờ lại sắp đến thời xưa ấy đối với họ.
Mỹ tiếp tục gia tăng áp lực đối với Iran vì tin rằng sức ép tối đa của Mỹ sẽ đẩy Iran vào tình cảnh khốn khó đến mức buộc phải chịu khuất phục trước Mỹ hoặc chính thể hiện tại ở Iran sẽ bị sụp đổ và bị thay thế bằng chính thể khác không còn và không dám thù địch Mỹ. Nhưng trù tính của Mỹ cũng còn là cứ tiếp tục căng thẳng và đối địch Iran như thế thì rồi Iran cũng sẽ quyết định từ bỏ JCPOA, làm cho các bên khác cùng ký kết thoả thuận không có lý do nào nữa để đứng về phía Iran, LHQ và EU sẽ lại trừng phạt Iran.
Bề ngoài tỏ ra quyết tâm và sẵn sàng đối địch nhau đến cùng nhưng trong thực chất, cả Mỹ và Iran hiện đều khó xử như nhau. Cả hai bên đều không muốn để xảy ra đụng độ vũ trang và chiến tranh với nhau, đều biết rằng muốn đạt được mục tiêu này thì phải giảm đối địch, kiểm soát tình hình và đi vào đối thoại với nhau nhưng hiện tại lại không thể đối thoại được với nhau.
Phía Mỹ nói sẵn sàng đàm phán vô điều kiện với Iran nhưng vì Mỹ đã đơn phương rút khỏi JCPOA nên như thế đâu có khác gì điều kiện của Mỹ cho đàm phán là Iran phải chấp nhận huỷ bỏ JCPOA. Iran cũng tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhưng với điều kiện là Mỹ tham gia trở lại JCPOA hay rút lại những biện pháp chính sách trừng phạt Iran - những điều kiện mà Mỹ không bao giờ chấp nhận. Trong cuộc khẩu chiến, hai bên đã sử dụng nhiều ngôn từ to tát khiến cho việc chấp nhận đi vào đối thoại càng thêm khó khăn. Hiện tại, cả hai phía đều chưa sẵn sàng lùi và đã tạo nên tình huống cản trở mọi khả năng lùi chứ không phải tạo thuận lợi cho việc lùi.
Vì thế có thể dự liệu được là tình trạng hiện tại này giữa Mỹ và Iran sẽ còn dai dẳng thêm thời gian nữa. Iran sẽ chưa từ bỏ ngay JCPOA mà chỉ dần từng bước cũng như chưa khôi phục ngay hoàn toàn chương trình hạt nhân và thúc đẩy phát triển chương trình tên lửa. Phía Mỹ sẽ rất kiềm chế với việc thực hiện những hành động quân sự chống Iran, sẽ tăng doạ để răn đe Iran. Việc Mỹ vừa rồi đề xuất các nước dùng hải quân hộ tống tầu chở dầu là cách thức mới của Mỹ răn đe Iran chớ tấn công hay bắt giữ tầu chở dầu để đẩy Mỹ vào tình thế phải hành động quân sự với Iran.
Chừng nào hai bên còn kiểm soát được tình hình cả trong nội bộ lẫn bên ngoài thì chừng ấy sách lược này còn phát huy tác dụng. Nếu không thì việc họ dắt nhau về thời xưa sẽ đến rất nhanh.
Theo Danviet
Nga, Trung Quốc lý giải nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran Moscow và Bắc Kinh nói rằng việc Mỹ rút khỏi JCPOA và tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế chống Tehran đã dẫn đến việc Iran tăng vượt ngưỡng làm giàu uranium. Ngày 8/7, phía Nga cho biết, việc chính quyền Tehran quyết định rút bớt cam kết trong Thỏa thuận Hạt nhân Iran, còn được gọi là Kế hoạch Hành...