Tin tặc Trung Quốc tấn công IMF
Cơ quan điều tra Mỹ đã nêu đích danh nhóm gián điệp từ Trung Quốc là thủ phạm vụ tấn công tin tặc nhắm vào Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Kết luận của FBI liệu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tổng giám đốc Christine Lagarde (phải) và cấp phó Chu Dân (trái) của Quỹ Tiền tệ quốc tế? – Ảnh: Reuters
Theo Hãng tin Bloomberg, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã đi đến kết luận này dựa theo phân tích các mã lập trình được sử dụng trong vụ tấn công cũng như dấu vết các địa chỉ Internet kết nối với các máy tính bị xâm phạm của IMF và bằng chứng khác. Vụ tấn công, kết thúc vào ngày 31-5, khá phức tạp khi tin tặc sử dụng các máy chủ đặt tại nhiều nước bao gồm Mỹ và các mã độc nhằm qua mặt hệ thống an ninh. Cả IMF và Trung Quốc đều chưa đưa ra bình luận gì về kết quả điều tra của FBI.
Video đang HOT
Hồi tháng 6-2011, IMF thừa nhận các tập tin dữ liệu của mình đã bị sao chép, nhưng khẳng định hệ thống email, tài chính hay quản lý tài liệu nguồn quỹ chưa bị xâm nhập. Mã độc xuất phát từ một tập tin do một nhân viên IMF tải về máy tính cá nhân và nhanh chóng lây lan qua nhiều máy. IMF đã phải tạm ngừng mọi giao thiệp điện tử với Ngân hàng Thế giới để phòng ngừa thiệt hại.
Ngay sau vụ việc, nhiều người đã nghi ngờ Trung Quốc song Bắc Kinh phủ nhận mọi cáo buộc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington (Mỹ) tuyên bố tin tặc là “vấn nạn toàn cầu” cho nhiều quốc gia và “thật là vô trách nhiệm khi cho rằng Trung Quốc có liên quan”. IMF hôm 22-7 cho biết vẫn đang điều tra song “có thể sẽ không bao giờ biết được ai gây ra vụ tấn công này”. Tuy nhiên, một bức thư điện tử nội bộ của IMF cho thấy tổ chức này đã hoàn tất việc điều tra từ giữa tháng 7-2011 và đã soạn sẵn một “bản đánh giá ảnh hưởng hoạt động”.
Rõ ràng là kết luận của FBI gây nhiều sức ép lên mối quan hệ giữa tân tổng giám đốc IMF Christine Lagarde và phó tổng giám đốc điều hành người Trung Quốc Chu Dân mới được bổ nhiệm như một sự trả ơn cho sự ủng hộ của Trung Quốc trong đợt tranh cử của bà Lagarde. Theo Finance Times, nhiều khả năng vụ việc sẽ được giải quyết bằng các kênh ngoại giao thay vì dắt nhau ra tòa án.
Giới phân tích nhận định các thông tin của một tổ chức tài chính toàn cầu như IMF có giá trị rất lớn đối với những người muốn đầu tư vào các thị trường tài chính trên thế giới. Nội dung các cuộc thảo luận cấp cao của IMF, chẳng hạn về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, rõ ràng sẽ giúp Bắc Kinh thu lợi. Đây không phải lần duy nhất tổ chức này bị tin tặc đánh cắp thông tin trong vài năm trở lại đây.
FBI và các quan chức tình báo Mỹ trước đây cũng nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh thực hiện các chiến dịch tấn công mạng nhắm vào hệ thống vi tính của chính quyền nước này và các ngành nhạy cảm như công nghệ thông tin và quốc phòng. Điển hình là việc Google rút khỏi Trung Quốc hồi đầu năm do bị tấn công. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây cũng úp mở về việc một “chính phủ nước ngoài” đứng đằng sau vụ đánh cắp 24.000 trang tài liệu công nghệ kèm theo công bố chiến lược tăng cường an ninh cho mặt trận mạng.
“Trung Quốc cần phải quyết định xem họ sẽ là một nền kinh tế có tính hợp tác toàn cầu hay chỉ theo đuổi lợi ích quốc gia” – C. Fred Bergsten, lãnh đạo Viện kinh tế toàn cầu Peterson, nhận định.
Theo Tuổi Trẻ
Nữ hầu phòng "vụ Strauss-Kahn" sợ bị giết hại
Nữ hầu phòng tố cáo cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF xâm hại tình dục cho biết, cô lo sợ cho số phận của mình sau khi biết danh tính Dominique Strauss-Kahn.
Nafissatou Diallo trong buổi phỏng vấn độc quyền với Đài ABC News.
Xuất hiện công khai trước báo giới sau hơn 3 tháng im lặng, Nafissatou Diallo trong cuộc trả lời phỏng vấn đã bác bỏ cáo buộc cho rằng cô gài bẫy Strauss-Kahn hoặc tham gia vào âm mưu chính trị để phá hỏng sự nghiệp của cựu Tổng giám đốc IMF.
Nữ hầu phòng 32 tuổi cho hay khi biết được danh tính và quyền thế của Strauss-Kahn, phản ứng đầu tiên của cô là lo sợ: "Họ sẽ giết tôi... Tôi sẽ chết mất".
Trong buổi xuất hiện đầu tiên trên chương trình Good Morning America của Đài Truyền hình ABC News (Mỹ), Diallo nói rằng cô chưa bao giờ thấy hoặc gặp Strauss-Kahn trước vụ xâm hại tình dục.
"Sau đó, khi xem tin tức truyền hình, tôi mới biết ông ấy có thể trở thành Tổng thống kế tiếp của Pháp. Tôi bết rằng, nếu ở nước tôi, ông ấy là một người cực kỳ quyền lực. Họ sẽ giết tôi trước khi có ai đó biết điều gì đã xảy ra với tôi" - Diallo nói.
Nữ hầu phòng chối bỏ cáo buộc cho rằng Strauss-Kahn là mục tiêu tấn công của cô: "Tôi nghèo thật đấy, nhưng tôi là người tử tế. Tôi không nghĩ đến chuyện tiền bạc" - Diallo nói với tạp chí Newsweek.
Diallo cũng bác bỏ buộc tội của một tờ báo lá cả New York mà cô đang đâm đơn kiện vì viết rằng cô là gái mại dâm và đòi tiền Strauss-Kahn.
Mặc dù việc truy tố hình sự Strauss-Kahn có nguy cơ đổ vỡ, tuy nhiên luật sư của Diallo cho rằng cô sẽ sớm kiện để đòi bồi thường thiệt hại.
Ngay sau khi 2 bài phỏng vấn Diallo được đăng tải, cựu Tổng Giám đốc IMF Strauss-Kahn lên tiếng phủ nhận hoàn toàn việc ông cưỡng bức nhân viên dọn phòng da màu này. Các luật sư của ông Kahn ra tuyên bố nói rằng, những cuộc phỏng vấn chỉ là "một trò hề khó coi" nhằm đánh động dư luận và chắc hẳn "có mục đích".
"Luật sư của Diallo biết rằng những đòi hỏi về tiền của cô ta sẽ tan thành mây khói khi các cáo buộc nhằm vào ông Kahn được xoá bỏ bởi chúng buộc phải thế" - một luật sư của ông Kahn khẳng định.
Trong vụ án này, bản thân Diallo cũng bị cáo buộc từng nói dối về quá khứ của mình để nhận thị thực nhập cảnh Mỹ và trốn thuế. Ngoài ra còn có những nghi vấn về mối liên hệ giữa Diallo với các hoạt động tội phạm, với chứng cứ là đoạn ghi âm trong điện thoại giữa cô này với bạn trai về chuyện sở hữu ma tuý và lợi ích tiền bạc nếu theo đuổi vụ kiện ông Strauss-Kahn.
Ngày 1.8 tới, phiên toà vụ án Diallo và Strauss-Kahn sẽ được mở lại ở New York.
Theo Lao Động
Cô hầu phòng New York đòi rửa sạch thanh danh Người phụ nữ tố cáo cựu giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Dominique Strauss-Kahn tấn công tình dục đã công khai danh tính, tuyên bố muốn đưa ông này vào tù và rửa sạch thanh danh của cô. "Chỉ vì ông ta mà người ta gọi tôi là con điếm", Nafissatou Diallo nói trên tạp chí Newsweek số chủ nhật, trong cuộc...