Tin tặc tấn công đường ống dẫn dầu Colonial như thế nào?
Các nhà điều tra đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau cuộc tấn công mạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nhiên liệu Colonial Pipeline của Mỹ.
Ảnh hưởng của cuộc tấn công vào Colonial Pipeline là cực kỳ nghiêm trọng
Theo BBC, Colonial Pipeline đang được coi là một trong những vụ tấn công mạng nghiêm trọng nhất trong lịch sử vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ. Đường ống vận chuyển gần một nửa nguồn cung cấp nhiên liệu của bờ biển phía đông và giá nhiên liệu dự kiến sẽ tăng nếu tình trạng ngừng hoạt động kéo dài.
Làm thế nào mà một đường ống dẫn nhiên liệu có thể bị tấn công?
Đối với nhiều người, hình ảnh của ngành dầu khí là những đường ống, máy bơm và chất lỏng đen ngòm. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động hiện đại của Colonial Pipeline sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số tối tân. Các cảm biến áp suất, bộ điều nhiệt, van và máy bơm được sử dụng để giám sát và quản lý dòng chảy của dầu diesel, xăng và nhiên liệu phản lực qua hàng trăm dặm đường ống.
Colonial Pipeline cho biết họ bị tấn công vào ngày 07.5 vừa qua
Colonial thậm chí còn có một robot thông minh (máy đo kiểm tra đường ống) công nghệ cao chạy qua đường ống để kiểm tra các điểm bất thường. Tất cả công nghệ hoạt động này được kết nối với một hệ thống trung tâm.
Chuyên gia an ninh mạng Jon Niccolls từ CheckPoint giải thích khi có kết nối, sẽ có nguy cơ bị tấn công mạng. Ông nói rằng “tất cả các thiết bị được sử dụng để vận hành một đường ống hiện đại đều được điều khiển bởi máy tính, thay vì được điều khiển bởi con người. Nếu chúng được kết nối với mạng nội bộ của một tổ chức và tổ chức đó bị tấn công mạng, thì bản thân đường ống đó rất dễ bị tấn công gây hại”.
Những kẻ tấn công đã xâm nhập như thế nào?
Video đang HOT
Các chuyên gia cho biết các cuộc tấn công trực tiếp vào công nghệ vận hành là rất hiếm vì các hệ thống này thường được bảo vệ tốt hơn. Vì vậy, nhiều khả năng tin tặc đã truy cập được vào hệ thống máy tính của Colonial thông qua bộ phận quản trị của doanh nghiệp.
Niccolls cho biết “một số cuộc tấn công lớn nhất mà chúng tôi từng thấy đều bắt đầu bằng email. Chẳng hạn, một nhân viên có thể đã bị lừa tải xuống một số phần mềm độc hại. Chúng tôi cũng đã thấy các ví dụ gần đây về việc tin tặc sử dụng điểm yếu hoặc sự xâm phạm phần mềm bên thứ ba. Tin tặc sẽ sử dụng bất kỳ cơ hội nào họ có được để đạt được chỗ đứng trong hệ thống mạng”.
Những kẻ tấn công đòi tiền chuộc vào các cơ sở quan trọng đòi hỏi số tiền khổng lồ để giải mã dữ liệu
Các tin tặc có thể đã ở trong mạng của Colonial trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi phát động cuộc tấn công đòi tiền chuộc.
Vào tháng 2, một tin tặc cũng đã truy cập được vào hệ thống nước ở Florida và cố gắng bơm vào một lượng hóa chất “nguy hiểm”. Nhưng may mắn một công nhân đã nhìn thấy nó xảy ra trên màn hình của mình và ngăn chặn cuộc tấn công theo dõi.
Với cách thức tấn công tương tự vào mùa đông 2015-2016, tin tặc ở Ukraine có thể đánh sập các công tắc kỹ thuật số trong một nhà máy điện, gây ra sự cố ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người.
Làm thế nào để ngăn chặn cuộc tấn công?
Cách đơn giản nhất để bảo vệ công nghệ hoạt động là giữ nó ở chế độ ngoại tuyến, hoàn toàn không có liên kết với internet. Nhưng điều này đang trở nên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp khi họ ngày càng dựa vào các thiết bị được kết nối để nâng cao hiệu quả.
Chuyên gia an ninh mạng Kevin Beaumont nói “các tổ chức sẽ đảm bảo các hệ thống quan trọng được chạy trên các mạng riêng biệt không liên kết với hệ thống có kết nối ra bên ngoài. Tuy nhiên, bản chất của thế giới đang thay đổi đồng nghĩa sẽ có nhiều thứ phụ thuộc vào kết nối hơn”.
Những kẻ tấn công là ai?
Cục Điều tra Liên bang Mỹ – FBI đã xác nhận DarkSide, một băng đảng tấn công đòi tiền chuộc tương đối mới nhưng hiếu chiến được cho là có trụ sở tại Nga chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công này.
Việc các nhóm tội phạm tấn công vào “cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia” là điều bất thường – nhưng các chuyên gia như Andy Norton từ tổ chức phòng vệ mạng Armis nói rằng đó là một xu hướng ngày càng tăng. Ông cho biết “những gì chúng ta đang thấy bây giờ là các băng đảng ransomware đang trưởng thành. Ở những nơi có dịch vụ công quan trọng, thì càng có nhiều khả năng họ sẽ phải trả tiền chuộc”.
Giống như nhiều nhóm ransomware, DarkSide chạy một chương trình liên kết cho phép “đối tác” sử dụng phần mềm độc hại của mình để tấn công mục tiêu, đổi lấy phần trăm lợi nhuận từ tiền chuộc.
Các dịch vụ quan trọng có thể được bảo vệ như thế nào?
Các chuyên gia từ lâu lo ngại về việc cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia bị tấn công. Tháng trước, liên minh toàn cầu Ransomware Task Force gọi đây là “nguy cơ an ninh quốc gia”. Nhóm nói rằng các chính phủ cần phải có hành động khẩn cấp để ngăn chặn việc trả tiền chuộc một cách bí mật.
Họ cũng muốn gây áp lực lên các quốc gia như Nga, Iran và Triều Tiên, những quốc gia thường xuyên bị cáo buộc bao che các nhóm ransomware.
Nhưng Norton nói rằng các tổ chức cũng cần phải chịu trách nhiệm. Ông cho biết “các tổ chức phải triển khai loại hình an ninh mạng phù hợp và tương xứng và các cơ quan quản lý cần có nhiều cơ hội hơn để thực thi điều này”.
Nhóm tin tặc lên tiếng sau vụ hack rúng động ngành năng lượng Mỹ
Vụ tấn công mạng vào đơn vị vận hành hệ thống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khiến các loại khí đốt như xăng tăng giá.
Ngày 10/5, DarkSide, nhóm tin tặc được cho đứng sau vụ tấn công Colonial Pipeline, công ty vận hành đường ống dẫn nhiên liệu tinh luyện lớn nhất nước Mỹ, đã đăng tuyên bố mới.
Theo Vice , thông điệp của DarkSide không đề cập trực tiếp đến vụ tấn công Colonial Pipeline, nhưng có tiêu đề "Liên quan đến tin tức mới nhất". Nhóm này cho biết những hành động của họ không liên quan đến chính trị.
Vụ tấn công mạng hôm 7/5 khiến hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu của Colonial Pipeline tạm ngừng hoạt động.
"Chúng tôi là nhóm phi chính trị, không tham gia vào địa chính trị. Đừng ràng buộc chúng tôi với một chính phủ hay tìm kiếm những động cơ khác... Mục đích của chúng tôi là kiếm tiền, không gây ra vấn đề cho xã hội", đại diện DarkSide viết trên trang thuộc web ngầm (dark web).
Theo Washington Post , một số quan chức Mỹ cho rằng DarkSide là nhóm tin tặc đứng sau vụ tấn công Colonial Pipeline. Cũng trong tuyên bố mới, DarkSide cho biết sẽ thay đổi cách hoạt động và chọn mục tiêu.
"Từ hôm nay, chúng tôi sẽ kiểm tra và phân tích từng công ty mà đối tác muốn mã hóa để tránh những hậu quả về xã hội", nhóm này viết.
Ngày 7/5, Colonial Pipeline thông báo phải ngắt kết nối một số hệ thống sau khi phát hiện mình là "nạn nhân của vụ tấn công mạng". Theo Business Insider , động thái này khiến hơn 8.046 km ống dẫn nhiên liệu và một số hệ thống máy tính của Colonial Pipeline tạm ngừng hoạt động.
Trong tuyên bố cập nhật ngày 8/5, đại diện công ty xác nhận phần mềm được sử dụng để tấn công thuộc dạng mã độc tống tiền (ransomware), mã hóa các file trong hệ thống và đòi nạn nhân trả tiền nếu muốn lấy lại. Công ty đã thuê một hãng an ninh mạng để điều tra mức độ nghiêm trọng của vụ tấn công.
Nhóm tin tặc DarkSide lên tiếng sau cáo buộc thực hiện vụ tấn công mạng nhắm vào Colonial Pipeline.
Theo thông tin trên website, Colonial Pipeline vận chuyển khoảng 45% tổng số nhiên liệu được tiêu thụ tại vùng Bờ Đông nước Mỹ. Ngày 9/5, công ty này cho biết trong khi các đường ống chính vẫn tạm ngừng hoạt động, một số đường ống nhỏ hơn đã được kích hoạt lại.
Để đối phó vụ việc, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở 17 tiểu bang và Washington nhằm dỡ bỏ hạn chế đối với các hãng vận tải, tài xế đang hỗ trợ những khu vực thiếu nhiên liệu. Tuyên bố khẩn cấp sẽ có hiệu lực đến khi tình trạng kết thúc, hoặc đến 23h59 ngày 8/6 (giờ địa phương).
Sau sự cố của Colonial Pipeline, giá xăng ở Mỹ tăng hơn 3% lên 2,217 USD/gallon - mức giá cao nhất kể từ tháng 5/2018. Các chuyên gia cảnh báo giá nguyên liệu khí đốt có thể tăng thêm nếu Colonial Pipeline không cho hoạt động đường ống trở lại trong vài ngày tới.
Telegram đang trở thành công cụ tấn công cho tin tặc Telegram đang là sự lựa chọn mới của các tác nhân gây hại vì tính dễ sử dụng của dịch vụ và khả năng ẩn danh tốt. Telegram đang là công cụ ưa chuộng của tin tặc Theo TechRadar , nghiên cứu mới của nhà phân tích phần mềm độc hại Omer Hofman thuộc Check Point Software Technologies cho biết, Telegram là một...