Tin sáng 20-11: TP.HCM gần 52.000 F0 cách ly ở nhà, nguy cơ thiếu thuốc Molnupiravir
Số ca COVID-19 đã tăng tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành những ngày qua, số tử vong tuần qua là 93 ca/ngày, cao hơn so với tuần trước đó (74 ca/ngày).
Điều này đòi hỏi có những can thiệp hiệu quả để giảm số ca COVID-19 tử vong ngay.
Nhân viên trạm y tế lưu động phường 11, quận Tân Bình thăm hỏi và phát thuốc cho các F0 điều trị tại nhà – Ảnh: DUYÊN PHAN
TP.HCM không còn địa phương vùng cam
Từ tối 19-11, bản đồ COVID-19 TP.HCM hiển thị TP vẫn đang ở cấp độ 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình).
Trong 22 quận, huyện và TP Thủ Đức có 11 địa phương thuộc cấp độ 1 (vùng xanh, nguy cơ thấp) và 11 địa phương thuộc cấp độ 2. So với 5 ngày trước, huyện Cần Giờ là địa phương duy nhất ở cấp độ 3 (vùng cam, nguy cơ cao) thì đã chuyển sang cấp độ 2.
Như vậy, hiện TP.HCM có 11 địa phương thuộc cấp độ 2 gồm: các quận 3, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh; các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Gò Vấp, Nhà Bè, Cần Giờ và TP Thủ Đức. Các quận, huyện còn lại thuộc cấp độ 1.
Tình nguyện viên nhập thông tin người tiêm vắc xin tại quận Gò Vấp, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
TP.HCM: Gần 52.000 F0 cách ly tại nhà, nguy cơ thiếu thuốc Molnupiravir
Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM đều ghi nhận hơn 1.000 ca COVID-19 mới được công bố, ngày cao nhất lên đến 1.609 (ngày 18-11). Gần đây, số ca nhập viện cũng luôn cao hơn số ca xuất viện, thậm chí số ca nặng, tử vong có tăng.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Y tế trong ngày 16-11, TP.HCM ghi nhận 35 ca tử vong, ngày 17-11 con số này giảm xuống 26 ca, nhưng ngày 18-11 lại tăng lên 42 ca, ngày 19-11 lại tăng lên 55 ca.
Video đang HOT
Văn bản Sở Y tế TP gửi đến Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết hiện TP chỉ còn 2.000 liều thuốc Molnupiravir và sẽ cấp phát hết trong 2 ngày nữa. Sở đề nghị cục xem xét cấp bổ sung 100.000 liều Molnupiravir cho TP.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM chiều 19-11 cho biết, số ca F0 đang cách ly điều trị tại nhà là 51.928 người. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 5.384 người.
Trong ngày 19-11 có 1.373 ca nhập viện tầng 2, 3, nâng tổng số ca đang điều trị tại đây là 12.958 người. Hiện số ca nặng có hỗ trợ hô hấp là 2.364 người. Số ca tử vong trong ngày là 55 người, trong các ca tử vong thì người trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ trên 80%.
Nâng phụ cấp cho cán bộ y tế lên 300.000 – 450.000 đồng/ngày
Ngày 19-11, Chính phủ đã có nghị quyết 145 điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, nâng mức phụ cấp lên thành 450.000 đồng/người/ngày cho người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị chăm sóc người nhiễm COVID-19, nghi nhiễm tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19. Trước đây, mức phụ cấp này là 300.000 đồng/người/ngày.
Những người làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 khác (nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ…), nhân viên y tế tham gia giám sát dịch tễ, vận chuyển ca bệnh, bệnh phẩm được chi trả phụ cấp 300.000 đồng/người/ngày, trước đây phụ cấp cho nhóm này là 200.000 đồng/người/ngày.
Nghị quyết này cũng hướng dẫn chi trả cho học sinh sinh viên các trường y dược, người có chuyên môn y dược tham gia phòng chống dịch trong đợt dịch này và không hưởng lương từ ngân sách được nhận một trong các mức phụ cấp nêu trên và được hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí là 120.000 đồng/người/ngày.
Chế độ này có hồi cứu áp dụng cho người tham gia phòng chống dịch, điều trị bệnh nhân tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương từ 1-8 đến 31-10. Nếu y bác sĩ, học sinh sinh viên y khoa chống dịch tại các vùng này đã được chi trả nhưng mức thấp hơn mức trong nghị quyết thì được truy lĩnh phần chênh lệch.
Nhân viên y tế chăm sóc cho các trường hợp F0 đang điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) – Ảnh: DUYÊN PHAN
Hà Nội rà soát điều kiện hộ gia đình để thí điểm cách ly F1, F0 tại nhà
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản gửi các quận huyện, thị xã, cho biết gần đây dịch diễn biến phức tạp, số ca mắc mới và người tiếp xúc gần (F0, F1) tăng nhanh.
Để chủ động cách ly F0 và F1 tại nhà, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận huyện, thị xã rà soát các điều kiện thực hiện cách ly tại nhà, lập danh sách các hộ gia đình có đủ điều kiện cách ly F0, F1 (điều kiện cách ly tại nhà thực hiện theo hướng dẫn ngày 14-7 của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế), báo cáo về Sở Y tế trước 12h ngày 21-11.
Theo CDC Hà Nội, số ca mắc mới ở Hà Nội những ngày gần đây tăng nhanh, chiếm tỉ lệ lớn là ca ghi nhận tại cộng đồng và ca ghi nhận trong khu cách ly.
Ngày 19-11, Hà Nội ghi nhận 275 ca mới thì có 104 ca cộng đồng, 135 ca tại khu cách ly, số còn lại tại khu phong tỏa; ngày 18-11 ghi nhận 277 ca bệnh thì có 114 ca tại cộng đồng, 137 ca tại khu cách ly, 26 ca tại khu đã phong tỏa…
Tiêm vắc xin tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, quận Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành
- Hà Nội từ 18h ngày 18-11 đến 18h ngày 19-11 ghi nhận 275 ca F0, trong đó 104 ca cộng đồng, các ca còn lại trong khu cách ly và khu phong tỏa. Cộng dồn số ca COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 7.291 ca, trong đó số ca cộng đồng là 2.646 ca, số ca cách ly là 4.645 ca.
- Phú Thọ từ 18h ngày 18-11 đến 18h ngày 19-11 ghi nhận thêm 23 ca COVID-19 mới, trong đó 9 ca cách ly, 14 ca cộng đồng. Từ ngày 14-10 đến nay, Phú Thọ ghi nhận 1.461 ca COVID-19.
- Đà Nẵng tính từ 13h ngày 18-11 đến 13h ngày 19-11, thành phố ghi nhận 26 ca mắc, trong đó 7 ca ở khu cách ly tập trung, 10 ca cộng đồng. Tính từ ngày 16-10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 422 ca COVID-19. Đà Nẵng đã tiêm 1.450.389 mũi vắc xin, trong đó có 904.482 người được tiêm mũi 1 và 545.907 người được tiêm mũi 2.
- Đắk Lắk, số ca COVID-19 tiếp tục tăng mỗi ngày, lũy kế đến nay lên 6.603 ca, trong đó có 2.409 ca đang điều trị.
- Lâm Đồng từ 7h ngày 18-11 đến 7h ngày 19-11 ghi nhận 89 ca COVID-19. Tính từ đầu dịch đến thời điểm này, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 1.620 ca COVID-19, trong đó có 531 người đã khỏi bệnh và ra viện, 5 người tử vong, 1.083 người đang được điều trị tại các cơ sở y tế.
- Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 19-11 ghi nhận 444 ca (261 ca trong cộng đồng) – số ca mắc cao nhất từ ngày 28-6, khi dịch COVID-19 bùng phát ở địa phương. Vũng Tàu có số ca COVID-19 nhiều nhất – 195 ca, với 151 ca trong cộng đồng. Từ ngày 28-6 đến nay, số ca COVID-19 trên địa bàn tỉnh là 8.260.
- Bình Dương tính đến ngày 19-11 ghi nhận 246.668 ca COVID-19; 2.594 người tử vong. Biết bao gia đình đã mất cha, mất mẹ, mất người thân, để lại hàng trăm đứa trẻ mồ côi. Những đau thương, mất mát do đại dịch COVID-19 không thể kể hết…
- Phú Quốc có 1.623 ca COVID-19 trong ngày 18-11, có 36 ca mắc mới và có 55 bệnh nhân điều trị khỏi được xuất viện, nâng tổng số trị khỏi lên 1.031 người. Tính đến ngày 18-11, toàn tỉnh Kiên Giang ghi nhận 16.232 ca, trong đó các địa phương có số ca mắc cao là Phú Quốc 1.623, Châu Thành 1.961, Kiên Lương 1.345, Hòn Đất 1.116 ca.
- Cần Thơ đã tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 cho 95% người trên 18 tuổi, mũi 2 đạt 38%. Từ ngày 5 đến 18-11, Cần Thơ ghi nhận 6.027 ca COVID-19. Các cơ sở y tế Cần Thơ đang điều trị cho 2.691 ca F0, trong đó không triệu chứng và nhẹ là 1.637 ca, triệu chứng trung bình là 855 ca, triệu chứng nặng và rất nặng là 333 ca….
- Tính đến ngày 19-11, Bạc Liêu có hơn 8.600 ca COVID-19, các cơ sở y tế đang điều trị cho trên 3.300 ca. Đến nay, Bạc Liêu đã đạt tỉ lệ tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 gần 96%, mũi 2 đạt trên 63% cho người từ 18 tuổi trở lên.
Số F0 mới tiếp tục tăng, TP Hồ Chí Minh xây dựng 7 kịch bản ứng phó với dịch
Chiều 18/11, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã xây dựng 7 kịch bản ứng phó với từng tình huống tăng, giảm F0 trên địa bàn.
Trong 24 giờ qua, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 1.609 trường hợp mắc mới, tăng 272 trường hợp so với ngày trước đó. Như vậy, trong đợt dịch lần thứ 4 tính đến ngày 18/11, TP Hồ Chí Minh có 452.722 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố.
TP Hồ Chí Minh kích hoạt các Trạm y tế lưu động quản lý và chăm sóc F0 tại nhà.
Nhận định về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho biết, dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Theo đó, số ca mắc mới mỗi ngày vẫn còn cao, có ngày lên đến trên 1.400 ca mắc mới. Số bệnh nhân nặng thở máy vẫn ở mức cao và ngày càng tăng; chẳng hạn như ngày 14/11 là 258 ca, ngày 15/11 là 274 ca, ngày 16/11 là 284 ca và ngày 17/11 lên đến 302 ca. Ngoài ra, số ca nhập viện thời gian gần đây luôn cao hơn số ca xuất viện, khác với những ngày trong tháng 10.
"Một trong những con số đáng lo ngại khác đó là số ca tử vong chưa giảm, thậm chí còn tăng. Chẳng hạn như ngày 15/11 có 35 trường hợp tử vong, ngày 16/11 có 26 trường hợp và ngày 17/11 số ca tử vong tăng lên 42 trường hợp", ông Phạm Đức Hải nói.
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, hiện nay, mục tiêu chung của Thành phố là làm sao duy trì và bảo vệ được thành quả chống dịch trong suốt thời gian qua; đồng thời kéo giảm số ca nhập viện cũng như số ca tử vong và củng cố lại hệ thống y tế. Với tinh thần đó, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng với các sở, ngành bàn các giải pháp và xây dựng các kịch bản cụ thể ứng phó với dịch.
Về ngưỡng đáp ứng của Thành phố với dịch COVID-19, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, cùng với số nhân sự hiện có gồm 9.100 bác sĩ, 19.600 điều dưỡng và số giường oxy, giường hồi sức cấp cứu, giường bệnh... Thành phố có khả năng đáp ứng 120.000 F0 cùng thời điểm.
"Sở Y tế đã xây dựng 7 kịch bản đáp ứng với từng số liệu F0. Bên cạnh đó, tất cả lực lượng y, bác sĩ và điều dưỡng tại thành phố đều đã được cọ xát thực hành trong đợt dịch lần 4 nên có thể xử lý tốt các tình huống xảy ra", bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai nói.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cũng cho biết, hiện Thành phố còn khoảng 2.000 gói thuốc C và đang xin Bộ Y tế thêm 100.000 gói thuốc C để dự trù khi F0 tăng lên.
Đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở Y tế đã củng cố lại lực lượng hỗ trợ chăm sóc F0 như kích hoạt lại hệ thống mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành". Theo đó, mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" với 2.500 bác sĩ sẽ đến tận phường, xã hỗ trợ F0 khi Trạm y tế chưa xử lý tốt. Bên cạnh đó, Sở Y tế duy trì và tiếp tục phát triển hệ thống Tổng đài 1022 nhánh số 3, 4 để tư vấn sức khỏe, kịp thời hỗ trợ cho F0.
Xuất hiện F0 ở TP.HCM đi "vòng vòng" lây bệnh cho người khác Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM xác nhận có những F0 đang dương tính nhưng vẫn đi lại, tiếp xúc và lây nhiễm cho những người khác. Trong chương trình tọa đàm "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 12/11, Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã tham gia giải đáp nhiều câu...