Tin mới nhất vụ 2 cô gái xinh đẹp bị đẩy vào trung tâm xã hội vì quên giấy tờ
Luật sư cho rằng việc ủy ban phường ở quận Thủ Đức (TP.HCM) kết luận 2 cô gái vô gia cư và lập hồ sơ đưa vào trung tâm xã hội vì “không mang theo giấy tờ tùy thân khi đi uống cà phê” là quá vội vàng.
Trung tâm HTXH TP.HCM nơi 2 cô gái bị đưa vào vì không mang theo giấy tờ tùy thân
Liên quan đến việc hai cô gái Nguyễn Thị Tuyết Nhung (21 tuổi) và Nguyễn Thị Kiều (16 tuổi) đi uống cà phê, không mang theo giấy tờ tùy thân nên bị lực lượng chức năng phường Tam Bình, quận Thủ Đức kiểm tra và kết luận các đương sự vô gia cư, sau đó lập hồ sơ đưa cả 2 vào Trung tâm hỗ trợ xã hội (HTXH) TP.HCM, các luật sư cho rằng xác minh như vậy là quá vội vàng.
Theo bà Lê Thị Mỹ Nghĩa (quê Tiền Giang, mẹ chị Nhung), chiều 18.9, Nhung sau khi đi làm về đã cùng với người bạn là Kiều và thanh niên tên Nghĩa đến quán cà phê ở khu phố 5 (phường Tam Bình, quận Thủ Đức) để uống nước. 16h cùng ngày, lực lượng chức năng phường Tam Bình đến kiểm tra hành chính quán và những người có mặt tại đây. Do Nhung và Kiều không mang theo giấy tờ tùy thân nên được đưa về phường làm việc.
Theo Chủ tịch phường Tam Bình, đến 19h45 cùng ngày, Công an phường phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội của phường đã lập hồ sơ, đưa cả 2 cô gái vào Trung tâm HTXH TP.HCM, theo quy định tại Quyết định 29/2017/QĐ-UBND TP.HCM.
Bà Nga cho biết, lúc 17h45 cùng ngày, bà nhận được điện thoại của con gái báo tin bị giữ ở phường do không mang giấy tờ tùy thân. Cùng bị giữ ở phường có người bạn tên Kiều. Trong khi bà đang lục tìm giấy tờ của con gái và trên đường đến nơi con bị giữ, thì tiếp tục nhận điện thoại của chị Nhung báo đã bị chuyển vào Trung tâm HTXH TP.HCM.
“Sau khi con bị đưa vào trung tâm HTXH, tôi cùng với chị Ngô Thị Thúy (bà Thúy là mẹ chị Kiều – PV) đã đến trung tâm để nộp hồ sơ, giấy tờ bảo lãnh các con nhưng không được”, bà Nga nói trong bức xúc và cho biết, người đại diện trung tâm nói phải chờ họ họp mới giải quyết được.
Về vấn đề này, luật sư Bùi Minh Nghĩa – Công ty TNHH MTV Đại Luật Hằng Sinh cho rằng, chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, UBND phường Tam Bình đã nhanh chóng kết luận các đương sự vô gia cư, rồi lập hồ sơ đưa cả 2 vào Trung tâm HTXH TP.HCM là quá vội vàng, làm trái quyết định của UBND TP.HCM.
Ngoài ra, luật sư Nghĩa cũng cho rằng, trung tâm HTXH không giải quyết ngay khi các đương sự được bảo lãnh là vi phạm pháp luật nghiêm trong:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Quyết định 29/2017/QĐ-UBND TP.HCM: Việc giải quyết hồi gia, hội nhập cộng đồng được thực hiện khi có người thân trực tiếp đến nơi đang tập trung, quản lý đối tượng tiếp nhận hoặc kết quả xác minh có nơi cư trú ổn định hoặc có người thân có nơi cư trú ổn định và đồng ý tiếp nhận.
“Việc trung tâm HTXH TP.HCM không cho người nhà bảo lãnh chị Nhung và chị Kiều không những vi phạm quyết định của UBND TP.HCM, mà còn vi phạm các quy định về quyền con người trong Bộ luật Dân sự, gây tổn thất về tinh thần, thể chất, thời gian và tiền bạc của người dân”, luật sư Nghĩa thông tin.
Trong kho đó luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết, căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2013 và Quyết định 29/2017 của UBND TP HCM, trường hợp đưa 2 cô gái này vào Trung tâm HTXH là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.
Video đang HOT
“Để đưa một người vào Trung tâm HTXH thì chỉ khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó tạm trú/thường trú” luật sư Hùng nêu và cho rằng, chỉ vài giờ đồng hồ mà cơ quan chức năng địa phương đã lập hồ sơ đưa 2 cô gái vào trung tâm HTXH là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật.
“Tôi vẫn chưa hiểu lý do tại sao lại kiểm tra 2 cô gái này vì nếu họ chỉ là khách uống cà phê sao tự nhiên lại vào kiểm tra giấy tờ tùy thân?. Bởi không phải muốn kiểm tra bất cứ lúc nào và ở đâu thì kiểm tra nếu không có căn cứ người đó vi phạm pháp luật”, luật sư Hùng thắc mắc.
Theo Danviet
Trận đánh Triều Tiên bắt sống tướng chỉ huy quân đội Mỹ
Thiếu tướng Mỹ chỉ huy sư đoàn bộ binh số 24 có lẽ không bao giờ ngờ rằng ông có ngày bị quân địch bắt sống, giam giữ cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Trận đánh giữa quân Triều Tiên và Mỹ ở thành phố Taejon. Ảnh minh họa.
Thiếu tướng William F. Dean, chỉ huy sư đoàn bộ binh số 24 có lẽ không bao giờ ngờ được rằng ông lại có kết cục rơi vào tay quân Triều Tiên và bị giam giữ cho đến khi hiệp định đình chiến được ký kết.
Mọi chuyện bắt đầu khi Triều Tiên đánh chiếm thủ đô Seoul, Hàn Quốc, hành quân như vũ bão đến thành phố Taejon (Daejon), một trung tâm giao thông vận tải lớn.
Đây là là nơi sư đoàn bộ binh số 24 của Mỹ cùng một số lượng ít ỏi các binh sĩ Hàn Quốc đóng quân.
Tướng William F. Dean khi đó nhận lệnh, bằng mọi giá phải bảo vệ được Taejon, để quân Liên Hợp Quốc có thời gian tập trung lực lượng, đổ bộ từ bờ biển phía nam.
Khoảng 11.400 binh sĩ khi đó phải đối đầu với 17.600 quân Triều Tiên và 50 xe tăng. Theo kế hoạch, 2 sư đoàn bộ binh Triều Tiên với sự yểm trợ của sư đoàn thiết giáp số 105, sẽ tấn công Taejon đồng thời từ 3 hướng.
Trận quyết chiến ở Taejon
Quân Mỹ khi đó không thể chặn được bước tiến như vũ bão của Triều Tiên.
Sáng ngày 14.7, giao tranh bắt đầu diễn ra khi các binh sĩ Mỹ phát hiện ra xe tăng T-34 Triều Tiên vượt sông, cách Taejon khoảng 3km.
Đợt tấn công dữ dội đầu tiên bằng xe tăng và pháo binh đánh tan các lực lượng Mỹ cố thủ vòng ngoài, chiếm được tiền đồn quan trọng của quân đội Mỹ.
Đến tối cùng ngày, trung đoàn bộ binh số 34 của Mỹ với khoảng 3.000 người cố gắng phản công nhưng bị chính súng máy và hỏa lực do lính Triều Tiên cướp được đáp trả.
Thiếu tướng William F. Dean thông báo về bộ chỉ huy và yêu cầu các máy bay yểm trợ phá hủy hoàn toàn tiền đồn này sau khi đối phương đã chiếm được.
Đợt tấn công thứ hai bắt đầu vào ngày 16.7.1950 và chỉ sau 3 ngày, quân Triều Tiên đã thiết lập vành đai bao vây thành phố Taejon.
Thiếu tướng William F. Dean ra lệnh cho những binh sĩ còn lại của sư đoàn 24 buộc phải bảo vệ Taejon bằng mọi giá. Giao tranh diễn ra ác liệt trên từng ngôi nhà, từng con phố.
Có thời điểm, đích thân tướng chỉ huy quân đội Mỹ chiến đấu cùng binh kính, tấn công một chiếc xe tăng triều Tiên bằng lựu đạn ở cự ly gần.
Đến ngày 20.7.1950, quân Triều Tiên đã đánh đến sân bay Taejon và tướng William F. Dean đành chấp nhận thua cuộc.
Ông ra lệnh cho các binh sĩ mở đường máu rút quân. Trên hành trình rời Taejon, sư đoàn bộ binh số 24 bị quân địch đánh chặn dữ dội bằng súng máy và súng cối.
Ở thời điểm sinh tử đó, chiếc xe jeep chở thiếu tướng William F. Dean rẽ sang một hướng khác với hy vọng thoát khỏi vòng vây quân Triều Tiên.
Tướng Mỹ gia nhập một nhóm các binh sĩ bỏ chạy về phía nam trong đêm để tránh bị phát hiện. Nhưng có một sự cố xảy ra khi ông Dean đi tìm nguồn nước và bị ngã xuống khe núi.
Thiếu tướng Dean bất tỉnh và bị gãy xương vai. Không tìm được ông Dean, nhóm các binh sĩ Mỹ tin rằng thiếu tướng đã chết. Họ trở về phòng tuyến Pusan vào ngày 23.7 mà không có tướng chỉ huy.
Bắt sống tướng quân đội Mỹ
Thiếu tướng William F. Dean phát biểu sau khi được trả tự do.
Tỉnh dậy vào sáng ngày hôm sau, thiếu tướng Dean nhận ra rằng quân Triều Tiên đã kiểm soát khu vực này. Có thời điểm ông đi cùng một binh sĩ Mỹ. Nhưng người này đã bị quân Triều Tiên bắt, còn ông phải tiếp tục hành trình một mình.
36 ngày sau đó, thiếu tướng Dean đi bộ ở khu ngoại ô Hàn Quốc, ăn mọi thứ mà ông nhìn thấy trên đường và đôi khi được người dân địa phương giúp đỡ. Ông đã bị sút mất 27kg chỉ sau một tháng.
Quân Triều Tiên bắt được thiếu tướng Mỹ vào ngày 25.8.1950. Hai người lính Triều Tiên nhìn thấy ông giống như sắp chết nên đã đưa về doanh trại.
Lính Triều Tiên lúc đầu không biết rằng mình đã bắt được một thiếu tướng quân đội, chỉ huy sư đoàn bộ binh số 24.
Mãi đến năm 1951, Triều Tiên mới biết được danh tính thực sự của thiếu tướng Dean và đưa đi thẩm vấn.
Sau này, ông Dean kể lại rằng mình không tiết lộ bất kỳ một thông tin nào và thậm chí còn tìm cách tự sát. Triều Tiên giam giữ vị tướng Mỹ cao cấp nhất mà họ từng bắt sống được cho đến khi hiệp định đình chiến được hai bên ký kết.
Bản thân thiếu tướng Dean nhận được Huy chương Danh dự cao quý. Nhưng cũng có những chỉ trích rằng ông đã thất bại trong việc bảo vệ căn cứ và rơi vào tay đối phương.
Kết thúc trận Taejon, quân đội Mỹ tổn thất 922 người, bị thương 228 người và 2.400 người mất tích. Thiệt hại bên phía Triều Tiên ước tính khoảng 3.000 người và 20 xe tăng.
Theo Danviet
Bên trong trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ Những người bị giam giữ tại trung tâm Adelanto bị gán mác "người nhập cư bất hợp pháp", song cuộc sống của họ được cho là dễ thở hơn nhiều so với tại các trại tị nạn. Trung tâm giam giữ nhập cư Adelanto nằm gần hạt San Bernardino, bang California, dưới sự quản lý của chính phủ Mỹ. Năm 1991, Adelanto là...