Tin mới: Lê Văn Luyện sẽ phải hầu tòa trong vụ kiện khác
Thẩm phán Thân Quốc Hùng đã đề nghị gia đình sau này có thể khởi kiện và yêu cầu Luyện bồi thường khoản chi phí chữa trị cho cháu Bích.
Sau khi phiên Tòa sơ thẩm xét xử vụ án Lê Văn Luyện kết thúc, đại diện phía gia đình bị hại trong vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cho biết sẽ khởi kiện Lê Văn Luyện ra tòa dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại về những vết thương mà cháu Bích phải gánh chịu.
Trước đó, trong phiên toàn sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Văn Luyện ba tội danh: giết người, cướp tài sản và lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đại diện gia đình bị hại đã có đơn đề nghị bị cáo này bồi thường tổng số tiền (bao gồm các khoản kê chi phí đưa cháu Bích đi nước ngoài chữa trị phẫu thuật thẩm mĩ…) hơn 1,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, do phía gia đình cháu Bích chưa đưa ra được chi tiết các khoản chi phí cho việc này nên tòa đã bác đơn của gia đình bị hại.
Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Thân Quốc Hùng đã đề nghị gia đình sau này có thể khởi kiện và yêu cầu Luyện bồi thường khoản chi phí làm phẫu thuật thẩm mỹ các vết sẹo cho cháu Bích tại tòa án dân sự.
Lê Văn Luyện sẽ phải đối mặt với một phiên tòa dân sự. (Ảnh: Nam Phong)
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, HĐXX tuyên phạt Lê Văn Luyện 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản, 9 tháng tù về tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo phải chịu hình phạt chung cho cả ba tội là 18 năm tù. Các bị cáo Lê Văn Miên bị tuyên phạt 48 tháng tù; Trương Thanh Hồng bị phạt 30 tháng tù; Lê Thị Định bị phạt 15 tháng tù; Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng tù về tội “ Che giấu tội phạm”; Trương Văn Hợp bị phạt 12 tháng tù, Dương Thị Lược bị phạt 9 tháng tù về tội “ Không tố giác tội phạm”.
Về trách nhiệm dân sự, Tòa án ND tỉnh Bắc Giang buộc Lê Văn Luyện, Lê Văn Miên và bà Trương Thị Thơm phải có trách nhiệm bồi thường cho đại diện hợp pháp của những người bị hại cho do anh Trịnh Quốc Sinh và anh Đinhh Văn Hương: chi phí mai táng phí 64 triệu đồng, điều trị cho cháu Bích tại BV Việt Đức là 57,6 triệu đồng, mất thu nhập của người nuôi cháu Bích trong thời gian nằm viện là 19,5 triệu đồng, tiền thuê xe đưa đón đưa đi viện 20 triệu đồng, bồi dưỡng cháu Bích sau khi ra viện là 25 triệu đồng, tiền tổn thất tinh thần là 124,5 triệu đồng ngoài ra, buộc Luyện cấp dưỡng cho cháu Bích mỗi tháng là 1,5 triệu đồng cho tới khi cháu đủ 18 tuổi.
Video đang HOT
Tội ác mà kẻ sát nhân đã gây ra khiến trời không dung, đất không tha, thế nhưng lại không thể tử hình được Lê Văn Luyện. (Ảnh: Nam Phong)
Theo Giáo Dục VN
"Kháng cáo để làm rõ việc Luyện có đồng phạm hay không"
Bản án dành cho Lê Văn Luyện và các đối tượng liên quan đã được xác định. Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn với nhiều tình tiết bật ra từ phiên xử. Dân trí đã có cuộc trao đổi với 2 luật sư bảo vệ phía gia đình bị hại về việc này.
Theo quan điểm các luật sư trình bày tại tòa, vụ án vẫn còn nhiều tình tiết chưa được làm sáng tỏ?
Luật sư Trần Chí Thanh (Văn phòng luật sư Tâm Đức - Đoàn luật sư TP Hà Nội): Nghi vấn lớn nhất của tôi trong vụ án là việc Luyện có đồng phạm gây án hay không?
Theo lời khai của cháu Bích, nhân chứng duy nhất của vụ án, việc cháu thấy hai thanh niên trong nhà, đêm cả gia đình bị thảm sát là hoàn toàn có thể tin cậy. Cháu Bích và Lê Văn Luyện đều là người đang ở tuổi vị thành niên nhưng tại sao bản cáo trạng chỉ ghi nhận lời khai của Luyện mà không căn cứ vào lời khai cháu Bích. Cháu Bích khai đã nhìn thấy có 2 người tham gia đột nhập và gây án, thậm chí còn khai nhìn rõ 2 đối tượng đó "đầu xanh đầu đỏ".
ghi vấn lớn nhất của tôi trong vụ án là việc Luyện có đồng phạm gây án hay không?".
Theo như lời khai của Luyện, khi xuống tầng 1 thấy có camera nên đã ngắt cầu dao điện nhưng sau đó lại kéo aptomat khiến còi báo động kêu mới hoảng sợ dập lại aptomat. Điều này mâu thuẫn bởi khi Luyện đã dập cầu dao, chỉ có trường hợp đồng phạm không biết mới kéo aptomat khiến chuông kêu. Luyện khai xuống tầng 1 căn nhà, Luyện lấy đèn pin soi ở quanh tủ trưng bày vàng nhưng thấy bị khóa. Vậy tại sao hệ thống camera lại không có hình của Luyện?
Luật sư Phạm Văn Huỳnh (Văn phòng luật sư Tâm Đức - Đoàn luật sư TP Hà Nội): Luyện khai không hề dùng dao nhọn đâm chị Chín trong khi thi thể chị Chín có nhiều vết thương tích từ dao nhọn. Bản cáo trạng dẫn lời khai của Luyện là nghe thấy chị Chín hét lên: "Anh đâm nhầm em rồi" để kết luận anh Ngọc đã đâm nhầm chị Chín liệu có chính xác? Tôi đặt câu hỏi, khi bị Luyện đâm liên tiếp rồi đạp ngã, liệu anh Ngọc còn sức bật dậy đâm nhầm chị Chín hay không?
Tại phiên tòa, luật sư cũng cho rằng có nhiều điểm đáng ngờ, phi logic trong diễn biến tâm lý sau khi phạm tội của Lê Văn Luyện?
Luật sư Trần Chí Thanh: Việc Lê Văn Luyện đột nhập, sát hại các nạn nhân, cướp vàng, thoát ra và xử lý vết thương... rất thành thục và bình tĩnh, khác với tâm lý tội phạm thông thường. Việc Hồng chở Luyện về trạm y tế xã Thanh Lâm băng bó vết thương, gặp cả mẹ Luyện và mẹ Hồng ở đó liệu có thực sự là vô tình?
Nội dung Bị cáo Hồng nhận điện thoại có hẹn trước và hẹn khi nào xong thì gọi ra đón Luyện cũng "lập lờ", không minh bạch. Vì vậy, hoàn toàn có thể đặt vấn đề Luyện gây án với sự hậu thuẫn về tâm lý từ trước.
Mức án 18 năm tù dành cho Lê Văn Luyện là theo quy định pháp luật.
Việc CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang chọn một người có vóc dáng giống Luyện thực hiện thực nghiệm hiện trường có hợp lý, đúng quy định không, thưa luật sư?
Luật sư Trần Chí Thanh: Theo Điều 153 - BLTTHS, việc thực nghiệm bắt buộc phải có sự tham gia chứng kiến của bị can, người bị hại, người làm chứng. Nhưng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng và mang tính chất thời sự nóng bỏng, luật sư phía bị hại thì lại không được thông tin, chứng kiến là điều thiệt thòi cho thân chủ của chúng tôi.
Trong lần thực nghiệm đột nhập tiệm vàng, CQĐT cử một phó công an phường có vóc dáng giống Luyện để diễn lại việc trèo vào và thoát ra khỏi tiệm vàng cũng "chưa khách quan". Giả sử người "đóng thế" trèo cây giỏi nên dễ dàng leo được lên ban công tầng 3 của tiệm vàng rồi cạy cửa đột nhập, còn Luyện phải sử dụng sự trợ giúp của đồng bọn hoặc các phương tiện khác thì kết quả phương án thực nghiệm này sẽ không thể kiểm chứng được tính chính xác lời khai của Luyện về hành vi phạm tội của mình.
Về bản án 18 năm tù dành cho bị cáo, các luật sư có ý kiến gì?
Luật sư Phạm Văn Huỳnh: Pháp luật đã quy định đối tượng phạm tội khi chưa đủ tuổi thành niên thì mức phạt "kịch khung" chỉ là 18 năm tù. Vì vậy, việc Lê Văn Luyện bị tuyên phạt 18 năm tù là đúng quy định của pháp luật.
Nhận định mức án áp dụng là đúng quy định pháp luật, thân chủ của ông vẫn kháng cáo bản án TAND tỉnh Bắc Giang với mục đích gì?
Gia đình bị hại sẽ tiếp tục kháng cáo.
Luật sư Phạm Văn Huỳnh: Việc kháng cáo bản án của toàn án tỉnh lên TAND tối cao là để đề nghị làm rõ việc Lê Văn Luyện có đồng phạm gây án hay không. Nhiều tình tiết của vụ án cũng cần phải được làm sáng tỏ như vết thương hình móng ngựa hay vết dao nhọn trên thi thể nạn nhân Đinh Thị Chín, túi xách đựng tiền, vàng của vợ chồng chủ tiệm vàng biến mất theo thông tin từ phía gia đình nạn nhân...
Vì thế, trong vòng 15 ngày sau khi bản án được tuyên, gia đình nạn nhân chắc chắn sẽ thực hiện việc kháng cáo.
Xin cảm ơn 2 luật sư!
Theo Dân Trí
Phiên tòa xử Luyện và bí ẩn trang giấy của ông nội cháu Bích Suốt phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện, ông Trịnh Văn Tín lặng lẽ ngồi, cặm cụi ghi chép, lâu lâu lại gạt nước mắt. PV đã "rọi" ống kính vào bản ghi chép đó. Là bố đẻ của anh Ngọc - nạn nhân trong vụ thảm sát cướp vàng ngày 24/8 vừa qua, ông Trịnh Văn Tín (SN 1933) cũng như bao...