Tín hiệu tích cực về khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp
Diễn biến của tín dụng trong tháng 9 vừa qua cho thấy dấu hiệu tích cực trong vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, tính đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng 4,2-4,3%, nhưng đến hết tháng 9 đã đạt khoảng 6,1%.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020 diễn ra tại Hà Nội mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đánh giá, diễn biến của tín dụng trong tháng 9 vừa qua cho thấy dấu hiệu tích cực trong vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp, từ đó cho thấy diễn biến khả quan của nền kinh tế. Cụ thể, tính đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng 4,2-4,3%, nhưng đến hết tháng 9 đã đạt khoảng 6,1%.
Tính đến hết tháng 9 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 6,1%
Trong điều kiện nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, quý I tín dụng tăng rất chậm, quý II tăng nhanh hơn một chút, nhưng vẫn trong bối cảnh hết sức khó khăn do dịch tác động tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực, thì kết quả đạt được trong quý vừa qua là rất đáng mừng.
Đặc biệt, một số lĩnh vực như nông nghiệp – nông thôn và sản xuất, kể cả lĩnh vực mà chúng ta đánh giá là vẫn còn khó khăn như dịch vụ, viễn thông, giao thông, thì đều có mức tăng trưởng tín dụng tích cực và cao hơn mức tăng chung, đạt khoảng 7%”.
Điều này cho thấy, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế đối diện nhiều khó khăn chung do tác động của dịch, song các doanh nghiệp đang chuyển biến tích cực và linh hoạt. Vì vậy, trong điều kiện vẫn còn khó khăn do có khoản nợ cũ, nhưng doanh nghiệp vẫn sẵn sàng tiếp cận các khoản vay mới trên cơ sở giãn, hoãn, cơ cấu lại các khoản nợ cũ.
Thời gian từ nay đến cuối năm, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay, trong điều kiện dịch được kiểm soát tốt như hiện nay và hoạt động của doanh nghiệp cải thiện, cùng với các chính sách hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu tích cực, thì dư nợ tín dụng có thể tăng 8-10%, khoảng trên 9% là mức khả thi.
Để đạt được mục tiên đó, theo đại điện NHNN, ngân hàng đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó thời gian qua thực hiện rất tích cực việc xử lý khó khăn cho doanh nghiệp thông qua cơ cấu lại các khoản nợ, lãi đến hạn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giải pháp giảm lãi suất vẫn được NHNN xem là quan trọng nhất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này được thể hiện ở việc, từ đầu năm đến nay NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, đặc biệt là lần thứ 3 (áp dụng từ ngày 1/10) đã có hiệu lực tức thì. Cộng hưởng lại mức giảm sau 3 lần là khoảng 1,5-2%, sẽ tạo nguồn vốn rẻ cho các NHTM để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp hơn.
Tín dụng tăng trưởng ổn định
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng trong tỉnh tăng trưởng ổn định.
Đồ họa thể hiện tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh qua các năm từ 2015-2019 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai - Đồ họa: Hải Quân)
Nguồn vốn tín dụng được đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của tỉnh, trong đó chủ yếu là cho vay các lĩnh vực ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế.
* Duy trì đà tăng trưởng
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, trong giai đoạn 2015-2020, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 11,7%/năm. Tính đến cuối tháng 8-2020, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong tỉnh đạt hơn 222,8 ngàn tỷ đồng. Riêng huy động tiền gửi ước đạt trên 221,2 ngàn tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm đạt khoảng 120,2 ngàn tỷ đồng; tiền gửi thanh toán đạt hơn 101 ngàn tỷ đồng.
Trong khi đó, dư nợ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng tăng bình quân khoảng 17%/năm trong 5 năm qua. Tính đến cuối tháng 8-2020, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 220,2 ngàn tỷ đồng. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn đạt gần 120 ngàn tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn đạt khoảng 100,2 ngàn tỷ đồng.
Trong những năm qua, ngành Ngân hàng trong tỉnh đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, sự chỉ đạo điều hành của các cấp, ngành trên địa bàn và hội sở chính của các đơn vị để tận dụng tốt các cơ hội, phát huy sức mạnh nội lực, tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trong tỉnh duy trì mức tăng trưởng ổn định về nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng trong giai đoạn vừa qua.
Khách hàng đến giao dịch tại Phòng giao dịch Giang Điền (H.Trảng Bom) của Vietcombank chi nhánh Biên Hòa. Ảnh: H.Quân
Đại diện Khối thi đua 7 cho biết, khối gồm 5 đơn vị thành viên: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Đồng Nai, Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) chi nhánh Đồng Nai, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Đồng Nai, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Đồng Nai và VietinBank chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa. Đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong khối đạt hơn 63,2 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 20 ngàn tỷ đồng so với cuối năm 2015. Mức tăng trưởng bình quân chỉ tiêu huy động của các đơn vị trong khối hằng năm ở mức 8-13%/năm. Tong du no quy đoi cua các ngân hàng tinh đen cuoi nam 2019 đat hon 54 ngan ty đong, tang xap xi 13 ngan ty đồng so voi cuoi nam 2015.
Tương tự, theo ông Hoàng Mạnh Long, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Biên Hòa, Khối trưởng Khối thi đua 8 (gồm có: Vietcombank chi nhánh Biên Hòa, Vietcombank chi nhánh Nhơn Trạch, Vietcombank chi nhánh Đông Đồng Nai, Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai, Agribank chi nhánh Nam Đồng Nai, VietinBank chi nhánh Nhơn Trạch, BIDV chi nhánh Nam Đồng Nai, BIDV chi nhánh Đông Đồng Nai, BIDV chi nhánh Biên Hòa và Ngân hàng HTX Việt Nam (Co.opBank) chi nhánh Đồng Nai), đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của các đơn vị trong khối đat khoảng 53 ngan ty đong, mức tăng trưởng về huy động vốn bình quân của khối tăng khoảng 28%. Tổng dư nợ cho vay của các thành viên trong khối đạt gần 43 ngàn tỷ đồng, loi nhuan kinh doanh sau du phong rui ro nam 2019 cua cac đon vi trong khoi đat hơn 1,8 ngan ty đong.
Nhiều ngân hàng đã chủ động triển khai các phong trào thi đua thông qua các hội nghị người lao động, hội nghị tổng kết, hội nghị điển hình tiên tiến... Đặc biệt, nhiều ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên mới trong đơn vị.
Bà Phạm Thị Thu, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Đồng Nai chia sẻ, trong nhiệm kỳ vừa qua, ngân hàng đều duy trì mức tăng trưởng cao về huy động vốn, tín dụng, lợi nhuận... Đặc biệt, dù là một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân nhưng Sacombank chi nhánh Đồng Nai luôn chú trọng việc phát triển Đảng, đoàn thể trong đơn vị. Chi bộ của ngân hàng hiện có 31 đảng viên, trong đó kết nạp mới 11 đảng viên trong nhiệm kỳ vừa qua, vượt kế hoạch đề ra. Chi bộ được công nhận Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu trong các năm 2017-2019.
* Đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên
Trong những năm qua, ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, chính sách tín dụng ngân hàng, các gói sản phẩm cho vay ưu đãi phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, cũng như thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để các khách hàng, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phù hợp theo quy định hiện hành, nhất là ở các lĩnh vực ưu tiên như: cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao...
Khách hàng giao dịch tại Agribank chi nhánh Đồng Nai. Ảnh: H.Quân
Theo NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 8-2020, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 59 ngàn tỷ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 26,8% so với tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có hơn 10,9 ngàn tỷ đồng cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản, chiếm tỉ trọng 18,5% tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ông Nguyễn Huy Trinh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Agribank chi nhánh Đồng Nai chia sẻ, trong nhiệm kỳ qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh phát triển ổn định. Nguồn vốn tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 11%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 19%/năm, vượt 9% so với chỉ tiêu. Trong đó, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể, tính đến cuối năm 2019 dư nợ cho vay về phát triển nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh đạt hơn 9 ngàn tỷ đồng, luôn chiếm tỉ trọng từ 77% trở lên so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.
Hơn thế nữa, Đồng Nai trở thành một trong 2 tỉnh dẫn đầu cả nước vì đã hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, tỉnh có nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao. Trong đó, nguồn vốn tín dụng dành cho xây dựng nông thôn mới cũng chú trọng đẩy mạnh. Tính đến cuối tháng 8-2020, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn tỉnh đạt hơn 65,7 ngàn tỷ đồng, chiếm tỉ trọng gần 30% so với tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong tỉnh.
Tương tự, theo NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến tháng 8-2020, dư nợ cho vay đối với hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đạt hơn 35,2 ngàn tỷ đồng, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt khoảng 45,9 ngàn tỷ đồng... Dư nợ ở các lĩnh vực này đều đạt mức tăng trưởng ổn định trong những năm qua.
Đặc biệt, thời gian gần đây, trước những tác động của đại diện Covid-19, hoạt động của nhiều khách hàng, doanh nghiệp gặp khó khăn, ngành Ngân hàng trong tỉnh đã kịp thời triển khai những giải pháp, gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Theo ông Vũ Đức Quang, Giám đốc BIDV chi nhánh Biên Hòa, thời gian vừa qua, chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khách hàng có yêu cầu, miễn, giảm lãi các khoản vay cũ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của NHNN và cho vay mới với lãi suất ưu đãi... Đối tượng khách hàng được hỗ trợ phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu...
Ông Phạm Quốc Bảo, Phó giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai chia sẻ, từ đầu năm 2020 đến nay, ngành Ngân hàng ở Đồng Nai đã triển khai nhiều chương trình, phương án hỗ trợ tín dụng theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của NHNN Việt Nam nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng, nhất là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tính đến nay, số dư nợ mà các tổ chức tín dụng trong tỉnh đã triển khai các chương trình hỗ trợ theo Thông tư 01 nói trên đạt hơn 5,1 ngàn tỷ đồng.
Méo mặt vì lãi suất vay giảm... nhỏ giọt Các doanh nghiệp than phiền rằng không chỉ lãi suất cho vay cao mà thủ tục cũng phức tạp, dẫn đến việc họ không mấy mặn mà vay vốn. Mặc dù lãi suất đầu vào (lãi suất tiền gửi tiết kiệm) liên tục điều chỉnh giảm sâu nhưng lãi suất đầu ra (lãi suất cho vay) vẫn cao ngất ngưởng, nhất là cho...