Tín hiệu lạc quan từ tàu chở phân bón Nga rời cảng EU
Chuyến hàng 20.000 tấn phân bón Nga kẹt ở châu Âu sẽ khởi hành sang châu Phi trong tuần tới.
Theo kênh truyền hình RT, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 11/11 thông báo số phân bón của Nga đang mắc kẹt tại cảng Rotterdam, Hà Lan do các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột Ukraine sẽ được vận chuyển tới Malawi trong tuần tới theo Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ.
Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức cấp cao LHQ và phái đoàn của Nga do Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Vershinin dẫn đầu.
Trong cuộc họp, các bên tập trung giải quyết vấn đề Nga không hài lòng về nỗ lực hạn chế của LHQ trong thuyết phục các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt các mặt hàng nông sản Nga. Trước đó, theo thỏa thuận đạt được giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc do LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, LHQ cam kết sẽ hỗ trợ để Nga không chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt. Về phần mình, Nga cho biết họ có thể chọn không gia hạn thỏa thuận, dự kiến hết hạn vào ngày 19/11, nếu LHQ không tuân thủ những cam kết.
Video đang HOT
Trước đó, ông Dmitry Polyansky – Phó đại diện Nga tại LHQ nhấn mạnh Nga coi ngày hết hạn của thỏa thuận ngũ cốc Ukraine là thời hạn để LHQ thể hiện được những thay đổi trong thực hiện các cam kết dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga.
“Quyết định xem có kéo dài chương trình ngũ cốc Ukraine sẽ phụ thuộc vào phần điều kiện của Nga có được hoàn thành hay không”, ông Dmitry Polyansky cảnh báo.
Ngày 11/11, chính phủ Hà Lan xác nhận số hàng phân bón của Nga đã được phép rời cảng theo yêu cầu của LHQ.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết: “Quyết định cho phép phân bón Nga rời cảng được đưa ra dựa trên sự đảm bảo của LHQ rằng nó được giao đến địa điểm thỏa thuận từ trước, là Malawi. Công ty Nga cũng như cá nhân bị trừng phạt sẽ không thu được gì từ giao dịch này”.
Bộ Ngoại giao Hà Lan không tiết lộ tên công ty Nga sở hữu lô hàng. Tuy nhiên, vào đầu tháng 11, hãng thông tấn TASS đưa tin rằng nhà sản xuất phân bón của Nga Uralchem-Uralkali sẵn lòng quyên góp 240.000 tấn phân bón bị mắc kẹt trong các kho của EU cho mục đích nhân đạo, với chuyến hàng đầu tiên được chuyển đến Malawi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tổng cộng 300.000 tấn phân bón của Nga đang mắc kẹt tại các cảng của EU do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Vào tháng 9, nhà lãnh đạo này nói Nga sẵn sàng cung cấp miễn phí số phân bón này cho các quốc gia đang phát triển.
Nga là một trong số những quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất trên thế giới. Tương lai không chắc chắn về nguồn cung này do bị trừng phạt đã làm gia tăng nỗi lo về mất an ninh lương thực, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo.
COP27: LHQ công bố khởi động Sáng kiến thị trường carbon châu Phi
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, Liên hợp quốc ngày 8/11 đã công bố khởi động Sáng kiến thị trường carbon châu Phi (ACMI) trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27).
Bên trong Trung tâm Hội nghị Quốc tế Sharm El-Sheikh ở thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập, nơi diễn ra Hội nghị COP27, ngày 5/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Sáng kiến này có mục đích mở rộng đáng kể sự tham gia của châu Phi vào các thị trường carbon tự nguyện và được đưa ra bởi một ủy ban chỉ đạo với sự tham gia của 13 thành viên bao gồm các nhà lãnh đạo châu Phi, các giám đốc điều hành và các chuyên gia tín dụng carbon.
Sáng kiến ACMI được triển khai với sự phối hợp với Liên minh Năng lượng Toàn cầu cho con người và hành tinh (GEAPP), tổ chức Năng lượng Bền vững cho Tất cả (SEforALL) và Ủy ban kinh tế châu Phi thuộc LHQ, và sự hỗ trợ của các hai nhà vận động chống biến đổi khí hậu của LHQ là Mahmoud Mohieldin và Nigel Topping. ACMI đã công bố một tham vọng lớn đối với châu Phi nhằm đạt mục tiêu sản xuất hằng năm 300 triệu tín chỉ carbon vào năm 2030. Mức sản xuất này dự kiến sẽ mang lại doanh thu 6 tỷ USD và hỗ trợ việc làm cho khoảng 30 triệu người.
Nhiều quốc gia châu Phi bao gồm Kenya, Malawi, Gabon, Nigeria và Togo đã chia sẻ cam kết hợp tác với Sáng kiến ACMI để mở rộng quy mô sản xuất tín chỉ carbon thông qua các kế hoạch kích hoạt thị trường carbon tự nguyện.
Ngày 7/11, Tổng thống Senegal đồng thời là Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU), ông Macky Sall, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện đầy đủ tất cả cam kết chống biến đổi khí hậu, cho rằng cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính 100 tỷ USD mỗi năm là không đủ và cần nâng lên 200 tỷ USD.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Phi là khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu. Lượng phát thải ở châu Phi chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng phát thải toàn cầu, nhưng đây lại là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
COP27 đang diễn ra từ ngày 6 - 18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh, ở Biển Đỏ của Ai Cập, trong bối cảnh có nhiều lời cảnh báo về việc suy giảm nỗ lực cắt giảm khí thải, cũng như những lời kêu gọi các nước giàu hỗ trợ nước nghèo khắc phục hậu quả của thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nga ra hạn chót về thỏa thuận ngũ cốc cho Liên hợp quốc Một nhà ngoại giao cấp cao của Nga cho biết Nga cần nhận thấy tiến triển về hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của nước này trước ngày 18/11. Ngũ cốc trong kho dự trữ tại Ukraine. Ảnh: AFP Theo kênh truyền hình RT, đây cũng là ngày hết hạn thỏa thuận ngũ cốc trước đó do Nga và Ukraine đạt được thông...