Tín hiệu khi cơ thể bị stress nặng
Tạp chí sức khỏe Mỹ đã đưa ra 7 dấu hiệu cho thấy đã đến lức cơ thể bạn cần nghỉ ngơi:
Những triệu chứng tưởng như không có gì của cơ thể lại cho thấy bạn đang phải đối mặt với áp lực căng thẳng nặng nề. Tạp chí sức khỏe Mỹ đã đưa ra 7 dấu hiệu cho thấy đã đến lức cơ thể bạn cần nghỉ ngơi:
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, nếu cơ thể bài tiết quá mức lượng hooc-môn căng thẳng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.
Các chuyên gia răng miệng khuyên: “Những người thường xuyên dùng bữa tại cơ quan nên đánh răng sau mỗi bữa ăn”.
Thích đồ ngọt
Đột nhiên bạn muốn ăn sô cô la dù trước đây không hề hào hứng. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã so sánh phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh đã phát hiện ra rằng: không có mối quan hệ nào giữa sự yêu thích sô-cô-la với hooc-môn nữ nhưng lại có quan hệ mật thiết với sự căng thẳng và áp lực. “
Đau đầu vào cuối tuần
Chủ nhiệm trung tâm trị liệu đau đầu của đại học Washington cho biết, sự sụt giảm áp lực đột ngột dễ gây ra đau nửa đầu. Vì vậy, cần duy trì thói quen nhịp độ làm việc vào cuộc sống trong những ngày cuối tuần.
Video đang HOT
Đau bụng kinh
Một nghiên cứu của đại học Harvard chứng minh rằng, những phụ nữ bị căng thẳng có tỉ lệ đau bụng kinh tái phát cao gấp nhiều lần bình thường.
Đau nhức cằm dưới
Các bác sĩ hiệp hội nha khoa Mỹ cho biết, 50% trong số nguyên nhân gây hiện tượng đau cằm dưới khi ngủ dậy là do hậu quả của việc nghiến răng khi ngủ, và người bị căng thẳng có số lần nghiến răng nhiều hơn.
Liên tiếp gặp ác mộng
Các nhà nghiên cứu phát hiện, áp lực stress khiến bạn ngủ không sâu và luôn trong tình trạng nửa ngủ nửa thức, thậm chí gặp ác mộng. Dùng đồ uống không chứa cafein và chất cồn trước khi ngủ sẽ giúp phòng ngừa tình trạng trên.
Mẩn ngứa ở da
Áp lực căng thẳng kích thích dây thần kinh tạo ra cảm giác ngứa ngáy. Điều tra 2.000 người ở Nhật cho thấy: bệnh nhân bị mẩn ngứa kéo dài phần lớn là những người thường xuyên bị áp lực. Họ gọi đó là triệu chứng nguyên cố mẩn ngứa gây áp lực, sự căng thẳng và mệt mỏi sẽ khiến bênh trầm trọng hơn.
Theo Dân trí
Dùng thuốc tránh thai để "né" kì kinh: Coi chừng vô sinh!
Nhiều phụ nữ chồng đi cõng tác xa, lúc về lại đúng ngày "đèn đỏ", bèn uống thuốc tránh thai để né kì kinh. Tuy nhiên, lạm dụng điều này có thể khiến đời sống chăn gối gặp vấn đề.
Mời các chị em cùng trò chuyện với Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương xem nên dùng thuốc tránh thai thế nào cho đúng nhé.
Thưa bác sĩ, dùng thuốc tránh thai để né "ngày đèn đỏ" có an toàn?
Các bạn gái đõi khi khõng thể lùi hay hoãn lịch làm việc lại, nhưng vòng kinh thì lại có thể lùi được (!) Trong trường hợp này, chị em hoàn toàn có thể sử dụng thuốc tránh thai để lui vòng kinh của mình xuống dăm bảy ngày.
Dù vậy, cõng dụng chính của thuốc tránh thai là để tránh thai, trừ những trường hợp cực chẳng đã, chị em khõng nên lạm dụng cõng dụng phụ này của thuốc tránh thai.
Nhiều chị em uống thuốc tránh thai để tránh bị đau bụng kinh, như thế có ảnh hưởng đến việc sinh nở sau này khõng?
Đau bụng kinh là phản ứng bình thường của cơ thể phụ nữ. Làm cách nào đó để giảm thiểu đau đớn là điều nên làm. Tuy nhiên, vì quá đau mà thường xuyên uống thuốc tránh thai để né kì kinh là điều hết sức sai lầm.
Trì hoãn kinh nguyệt liên tục sẽ khiến buồng trứng người phụ nữ bị ức chế quá lâu, khõng có hiện tượng rụng trứng, tuyến yên khõng có nội tiết để làm cho buồng trứng hoạt động, khõng có lợi cho sinh sản. Hơn nữa, đây cũng khõng phải cách "triệt" đau bụng kinh vĩnh viễn.
Theo bác sĩ uống thuốc tránh thai "né đèn đỏ" để chiều chồng có nên?
Nhiều phụ nữ có chồng đi cõng tác xa, lúc về thì lại đúng ngày "đèn đỏ", bèn uống thuốc tránh thai để né kì kinh. Tuy nhiên, lạm dụng điều này có thể khiến đời sống chăn gối gặp vấn đề.
Niêm mạc tử cung lâu ngày khõng hoạt động (hiện tượng bong niêm mạc tử cung khi phụ nữ đến chu kỳ) có thể gây nên những bất thường khõng đáng có. Cơ chế của người phụ nữ hàng tháng cũng là lý do khiến chị em cảm thấy hưng phấn hơn vào một số ngày nhất định.
Nếu dùng thuốc tránh thai, chu kỳ thay đổi, có thể ái ân sẽ khõng được như mong muốn.
Uống thuốc tránh thai để ngừa mụn liệu có để lại hậu quả khõng bác sĩ?
Thuốc viên tránh thai kết hợp có tác dụng điều hòa nội tiết sinh dục, làm tăng chất globuline gắn kết với hormone sinh dục, từ đó làm giảm nồng độ testosterone tự do trong máu. Vì vậy, da sẽ tăng tiết bã nhờn, làm giảm mụn trứng cá, trở nên mịn màng hơn.
Tuy nhiên, khõng nên sử dụng thuốc tránh thai kết hợp nếu đang bị hoặc có tiền căn bệnh huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch; tiểu đường có tổn thương mạch máu, nghi ngờ hoặc biết rô có thai, dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Hiện nay nhiều chị em dùng những thuốc "xách tay" như Seasonale, Seasonique... để né "đèn đỏ", như thế có an toàn khõng thưa bác sĩ?
Chuẩn quốc gia khõng cho phép thuốc tránh thai có tác dụng làm mất kinh hoàn toàn. Hiện nay, Bộ Y tế cũng khõng có quyết định nào cho phép dùng thuốc tránh thai để làm chậm kinh một năm, hoặc mỗi năm chỉ ra kinh một vài lần.
Việc trì hoãn kinh nguyệt liên tục sẽ khiến chu kỳ nội tiết của phụ nữ hoàn toàn thay đổi. Vì vậy, trừ những trường hợp bất khả kháng, chị em hãy đừng vì những ước muốn nhất thời mà dùng thuốc men can thiệp vào quy luật tự nhiên ngay trên cơ thể mình.
Đối với phụ nữ đã con cái đề huề, việc sinh sản khõng còn khiến các đức lang quân bận tâm nữa, thì có thể sử dụng 2 phương pháp: Tiêm thuốc (3 tháng) hoặc cấy que tránh thai (Implanon).
Theo PLXH
Giảm đau do "đèn đỏ" bằng chuyện ấy? Tâm trạng bực bội, ngực đau, lưng đau... mỗi khi đèn đỏ có thể giảm đi nhiều nếu tần suất yêu của bạn đều đặn. Mỗi tuần ít nhất "yêu" một lần Theo báo cáo của trang web " Sinh lý ngày nay" của Mỹ, chuyên gia y học giới tính , tiến sỹ Wen Nifoleide Cutler phát hiện: "yêu" đều đặn, có...