Tín dụng xanh cho năng lượng sạch
Ngân hàng đang chào mời nhiều khoản tín dụng ưu đãi cho mảng đầu tư năng lượng sạch.
Chỉ mới thâm nhập vào mảng năng lượng tái tạo từ năm 2019, REE đã nhanh chóng giành được vị thế trên thị trường nhờ vào uy tín và tiềm lực tài chính từ nhiều phía.
Vào ngày 19.11 vừa qua, REE SE (Ree Solar Energy, một công ty con của Tập đoàn REE) đã nhận được gói tín dụng xanh dài hạn từ Ngân hàng HSBC lên tới 660 tỉ đồng để đầu tư vào dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà và khoản tài trợ thương mại trị giá 150 tỉ đồng.
Cùng với HSBC, nhiều ngân hàng khác cũng đang dành khoản vay ưu tiên cho những dự án đầu tư điện năng lượng mặt trời. Chẳng hạn, Ngân hàng Bản Việt đang triển khai gói tín dụng 950 tỉ đồng ưu tiên cho các dự án đầu tư năng lượng điện mặt trời; thời hạn vay đến 7 năm, tỉ lệ tài trợ tới 85% tổng dự án. Sacombank có chương trình cho vay lên đến 70% nhu cầu vốn đầu tư dự án điện mặt trời, cho khách hàng doanh nghiệp tại khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Trao đổi với NCĐT, bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc Toàn quốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn HSBC, cho biết, có nhiều lý do cho sự hợp tác với REE lần này. Thứ nhất, HSBC đã đồng hành với REE từ năm 1995, quá trình hợp tác đủ dài để tin tưởng vào triển vọng phát triển của REE. Thứ 2, dự án năng lượng mặt trời của REE thỏa mãn các tiêu chí đầu tư chuẩn của Hiệp hội Thị trường cho vay châu Á cả về hiệu quả lẫn mục tiêu sử dụng. Dự án này cũng nằm trong cam kết cung cấp gói tín dụng xanh của HSBC đối với Việt Nam.
Video đang HOT
Tập đoàn REE có xuất phát điểm từ 3 lĩnh vực kinh doanh chính gồm cơ điện lạnh (M&E), bất động sản và hạ tầng tiện ích điện và nước. Trong nhiều năm nay, dù M&E vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu doanh thu nhưng tỉ lệ lợi nhuận lại suy giảm rõ rệt. Theo kết quả kinh doanh trung bình trong 9 tháng đầu năm 2020 của REE, M&E đóng góp lớn nhất trong cơ cấu doanh thu với 59% như chỉ đóng góp 15% lợi nhuận sau thuế. Còn mảng hạ tầng điện và nước lại mang về lợi nhuận cao nhất, chiếm tới 46% tổng lợi nhuận của REE, tình trạng tương tự cũng đã xảy ra trong năm 2018 và năm 2019.
Trước thực trạng lợi nhuận sụt giảm mạnh ở mảng M&E và bất động sản cũng chưa thể phục hồi nhanh chóng, việc tập trung vào năng lượng tái tạo đang là bước đi sáng suốt của REE tới thời điểm hiện tại. Quy mô vốn điều lệ của REE SE đã đạt 350 tỉ đồng, tăng hơn 308 tỉ đồng chỉ trong 9 tháng đầu năm. Riêng REEPRO, thuộc lĩnh vực thi công, lắp đặt các dự án điện mặt trời, cũng nhanh chóng mang về 17 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm đầu tiên hoạt động.
Về những khó khăn và thử thách khi chuyển hướng tập trung phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể là điện mặt trời áp mái, ông Huỳnh Thanh Hải, Tổng Giám đốc REE Corp, cho biết: “Đối với mảng điện mặt trời là không áp lực, vì nhu cầu thị trường đang rất lớn, khi lắp đặt xong thì thương mại ngay là có tiền. Nếu chính sách giá điện của Chính phủ không có gì thay đổi, vẫn duy trì ở mức 8,38 cent/kWh cho điện áp mái như hiện tại, REE dự kiến sẽ đầu tư 100 MW mỗi năm, khoảng 1.000 tỉ đồng”.
Doanh thu chính của các dự án điện mặt trời áp mái của REE SE đến từ việc bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam giá cố định 20 năm không thay đổi. “Với điện mặt trời, Bộ Công Thương đang ưu tiên giải tỏa công suất 100% khi đã ký hợp đồng, có bao nhiêu thì phát trên lưới bấy nhiêu, ngành điện sẽ điều độ giảm nguồn điện từ thủy điện và nhiệt điện, để dự trữ lại dùng cho các việc sau. Vì thế, đầu ra của điện mặt trời áp mái không phải là vấn đề lớn”, ông Hải chia sẻ thêm.
Nguồn thu tiếp theo đến từ khách hàng của từng dự án, giá điện cung cấp cho người tiêu dùng, người sản xuất thường thấp hơn giá bán cho điện lực. Ước tính tỉ suất lợi nhuận của các dự án điện mặt trời áp mái của REE SE dao động từ 10-20%.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, thuộc Bộ Công Thương, đến năm 2023, Việt Nam có thể sẽ thiếu hụt 15 tỉ kWh (tương ứng 5% nhu cầu) cho thấy tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo là rất lớn. Chi phí lắp đặt điện mặt trời áp mái lại đang giảm đều mỗi năm khoảng 10-15%, dẫn đến yếu tố cạnh tranh chính giữa các nhà thầu hiện nay là chi phí vốn và chủ trương đầu tư.
“Ở nước ngoài, các nhà đầu tư năng lượng sạch huy động được vốn nhàn rỗi cao, lãi suất tương đối thấp. Họ đầu tư vào lĩnh vực này với mục đích mang lại giá trị xã hội nhiều nên biên lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn. Nhà đầu tư nước ngoài là những đối thủ mà REE lo lắng nhiều”, ông Hải chia sẻ thêm.
DN Thái mua điện mặt trời Phong Điền II, đại gia Trần Thị Hương Hà lãi "khủng"?
Với việc doanh nghiệp Thái mua lại toàn bộ dự án Nhà máy điện mặt trời Phong Điền 2 với chi phí gần 40 triệu USD, đai gia Tran Thi Huong Ha cùng nhóm đầu tư thu về hàng trăm tỷ đồng.
Theo tờ Bangkok Post, Gunkul Engineering Public Co., Ltd (Thái Lan) vừa công bố thông tin về việc mua lại toàn bộ dự án Nhà máy điện mặt trời Phong Điền 2 tại thôn Lương Mai, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với chi phí 39,85 triệu USD.
Theo đại diện của Gunkul, thương vụ được ký kết tuần trước bao gồm việc mua 49% cổ phần từ Bangjak Green Energy Co - công ty con của BS Industry Service Co (Bangkok) và 51% cổ phần từ hai cổ đông cá nhân Việt Nam là bà Trần Thị Hương Hà (46%) và bà Phan Thị Bích Nga (5%).
Ảnh minh họa.
Theo thông tin trên báo chí, dự án nhà máy điện mặt trời Phong Điền 2 có tổng công suất 50 MW, tổng vốn khoảng 120 tỷ đồng, điện năng sản xuất hằng năm gần 68 triệu kWh/năm. Chủ đầu tư dự án là CTCP Đầu tư Đoàn Sơn Thuỷ (Đoàn Sơn Thuỷ) - một thành viên thuộc Wealth Power Group Vietnam của nữ "đại gia" Trần Thị Hương Hà (SN 1975).
CTCP Đầu tư Đoàn Sơn Thuỷ thành lập vào tháng 1/2017, với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lâp là Giám đốc Trần Thị Hương Hà (nắm giữ 80% VĐL), bà Lê Thị Bình (5%) và bà Phan Thị Bích Nga (15%).
Theo dữ liệu của Viettimes, tính đến ngày 31/5/2020, tổng tài sản của Đoàn Sơn Thuỷ đạt 407 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 299 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu là 300 tỷ đồng.
Với 39,85 triệu USD (khoảng 925 tỷ đồng), Đoàn Sơn Thuỷ của nữ "đại gia" Trần Thị Hương Hà đang được doanh nghiệp Thái định giá cao hơn gấp 3 lần.
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn đầu tư, thương vụ chuyển nhượng này cũng mang về cho nữ "đại gia" Trần Thị Hương Hà và nhóm nhà đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Việc đầu tư vào nhà máy điện mặt trời này là một phần trong chiến lược của Gunkul để trở thành một doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Gunkul đã có kế hoạch phát triển nhiều hơn trong lĩnh vực nhà máy điện, cả trong nước và quốc tế. Theo đó, đại diện Gunkul nhận định, năng lượng tái tạo là lĩnh vực có tiềm năng lớn hiện nay và rủi ro kinh doanh cũng rất thấp.
Hà Đô huy động 250 tỷ đồng trái phiếu đầu tư dự án điện gió và thủy điện Hà Đô huy động trái phiếu để đầu tư thêm vào dự án điện gió 7A và thủy điện Đắk Mi 2. Năm 2019, mảng năng lượng chỉ đóng góp 11,2% tổng doanh thu nhưng chiếm 23% tổng lợi nhuận gộp. Doanh nghiệp vừa khánh thành nhà máy điện mặt trời Infra tổng đầu tư 1.066 tỷ đồng. Tập đoàn Hà Đô (HoSE:...