Tín dụng sinh viên chưa theo kịp tốc độ tăng học phí

Theo dõi VGT trên

Tín dụng sinh viên chưa theo kịp tốc độ tăng học phí

LĐO | 08/06/2020 | 09:00

Tín dụng sinh viên được đánh giá là một chính sách nhân văn, góp phần đảm bảo cơ hội được học tập của mọi học sinh nếu có năng lực và nguyện vọng vào đại học.

Tuy nhiên, mức cho vay tối đa hiện nay là 2,5 triệu đồng/tháng/người, trong khi học phí đại học nhiều trường tăng từ 2-5 lần. Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách tín dụng sinh viên vẫn chưa theo kịp giai đoạn tự chủ đại học.

Tín dụng sinh viên chưa theo kịp tốc độ tăng học phí - Hình 1

Sinh viên một trường đại học tại Hà Nội. Ảnh: Bích Hà

Nâng mức vay tín dụng, thêm chính sách hỗ trợ

Theo lộ trình, từ năm 2020, các trường đại học sau khi đủ điều kiện tự chủ sẽ tự xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Dự báo học phí đại học trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay.

Thực tế những ngày qua, khi các trường khối y dược công bố mức học phí mới, nhiều học sinh, phụ huynh đã “sốc” vì có ngành học tăng học phí gấp 5 lần so với hiện nay. Trung bình người học sẽ phải bỏ ra từ 2-7 triệu đồng/tháng để đóng học phí, chưa kể chi phí sinh hoạt hằng ngày. Việc tăng mạnh học phí đang kéo theo nỗi lo những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi sẽ khó có cơ hội học đại học.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên ( Bộ Giáo dục và Đào tạo) – cho biết, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và các bộ ngành liên quan có nhiều chính sách để hỗ trợ sinh viên, đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội vào học đại học.

Video đang HOT

Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Đây là chính sách để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường. Mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

Qua hơn 10 năm triển khai, chương trình tín dụng học sinh, sinh viên đã đem lại nhiều kết quả tích cực, đã thực hiện cho vay hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mang lại cơ hội học tập cho nhiều người. Đến năm 2019, sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực và Luật Giáo dục sửa đổi được Quốc hội thông qua, lường trước việc mở rộng quyền tự chủ đại học sẽ dẫn đến việc tăng học phí, Bộ GDĐT và Bộ Tài chính đã đề xuất nâng hạn mức tín dụng đối với học sinh, sinh viên để các em có thể trang trải được chi phí học tập khi học phí tăng.

“Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1656 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, mức cho vay tối đa mới là 2,5 triệu đồng/tháng/người. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.12.2019. Người vay được trả nợ sau khi tốt nghiệp theo từng tháng và không dựa vào mức thu nhập người vay. Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ căn cứ vào mức thu học phí, sinh hoạt phí và nhu cầu người vay để quyết định mức cho vay cụ thể” – đại diện Bộ GDĐT thông tin.

Ngoài việc nâng mức vay tín dụng cho sinh viên nói chung, Bộ GDĐT cũng đang đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách miễn học phí đối với sinh viên sư phạm, để thu hút người giỏi cho ngành này.

Ngoài miễn học phí, sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ thêm 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Tuy nhiên, nếu ra trường không công tác trong ngành Giáo dục, hoặc công tác trong ngành Giáo dục không đủ thời gian theo quy định sẽ phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.

“Bộ GDĐT đang hoàn thiện dự thảo nghị định quy đinh về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm và sớm ban hành để áp dụng từ năm học tới”- ông Bùi Văn Linh cho biết.

Vay tín dụng vẫn khó đủ tiền đi học

Dù có chính sách vay tín dụng, tuy nhiên với mức học phí mới của trường y dược phía Nam, lên đến 5-7 triệu đồng/tháng thì vẫn quá sức với học sinh, sinh viên nghèo. Thời gian tới khi các trường đều được tự chủ toàn diện, học phí chắc chắn tăng, sẽ có gia đình, dù vay tín dụng vẫn không thể đủ tiền để cho con em đi học.

Phạm Thái Sơn – sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – cho hay, số tiền vay từ chương trình tín dụng sinh viên không đủ số với mức học phí của trường khiến em vô cùng khó khăn để lo đủ tiền học mỗi kỳ.

“Gia đình em là hộ nghèo nên thuộc diện được hưởng chính sách vay vốn ngân hàng để học đại học, với mức vay là 12.500.000 đồng/năm học với mức lãi suất là 0,5%. Trong khi đó, ngành học của em có mức học phí là 15.500.000 đồng/năm. Vì số tiền vay được không đủ nên kể từ khi nhập học em đã đi làm thêm nhiều công việc khác để bù vào tiền học phí và trang trải cuộc sống. Làm thêm nhiều đôi lúc khiến em cũng không còn đủ thời gian để tập trung học tập” – Sơn chia sẻ.

Cũng rơi vào tình cảnh khó khăn như Sơn, em Nguyễn Như Quỳnh (sinh viên đang học tại Trường Đại học Thương mại) nói rằng, năm học đầu tiên thì mức vay tín dụng tạm đủ để đóng học phí. Tuy nhiên, mỗi năm học phí đều tăng theo lộ trình mà số tiền được vay thì vẫn giữ nguyên.

“Chính sách vay tín dụng chưa theo kịp lộ trình và tốc độ tăng học phí của các trường, nên sinh viên chúng em đang gặp khó khăn. Em đành dùng tiền vay được của kỳ sau bù lên cho số tiền học phí thiếu hụt của kỳ trước. Đến kỳ tiếp theo sẽ phải dành nhiều thời gian đi làm thêm để lấy tiền đóng học”- Quỳnh nói.

Ngoài ra, Quỳnh cũng kiến nghị cần kéo dài thời hạn trả nợ thành 2 năm sau khi ra trường thay vì 1 năm như hiện tại để giảm bớt áp lực cho sinh viên nghèo.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên Bùi Văn Linh, hạn mức vay vừa được Chính phủ điều chỉnh tăng lên 2,5 triệu đồng/tháng và mới có hiệu lực từ cuối năm 2019. Hiện cũng chưa kiến nghị để tiếp tục nâng mức vay tín dụng vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ông cho rằng, lúc này các trường đại học rất cần thể hiện trách nhiệm xã hội, có thêm những chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tăng học bổng cấp cho sinh viên nỗ lực trong học tập, để không ai phải bỏ học vì tăng học phí.

ĐH Y dược tăng học phí: Tự chủ, nhưng không thể tăng vô tội vạ

Tự chủ đại học đi liền với tăng học phí, nhưng việc tăng như thế nào là hợp lý thì không phải trường đại học nào cũng đưa ra được.

ĐH Y dược tăng học phí: Tự chủ, nhưng không thể tăng vô tội vạ - Hình 1

Với việc các trường H tự chủ, người học sẽ phải chịu áp lực rất lớn là học phí tăng Ảnh: Như Ý

Trường đại học (ĐH) Y Dược TPHCM vừa công bố mức học phí tăng chóng mặt từ mức 13 triệu đồng/năm lên 50-70 triệu đồng/năm trong phương án tuyển sinh 2020. TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho rằng, các trường công lập được tự chủ, chi phí đào tạo sẽ phải được tính cân bằng giữa thu và chi.

"Nếu được tự chủ, người học sẽ phải đóng phần lớn chi phí đào tạo nhưng vẫn phải trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng xã hội. Đối với các trường công, học phí phải phù hợp, ở mức độ vừa phải với thu nhập của người dân, chứ không được lấy học phí cao chót vót. Các trường cần lưu ý không thể lẫn lộn, không thể đánh đồng giữa học phí và chi phí đào tạo", ông nói.

Theo ông Khuyến, nếu chi phí đào tạo sau tự chủ lên quá cao thì cần tính toán lại để các chi phí khác như nghiên cứu khoa học, dịch vụ, sản xuất... phải gánh bớt. Các thông tin này phải minh bạch và công khai để xã hội hiểu tại sao học phí lại tăng cao như vậy.

"Nhiều trường sẽ lý giải là không thu như thế không thể đào tạo được, nhưng lãnh đạo các trường phải tính đến giảm chi phí đào tạo, thậm chí cân đối lại chất lượng đầu ra để vẫn đảm bảo chi phí vừa phải, phù hợp với học phí. Còn nếu muốn tăng hoặc giữ nguyên chất lượng thì phải tìm thêm các nguồn khác chứ không thể nâng vô tội vạ được", ông nói.

Cần tính đến sức chịu đựng của người dân

PGS. Nguyễn Văn Sơn, nguyên Hiệu trưởng ĐH Y dược, ĐH Thái Nguyên, cho biết, đào tạo y tương đối tốn kém vì không thể đào tạo chay. Hơn nữa, khi đi thực tập tại bệnh viện, những chi phí như bông băng, kim tiêm..., nhiều khi trường cũng phải thanh toán cho bệnh viện.

Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, khi tính giá dịch vụ, các trường phải cân đối theo tình hình chung, đảm bảo người học chịu đựng được. "Nếu nói cao mới đào tạo được cũng là đúng, nhưng như thế nào là vừa đủ thì phải có lộ trình. Hiện đang có mâu thuẫn giữa chất lượng và chi phí. Muốn chất lượng phải có kinh phí tương ứng. Nhưng không thể thu đủ từ năm đầu tiên", ông nói.

Theo ông Khuyến, nhiều trường đang nhầm lẫn về tự chủ, tự chủ không có nghĩa là tăng học phí. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, một trong những trường đã được tự chủ, nói rằng, học phí theo Nghị định 86 còn thấp và chưa được tính đúng tính đủ.

Nếu tính đúng tính đủ thì học phí các ngành kỹ thuật phải gần 50 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, nếu tăng cao như vậy sẽ là rào cản cho sinh viên nghèo. Sau khi tự chủ, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cố gắng đưa ra chính sách học phí thuộc loại thấp nhất trong các trường ĐH tự chủ nhờ chính sách tiết kiệm nguồn lực, chi phí điện nước, vận động tài trợ từ cựu sinh viên và doanh nghiệp.

Nhà trường cũng giao các công việc thời vụ cho sinh viên làm để các em có thu nhập. Quỹ học bổng cũng tăng lên gấp 3 sau tự chủ giúp nhiều sinh viên nghèo được miễn 100% học phí. Việc các trường ĐH công lập thực hiện tự chủ tài chính sẽ bị áp lực tăng thu do ngân sách nhà nước giảm cấp kinh phí, điều này hoàn toàn dễ hiểu.

TS. Khuyến cho rằng, thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, để hài hòa giữa nhà trường và sinh viên, không gây sức ép quá lớn về tài chính, Nhà nước cần sớm ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục đào tạo để làm căn cứ để các trường ra được quyết định mức thu học phí. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các trường về vấn đề thu học phí.

"Chính sách tín dụng cho sinh viên cũng phải thay đổi để phù hợp với học phí mới. Người học và gia đình cũng nên thay đổi nhận thức. Học H là một sự đầu tư. Vay để học rồi đi làm sẽ trả là xu thế chung của thế giới. Năm nào trường cũng gặp gỡ những em khó khăn đột xuất 2 lần". PGS. ỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng H Sư phạm TPHCM.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:21Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm00:591 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Hai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vongHai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vong
14:44:47 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Dậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thaiDậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thai
15:00:04 07/02/2025
Hình ảnh bàn chân thương tật trên mạng không phải của Đàm Vĩnh HưngHình ảnh bàn chân thương tật trên mạng không phải của Đàm Vĩnh Hưng
14:40:28 07/02/2025
"Nụ hôn bạc tỷ" vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng"Nụ hôn bạc tỷ" vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng
14:50:36 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành: "Tôi không khổ sở trong việc đóng vai người yêu vợ"

Trấn Thành: "Tôi không khổ sở trong việc đóng vai người yêu vợ"

Sao việt

20:29:45 07/02/2025
Cứ tối ngày cứ đi nói người ta không hạnh phúc. Thời gian đó làm ơn ngó lại mình coi mình đã hạnh phúc hay chưa , Trấn Thành bày tỏ.
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát

Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát

Pháp luật

20:28:02 07/02/2025
Ngày 7/2, Công an huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh điều tra vụtrộm xe máy, đối tượng gây ánbỏ chạy từ TP Hồ Chí Minh về Long An sau đó dùng dao tự đâm vào người gây thương tích...
Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Sáng tạo

20:23:01 07/02/2025
Về quê ăn Tết Nguyên đán, tôi lác mắt vì những món đồ bố mua: Siêu cấp tiện lợi, tiết kiệm nhiều sức nhiều tiền!
Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Tin nổi bật

20:00:38 07/02/2025
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu, đặc điểm của loại tội phạm này là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng...
Hành động "lạ" của cô gái trẻ giữa vườn hoa mận trắng xóa ở Lào Cai khiến dân mạng nóng mắt

Hành động "lạ" của cô gái trẻ giữa vườn hoa mận trắng xóa ở Lào Cai khiến dân mạng nóng mắt

Netizen

20:00:22 07/02/2025
Hình ảnh nữ du khách liên tục rung lắc cành mận cho hoa rơi lả tả để tạo dáng chụp ảnh đã vấp phải sự phàn nàn, lên án của dân mạng.
Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Thế giới

19:56:51 07/02/2025
Mọi người mà tôi đã nói chuyện đều thích ý tưởng Mỹ sở hữu mảnh đất đó, phát triển và tạo ra hàng nghìn việc làm với một thứ gì đó sẽ tuyệt vời , nhà lãnh đạo Mỹ cho biết thêm.
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3

Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3

Sao châu á

19:48:03 07/02/2025
Theo tờ QQ, những ngày qua, mối quan hệ của vua hài Thẩm Đằng và nữ diễn viên Lâm Duẫn nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng xứ tỷ dân.
Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Góc tâm tình

17:59:48 07/02/2025
Hầu như ngày nào vợ tôi cũng có 1-2 đơn hàng gửi về nhà, hầu hết là quần áo, váy vóc, mỹ phẩm, có những cái tôi chưa thấy vợ dùng bao giờ.
Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc

Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc

Hậu trường phim

17:56:41 07/02/2025
Sina đưa tin biên kịch Vu Chính ký hợp đồng với diễn viên trẻ Triệu Tình và marketing cô là sự kết hợp giữa Triệu Lệ Dĩnh, Vương Sở Nhiên và Tống Tổ Nhi.