Tín dụng sẽ cải thiện chậm trong nửa cuối năm 2020
Tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng chưa thoát khỏi tình trạng âm trong nửa đầu năm nay, song tiếp tục lo ngại trước làn sóng dịch Covid-19 tái diễn sẽ tác động lên dư nợ cho vay.
Tín dụng tăng chậm nửa đầu năm
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 của SeABank cho thấy, tính đến ngày 30/6, cho vay khách hàng lại giảm nhẹ 1% so với đầu năm nay, ghi nhận 98.004 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của Saigonbank giảm gần 10% so với đầu năm nay, xuống còn 20.569 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng giảm 2,79%, đạt 14.151 tỷ đồng.
Cho vay khách hàng của Eximbank đến hết tháng 6/2020 giảm đến 9%, chỉ còn 103.529 tỷ đồng, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Cảnh Vinh – Quyền Tổng giám đốc Eximbank cho biết, nửa đầu năm nay Ngân hàng đã tái cơ cấu được khoảng 6% trên tổng dư nợ cho vay (tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng lợi nhuận), nên không được thu hồi lãi dự thu.
Tại các nhà băng quy mô lớn hơn, tăng trưởng dư nợ tín dụng nửa đầu năm nay cũng ở mức khiêm tốn. Tại ngày 30/06/2020, tổng tài sản của BIDV giảm nhẹ 3% so với đầu năm, ghi nhận hơn 1.4 triệu tỷ đồng.
Cho vay khách hàng chỉ xấp xỉ đầu năm nay, đạt gần 1.14 triệu tỷ đồng. Tiền vàng, gửi tại tổ chức tín dụng khác tăng 90% (83,463 tỷ đồng), tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 80% (28,062 tỷ đồng).
Đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của VietinBank xấp xỉ đầu năm, đạt hơn 1.2 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm mạnh 48% (12,877 tỷ đồng), chứng khoán kinh doanh giảm 52% (1,939 tỷ đồng).
Cho vay khách hàng đạt 941,488 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với đầu năm 2020, chủ yếu là cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Thực tế, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thậm chí phải dừng, do đó cầu vốn vay giảm mạnh.
Báo cáo của NHNN về tình hình thực hiện chính sách tiền tệ cho thấy, trong tháng 7/2020, NHNN tiếp tục điều hành tín dụng phù hợp với nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Video đang HOT
Tính đến ngày 28/7, huy động vốn tăng 5,31%, tín dụng toàn hệ thống tăng 3,45% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ tăng 7,13%).
Trước đó, báo cáo tại Hội nghị Hội nghị với các địa phương về đánh giá tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 ngày 02/07/2020, Thống đốc NHNN – Lê Minh Hưng cho biết, nhu cầu tín dụng thời gian qua rất yếu, đặc biệt là trong tháng 4 – 5/2020, tuy nhiên đã phục hồi tốt hơn trong tháng 6/2020.
Cụ thể, vào tháng 3 tín dụng tăng khoảng 1.13%, tháng 4 tăng 0.12%, tháng 5 tăng 0.53% và đến 29/6 thì mức tăng so với tháng 5 là 1.28%.
Tính đến ngày 30/06/2020, tín dụng tăng trưởng 3.26% so với đầu năm, đây cũng là mức tăng thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.
Sẽ cải thiện chậm trong nửa cuối năm 2020
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa có báo cáo cập nhật tình hình vĩ mô tháng 7/2020 cũng đề cập, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn dồi dào, thể hiện qua mặt bằng lãi suất liên ngân hàng duy trì mức thấp kỷ lục (0,15- 0,3%/năm cho các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần).
BVSC kỳ vọng tín dụng trong nửa cuối năm 2020 sẽ cải thiện so với 6 tháng đầu năm. Tuy vậy, mức độ cải thiện sẽ không quá lớn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 mới quay trở lại Việt Nam khiến các doanh nghiệp duy trì quan điểm thận trọng về triển vọng kinh doanh, qua đó hạn chế mở rộng sản xuất.
Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý III/2020 của các tổ chức tín dụng (TCTD) do Vụ Dự báo – Thống kê (NHNN) vừa thực hiện cho biết, tình hình kinh doanh toàn hệ thống đã sụt giảm 2 quý liên tiếp gần đây, điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng, cũng như nhu cầu của nền kinh tế đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng suy giảm rõ rệt, trong khi mức độ rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng tăng lên.
Các TCTD đã hạ mức dự báo về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2020 ở 2 kỳ điều tra liên tiếp.
Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 3,5% trong quý III/2020 và tăng 10,5% trong năm 2020, giảm mạnh so với kỳ vọng tương ứng 13,1-14,1% của 2 kỳ điều tra trước.
Bên cạnh đó, áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao dự kiến ảnh hưởng lớn tới thu nhập và lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong năm 2020.
Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh trong quý II/2020 tiếp tục được đánh giá suy giảm hơn (26,4% TCTD nhận định “suy giảm” so với 16,4% TCTD có cùng đánh giá tại kỳ trước).
Tỷ lệ TCTD nhận định kết quả hoạt động kinh doanh trong quý III “cải thiện” hơn so với quý trước giảm mạnh từ mức 65,7% tại thời điểm tháng 12/2019 và 47% tại thời điểm tháng 3/2020 xuống mức 32% tại kỳ điều tra này; có 15,3% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh sẽ suy giảm.
Tuy nhiên, có 54,3% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh quý III/2020 cải thiện hơn so với quý II/2020.
Song, điều đáng chú ý là kỳ vọng bình quân của toàn hệ thống về mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 tiếp tục được điều chỉnh giảm mạnh so với các mức kỳ vọng ghi nhận tại cuộc điều tra trước.
Một nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Bảo Việt phân tích, trong các tháng cuối năm 2020, tín dụng được dự báo sẽ tăng nhanh hơn 6 tháng đầu năm nhưng mức độ tăng sẽ chỉ ở mức vừa phải. Tăng trưởng tín dụng cho cả năm được dự báo ở quanh mức 10%.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS Cấn Văn Lực cũng đưa ra nhận định, nhu cầu tín dụng dù có khả năng phục hồi, song mức tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ không quá lớn, dự kiến từ 9-10%”
Ngân hàng đặt chỉ tiêu cao năm 2020: Cổ đông vừa mừng, vừa lo
Covid-19 đang khiến các ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng, nhưng một số nhà băng vẫn đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao với kỳ vọng tình hình cho vay sẽ cải thiện.
Với mục tiêu lợi nhuận năm 2020 tăng 36% so với năm 2019, ở mức 4.400 tỷ đồng, OCB là một trong không nhiều ngân hàng đưa ra kế hoạch lợi nhuận cao cho năm nay.
Để đạt được lợi nhuận cao, nhiều chỉ tiêu kinh doanh khác cũng phải ở mức cao, cụ thể: Tổng huy động thị trường 1 là 103,284 tỷ đồng, tổng dư nợ thị trường 1 là 90,549 tỷ đồng tổng dư nợ thị trường 1 (trên cơ sở phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước - NHNN), lần lượt tăng 21% và 25% so với thực hiện năm 2019; tổng tài sản đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 27% và vốn điều lệ đạt 11,275 tỷ đồng, tăng 43%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Ở mức lợi nhuận này, OCB dự kiến chia mức cổ tức 2020 từ 25-27%. Năm 2019, OCB trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%.
Khi kế hoạch này được đưa ra, bên cạnh sự vui mừng, cũng không ít cổ đông bày tỏ sự lo lắng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang khiến cầu vốn của khách hàng khó tăng, ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của Ngân hàng. Thực tế, tín dụng toàn ngành tính đến hết tháng 6/2020 tăng thấp, mới đạt 3,26%.
Lý giải việc đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh cao, lãnh đạo OCB cho rằng, năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện chiến lược tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, nên OCB đề ra mục tiêu tham vọng hơn (trong điều kiện cơ quan quản lý chấp thuận giới hạn tăng trưởng tín dụng như kỳ vọng), với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) kiểm soát dưới 37%.
Mặt khác, tính đến 30/6/2020, OCB đã hoàn thành 43% kế hoạch lợi nhuận năm 2020, tương đương đạt 1.870 tỷ đồng trước thuế, đây là cơ sở để Ngân hàng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra trong những tháng cuối năm.
"Trong 5 năm gần nhất, lợi nhuận Ngân hàng tăng trưởng trung bình 86%/năm. Trong năm 2020, trước tác động của đại dịch Covid-19, việc duy trì mức tăng trưởng này là thách thức lớn, nên Ngân hàng đưa ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 36% để đảm bảo tính khả thi", ông Tùng thông tin thêm.
Tại ĐHCĐ thường niên 2020 diễn ra cuối tháng 6/2020, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB cho biết, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay đạt tối thiểu 4.500 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2019; tổng tài sản dự kiến đạt 222,000 tỷ đồng, tăng 20%; tín dụng dự kiến đạt 164,408 tỷ đồng, tăng 24%, với mức tăng trưởng tín dụng tối đa không vượt hạn mức NHNN cho phép; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
VIB cũng dự kiến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) là 1,8% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) là 25%; tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR) dưới 85%.
Trước thắc mắc của cổ đông về cơ sở để đạt mục tiêu lợi nhuận đưa ra cho năm nay, lãnh đạo VIB cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, VIB dự kiến hoàn thành khoảng 52% kế hoạch cả năm, nên tự tinh sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra với niềm tin Việt Nam dần hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19.
"3 năm trở lại đây, VIB không có nợ xấu lớn phát sinh, khẩu vị rủi ro được thay đổi theo hướng linh hoạt. VIB cũng không có doanh nghiệp có nợ xấu lớn và 97% khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm", ông Vỹ chia sẻ thêm.
Tại ACB, năm 2020, ngân hàng này lên kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế khoảng 7.636 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 12%; tiền gửi khách hàng tăng 12%; tín dụng tăng 11,75% (chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 của ACB được NHNN giao tối đa là 11,75%); tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 kiểm soát dưới 2% và chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%.
Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng cho hay, tính đến 31/5/2020, ACB đạt lợi nhuận là 3.500 tỷ đồng và đến hết tháng 6/2020, ACB có khả năng thực hiện được tối thiểu 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Với tiến độ như hiện tại, Theo lãnh đạo ACB, nhiều khả năng Ngân hàng sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Chia sẻ thêm về hoạt động của ACB, ông Toàn cho biết, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng năm nay chậm hơn mọi năm, tổng thu nhập từ hoạt động của ACB giảm hơn 30 điểm phần trăm.
Đồng thời, để giữ khách hàng, ACB hy sinh thu nhập từ cho vay để chia sẻ khó khăn với khách hàng, cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch đến ngày 30/6 và sau đó đến 30/9, tổng quy mô cơ cấu nợ khoảng 15.000 tỷ đồng. Theo ông Toàn, đây là những khoản chậm thu, trong quý IV/2020 hoặc quý I/2021 sẽ thu trở lại.
"Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Ban điều hành Ngân hàng đưa ra các kế hoạch để trong trường hợp xấu nhất vẫn có thể kiểm soát được. Mục tiêu của ACB trong năm nay là kiểm soát nợ xấu từ 1-2% và hy vọng đến cuối năm 2020, nợ xấu sẽ về dưới 1%", ông Toàn nói.
Nam A Bank đạt 143 tỷ đồng lợi nhuận quý I/2020 Kết thúc quý I/2020, các chỉ tiêu kinh doanh của Nam A Bank vẫn tăng trưởng tốt so với đầu năm nay. Tuy nhiên, do chỉ tiêu lãi thuần từ cho vay giảm khiến lợi nhuận trong kỳ giảm một nửa. Cụ thể, theo báo cáo hợp nhất quý I/2020 của Nam A Bank, trong 3 tháng đầu năm 2020, tổng tài sản...