Tín dụng ngân hàng qua thời ‘bóc ngắn, cắn dài’
Báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm của các ngân hàng cho thấy, lợi nhuận nhóm ngành này vẫn chủ yếu dựa vào “bầu sữa” tín dụng.
Điểm sáng đáng ghi nhận nhất là một số ngân hàng đã chủ động chuyển dịch hoạt động tín dụng theo hướng bền vững hơn về cơ cấu và chất lượng. Techcombank là một ví dụ điển hình cho sự chuyển dịch tín dụng hiệu quả này, khi ngân hàng nhấn mạnh chiến lược tập trung phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), đồng thời chủ động các phương án giảm tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên huy động vốn ngắn hạn để không phải “bóc ngắn, cắn dài”.
Tập trung tín dụng khối doanh nghiệp vừa và nhỏ
Kết quả kinh doanh của Techcombank cho thấy, từ 2016, Techcombank đã chủ động dịch chuyển và tối ưu hóa cơ cấu tín dụng nhằm tuân thủ theo định hướng của NHNN và Chính phủ để phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững đồng thời quản lý rủi ro thanh khoản. Hoạt động tín dụng của Techcombank tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích, ít rủi ro như khối DN sản xuất, kinh doanh, SMEs, các DN lớn tiềm năng….
Techcombank tập trung phát triển dịch vụ đối với phân khúc khách hàng SMEs, từ sản phẩm đến thời hạn hợp đồng tín dụng. Trong 3 năm (từ năm 2016 đến hết Quý 3/2018), tổng số dư nợ nhóm này của Techcombank tăng 53%, từ 18 ngàn tỷ đồng lên 28 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, đối với phân khúc doanh nghiệp lớn, tổng dư nợ chỉ tăng 15% (63 ngàn tỷ đồng – 72 ngàn tỷ đồng).
Trong quá trình chuyển đổi chiến lược, Techcombank tập trung phục vụ chuỗi giá trị trong một số lĩnh vực kinh tế nhu yếu của thị trường nội địa. Mục tiêu trọng yếu là tăng mực độ tương tác giữa các doanh nghiệp trong một chuỗi giá trị, và từ đó giúp ngân hàng chủ động hơn trong nhiều dịch vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là trong phạm vi quản trị rủi ro tín dụng và thanh khoản.
Với nỗ lực trong nhiều năm qua, Techcombank là một trong số ít ngân hàng đã được NHNN chấp thuận nâng mức tăng trưởng tín dụng từ 14% lên đến 20% trong năm 2018. “Ngân hàng kỳ vọng hạn mức mới này sẽ tiếp tục đáp ứng đúng lúc nhu cầu tín dụng của hai phân khúc khách hàng trọng tâm này khi các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất cuối năm để phục vụ người dân đón Tết Nguyên Đán”, ông Nguyễn Lê Quốc Anh – Tổng Giám đốc Techcombank cho hay.
Video đang HOT
Giảm tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên huy động vốn ngắn hạn
Nhiều năm qua, bài toán huy động vốn chủ yếu ngắn hạn trong khi cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ lớn đang khiến nhiều ngân hàng đau đầu. Việc “bóc ngắn, cắn dài” đặt ngân hàng trước những thách thức làm sao đủ vốn để phục vụ nhu cầu cho vay, nhưng vẫn đảm bảo vấn đề thanh khoản?
Techcombank đang tạo ra điển hình trong việc giải bài toán này, khi thực thi mục tiêu giảm thiểu rủi ro thanh khoản qua việc dịch chuyển mạnh các khoản vay ngắn hạn. Đến hết Quý 3/2018, 61% tổng số dư nợ cho các doanh nghiệp là ngắn hạn, dưới 12 tháng. Theo đó, ngân hàng vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong các chuỗi giá trị, song song với công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng, chủ động nguồn vốn cho vay.
Ngoài ra, Techcombank cũng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp lớn bằng cách phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp. Việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp (cũng là một hạng mục thực thi định hướng của Chính phủ – PV) đã giảm thiểu sự lệ thuộc của doanh nghiệp lớn vào nguồn tiền của ngân hàng và tận dụng nguồn tiền ngoài ngân hàng.
Cách thức huy động vốn này vừa giúp doanh nghiệp lớn đạt nhu cầu huy động vốn dài hạn rẻ, vừa mang đến cho khách hàng cá nhân và các tổ chức tài chính cơ hội đầu tư với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm, vừa đa dạng hóa nguồn tiền đầu tư để phát triển kinh tế trong nước.
Kết quả, sau 3 năm, Techcombank đã hạ thấp một cách tối đa rủi ro tập trung bằng cách giảm tổng dư nợ của doanh nghiệp lớn trên bảng tài sản, tập trung chuyển dịch để đại đa số dư nợ cho doanh nghiệp là hợp đồng ngắn hạn, giảm thiểu tác động của rủi ro tín dụng.
Với chiến lược này, ngân hàng đã đạt được chỉ tiêu tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sớm hơn thời điểm ấn định của NHNN. Bắt đầu từ Quý 3/2018, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên huy động vốn ngắn hạn của Techcombank đã giảm xuống mức 34,2%, thấp hơn hẳn số 40% mà NHNN ấn định các tổ chức tín dụng phải tuân thủ kể từ đầu từ tháng 1/2019.
“Techcombank đang đi theo những tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng, đặc biệt là quy định về tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Việc giới hạn mức tăng trưởng tín dụng ngân hàng cũng cần thiết vì nếu tín dụng tăng quá nhanh sẽ gây lạm phát, bong bóng, nhất là những lĩnh vực kinh tế cần nhiều nguồn đầu tư dài hạn”- Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh nhấn mạnh.
QUỲNH CHI
Theo vtc.vn
Ngân hàng 100% vốn ngoại phải có vốn pháp định 3.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định về mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay thế Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng.
Theo đó, tại dự thảo Nghị định về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất Danh mục mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam như sau:
Theo danh mục này, các ngân hàng thương mại nhà nước và thương mại cổ phần phải có vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài có vốn pháp định 3.000 tỷ đồng. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn pháp định 15 triệu USD, tương đương khoảng 345 tỷ đồng.
Các công ty cho thuê tài chính cần đảm bảo vốn pháp định 150 tỷ đồng, còn công ty tài chính có vốn pháp định 500 tỷ đồng...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết Nghị định số 141/2006/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, góp phần tạo cơ sở pháp lý về mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng cũng như là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Sau gần 12 năm áp dụng kể từ ngày có hiệu lực thi hành (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011), Nghị định số 141 bộc lộc một số vấn đề chưa phù hợp thực tiễn. Nghị định này được ban hành trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, do đó các loại hình tổ chức tín dụng quy định tại Nghị định số 141 không còn phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Cụ thể, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng đầu tư không còn được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Nghị định số 10 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 141 tuy đã được xây dựng trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 nhưng chưa bổ sung nội dung vốn pháp định đối với tổ chức tài chính vi mô (loại hình được xem là tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010). Mặt khác, lộ trình quy định vốn pháp định (2005, 2010 và 2011) tại Nghị định số 141 và Nghị định số 10 đã qua từ lâu.
Do đó cần sửa đổi, bổ sung và ban hành một Nghị định mới quy định về mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay thế Nghị định số 141.
Đăng Nguyễn
Theo thuonggiaonline.vn
Cần hoàn thiện chính sách mua bán nợ Tại Diễn đàn các công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) lần thứ 4 với chủ đề "Củng cố an ninh tài chính châu Á và giải pháp thực hiện" mới đây, vấn đề xử lý nợ xấu đã được các chuyên gia quốc tế và trong nước chia sẻ kinh nghiệm. Trong đó, nhiều ý kiến dự báo thời...