Tín dụng đen từ “bóng tối” đến công khai hoành hành: Hướng nào xử lý?
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, tín dụng chính thức mà cụ thể là tài chính tiêu dùng – tài chính vi mô sẽ là giải pháp hữu hiệu, góp phần đẩy lùi tín dụng đen và cũng tránh thất thu thuế cho nhà nước.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tín dụng đen và nỗi lo “chị Dậu mới”
Tín dụng đen trong nhiều năm qua vẫn luôn được nhắc tới như một trong những nhân tố gây nhiều hệ lụy cho an ninh trật tự xã hội. Đặc biệt, thời gian gần đây, tình trạng này có dấu hiệu bùng phát tại nhiều địa phương, thậm chí công khai hoạt động thay vì giấu diếm, bí mật như trước kia.
Thượng tá Trần Quốc Trung, phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội lý giải, theo nhu cầu của xã hội, nhu cầu tiền và việc sử dụng vốn của các cá nhân – đặc biệt là với người tiêu dùng dưới chuẩn cho vay của các ngân hàng, các tổ chức rất lớn dẫn đến sự ra đời của tín dụng đen.
Theo Thượng tá Trung, có nhiều hình thức tín dụng đen tồn tại. Tuy nhiên, với hình thức cầm đồ, cho vay tài chính có trưng biển hiệu đều có giấy phép, chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước nhưng có những cửa hàng không trưng biển hiệu, chỉ có một phòng nhỏ, kê bàn ghế, máy tính để cho vay tiền thì không có cơ quan nào quản lý.
Về nguyên nhân dẫn đến tín dụng đen, ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chỉ ra rằng, đầu tiên phải kể tới đối tượng cho vay rất tinh vi trong khi đối tượng đi vay giấu diếm không chịu nói ra đến khi xảy ra sự việc thì cơ quan chức năng mới biết. Ngoài ra, các quy định theo Luật tuy đã có nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể và trong quá trình xử lý điều tra gặp khó.
“Đối tượng vay tín dụng đen là những người có công việc không ổn định, thu nhập không ổn định, phát sinh nhu cầu thậm chí liên quan hành vi không lành mạnh với xã hội… từ đó dẫn đến việc người ta không nhận thức được về tín dụng đen. Khi điều kiện kinh tế xã hội càng phức tạp thì càng là mảnh đất màu mỡ để cho tín dụng đen phát triển”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng diễn ra hồi đầu năm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành một thời lượng khá lớn khi nhắc đến việc xử lý tín dụng đen – vấn nạn ngày một nhức nhối trong xã hội hiện nay.
Theo Thủ tướng, thời gian qua tín dụng đen xảy ra trên nhiều địa bàn gây bất ổn trật tự xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân. Thủ tướng dẫn lại phát biểu của Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) trên diễn đàn Quốc hội cho rằng, “tình trạng tín dụng đen, lãi suất cho vay cắt cổ đang bủa vây người dân từ thành thị tới nông thôn và khiến nhiều người trở thành những “chị Dậu mới”.
Tài chính tiêu dùng – tài chính vi mô: Giải pháp “Một mũi tên trúng hai đích”
Đồng tình với báo động của Ngân hàng Thế giới về tỷ lệ dân số chưa tiếp cận được với tín dụng của Việt Nam hiện khá cao, Thủ tướng chỉ đạo: “Vấn đề này có phần trách nhiệm của ngân hàng khi chưa mang dịch vụ ngân hàng được đến vùng sâu xa, nông thôn. Các đồng chí cần chủ động hơn trong phối hợp với Bộ Công an xử lý tốt hơn tình trạng tín dụng đen, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn chính thức”.
Bàn về câu chuyện tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho người dân như Thủ tướng đề cập tới, nhiều chuyên gia trước đó chỉ ra rằng, tín dụng chính thức mà cụ thể là tài chính tiêu dùng thông qua các công ty tài chính sẽ là giải pháp hữu hiệu, góp phần đẩy lùi tín dụng đen và cũng tránh thất thu thuế cho nhà nước
Theo các chuyên gia, hoạt động của công ty tài chính đang rất phù hợp với nhu cầu thực tiễn của người dân khi có thể đáp ứng nhu cầu cho vay từ các khoản vay nhỏ vài triệu đồng cho tới cả trăm triệu đồng. Thêm vào đó, người dân cũng dễ dàng tiếp cận hơn lại không cần tài sản thế chấp, thủ tục đơn giản và giải ngân nhanh chóng.
Cùng với đó, khi vay qua công ty tài chính – một định chế được sự quản lý của cơ quan chức năng – người dân sẽ có hợp đồng vay mượn rõ ràng, thông tin minh bạch theo quy định Nhà nước. Nhất là, lãi suất vay của công ty tài chính thì thấp hơn rất nhiều lần so với vay tín dụng đen bên ngoài.
Trong một bài viết mới đây, TS. Phan Minh Ngọc cũng đề xuất tới giải pháp khuyến khích sự thành lập của các công ty tài chính cho vay tín chấp (hoặc có tài sản thế chấp) có đăng ký kinh doanh. Đáng chú ý, vị chuyên gia cho rằng, liên quan tới hoạt động của các công ty tài chính, các thông tin như lãi suất và điều kiện cho vay – là những yếu tố nên để thị trường quyết định và Nhà nước không cần phải can thiệp bằng việc đưa ra, ví dụ, trần lãi suất cho vay tín chấp.
“Giải pháp thích hợp và bền vững đẩy lùi tín dụng đen phải là giải pháp dựa vào thị trường đặt dưới sự kiểm soát thích ứng của pháp luật để nhu cầu vay tín chấp của người dân được thỏa mãn chủ yếu bởi người dân và các tổ chức tài chính hợp pháp”, vị chuyên gia nhận định.
Theo daibieunhandan.vn
Ngân hàng Nhà nước nói gì về vay online lãi suất 700%?
Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng có sự biến tướng tín dụng đen qua vay online. Cơ quan này đang tích cực rà soát để đề xuất Chính phủ biện pháp quản lý hiệu quả.
Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 1/10, Zing.vn đặt câu hỏi về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý hoạt động vay online, tín dụng đen qua Internet. Trả lời câu hỏi, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng thừa nhận có tình trạng cho vay online, theo hình thức tín dụng đen.
Bà Hồng cho biết NHNN trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động ngân hàng đã liên tục rà soát bổ sung các quy định cho vay trong đó có văn bản quy định cho vay tiêu dùng theo thông tư 39. NHNN cũng có văn bản riêng với tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính.
Nguy cơ tín dụng đen đang núp bóng cho vay online. Ảnh: Quang Thắng.
Hệ thống quy định này giúp người dân tiếp cận các kênh chính thức, không phải dùng tín dụng đen. Đồng thời, NHNN cũng tăng cường chỉ đạo mở rộng mạng lưới ngân hàng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, phát triển tài chính vi mô, mở rộng mạng lưới ngân hàng chính sách xã hội, cung ứng tín dụng người dân nghèo.
Bà Hồng lưu ý Thống đốc NHNN luôn có chỉ đạo chấn chỉnh cho vay tiêu dùng, giải pháp này góp phần hạn chế được tín dụng đen.
"Theo quy định, NHNN quản lý các hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng. Tuy tín dụng đen không thuộc quản lý NHNN, Tuy nhiên, chúng tôi sẽ rà soát nắm bắt tình trạng tín dụng đen để kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có giải pháp quản lý chung hoạt động tín dụng tránh tín dụng đen tràn lan", bà Hồng nói.
Theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, thực chất hoạt động vay online hay vay trực tuyến là cho vay ngang hàng (Peer to Peer - P2P).
"Hình thức P2P này đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu khi hai người cho nhau vay trực tiếp, nhưng bây giờ là 2 người kết nối với nhau qua một sàn ảo, số hóa hoạt động tài chính đó lên", ông Hòe nói.
Một mô hình cho vay ngang hàng qua sàn giao dịch ảo đơn giản hóa.
Vị chuyên gia phân tích, hiện nay có 2 loại hình doanh nghiệp cung cấp sàn cho vay ngân hàng. Một là chỉ cung ứng sàn, phần mềm giao dịch, phần xếp hạng tín nhiệm của người vay và gửi tới bên cho vay. Nếu được kết nối, 2 bên sẽ thỏa thuận trực tiếp với nhau về lãi suất, còn công ty chỉ ở giữa và hưởng phí giao dịch, thường là 1,5%.
"Tuy nhiên, hiện nay có nhiều doanh nghiệp lợi dụng cơ chế này rồi lách thêm nhiều loại phí dịch vụ từ đó đẩy chi phí khoản vay như báo chí nói lên tới 720%/năm. Còn xét về lãi suất, các bên sẽ thỏa thuận làm sao cho dưới 20%/năm để không vi phạm Bộ Luật dân sự năm 2015", ông Hòe cho hay.
Vị chuyên gia cũng khẳng định mức lãi suất của hoạt động vay trực tuyến là lãi suất phi kinh tế và trái với quy định của pháp luật. Đây chỉ là hình thức tài chính biến tướng và cho vay nặng lãi.
Theo ông Phạm Xuân Hòe, hiện tại mô hình P2P trực tuyến này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể và các công ty chỉ đang lách luật để làm dưới dạng trung gian thu phí. Còn câu chuyện cho vay là câu chuyện giao dịch dân sự giữa 2 bên vì vậy hành lang pháp lý chưa rõ có thể tạo ra kẽ hở cho các công ty lừa đảo.
Hiếu Công
Theo news.zing.vn
Người vay tiền cần tìm hiểu lãi suất để tránh 'cạm bẫy' tín dụng đen Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cty luật BASICO, điểm dễ nhận thấy ở tín dụng đen là hoạt động cho vay thường xuyên, với mục đích kinh doanh, nhưng không có giấy phép kinh doanh về dịch vụ tín dụng hoặc cầm đồ... Lãi suất vượt quá 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự...