Tin COVID-19 chiều 10-7: Số ca nhiễm mới là 465, còn 17 người đang phải thở oxy
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.754.813 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.526 ca).
Người tham gia tiêm chủng kiểm tra hạn sử dụng, loại vắc xin được tiêm – Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.477 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.764.864 ca
Số bệnh nhân đang thở oxy là 17 ca, trong đó:
- Thở oxy qua mặt nạ: 15 ca
Video đang HOT
- Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca
- Thở máy không xâm lấn: 0 ca
- Thở máy xâm lấn: 0 ca
- ECMO: 0 ca
Từ 17h30 ngày 9-7 đến 17h30 ngày 10-7 ghi nhận 0 ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.089 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Trong ngày 9-7 có 371.697 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 235.551.915 liều, trong đó:
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 207.700.327 liều: mũi 1 là 71.504.066 liều; mũi 2 là 68.899.367 liều; mũi 3 (vắc xin Abdala) là 1.511.860 liều; mũi bổ sung là 14.219.646 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 46.303.851 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 5.261.537 liều.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 18.731.882 liều: mũi 1 là 9.003.643 liều; mũi 2 là 8.657.964 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 1.070.275 liều.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 9.119.706 liều: mũi 1 là 6.404.137 liều; mũi 2 là 2.715.569 liều.
Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu
Các nhà sản xuất điện tử đang di chuyển đến Việt Nam, một phần để đối phó với sự gián đoạn trong sản xuất do phong tỏa ở Trung Quốc, trong khi ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam cũng đang bùng nổ.
Việt Nam đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn của nhiều công ty nước ngoài. Ảnh: Vinare.com.vn
Theo bình luận của Alex Rankine trên Moneyweek.com ngày 30/6, "Sản xuất tại Việt Nam" (Made in Vietnam) đang ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu và các nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới đang xem Việt Nam như một phần của chiến lược tái sản xuất nhằm đa dạng hóa cũng giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.
Apple gần đây đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPad sang Việt Nam, cùng các công ty như Samsung và Intel vốn đã có sự hiện diện đáng kể, một phần để đối phó với sự chậm trễ trong sản xuất do tình hình phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc.
Nhà báo Tomoya Onishi của tờ Nikkei Asia (Nhật) cho biết ngành dệt may của Việt Nam cũng đang bùng nổ. Xuất khẩu ước tính đạt mức cao nhất mọi thời đại 22 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022, tăng 23% so với năm ngoái. Nhiều thỏa thuận thương mại tự do và sự bùng nổ nhu cầu sau đại dịch ở phương Tây đã biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới.
Về phần mình, nhà báo Rodion Ebbighausen của tờ báo Deutsche Welle (Đức), nói rằng mọi thứ đã thay đổi rất nhiều so với mùa Hè năm ngoái. Vào thời điểm đó, các ca nhiễm COVID-19 tăng vọt khiến các tập đoàn như Samsung, Apple, Nike và Zara buộc phải tạm ngừng sản xuất trong nhiều tuần. GDP của Việt Nam đã giảm 6% so với cùng kỳ năm trước trong quý III. Nhưng kể từ đó, Việt Nam đã áp dụng "một cách tiếp cận thực tế", được hỗ trợ bởi chiến lược đúng đắn tăng cường tiêm chủng vaccine COVID-19.
Ông Daniel Mller thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương của Đức lưu ý rằng điều đó đã tạo điều kiện để mở cửa trở lại nền kinh tế, trái ngược rõ rệt với tình hình ở Trung Quốc. Ngay cả các tập đoàn điện tử của Trung Quốc cũng "đang chuyển cơ sở sang Việt Nam".
Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế của riêng mình. Việc hội nhập sâu rộng với các chuỗi cung ứng toàn cầu khiến Việt Nam cũng dễ bị tổn thương trước những gián đoạn đang diễn ra từ Thượng Hải (Trung Quốc).
F0 tại Hà Nội tăng cao, TP.HCM có thêm ca nhiễm biến chủng Omicron Hà Nội lập kỷ lục mới với hơn 3.000 F0 chỉ sau một ngày. Trong khi đó, số lượng F0 tại TP.HCM giảm mạnh. Theo thông tin lúc 18h ngày 14/1 của Bộ Y tế, Việt Nam vừa ghi nhận 16.040 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 16.026 ca ghi nhận trong nước tại 62 tỉnh, thành phố. Số...