Tìm ‘vận may’ tài chính bằng bán sản phẩm NFT
Nguyễn Hiếu, một họa sĩ nghiệp dư, đăng 4 bức tranh của mình lên nền tảng mua bán NFT OpenSea với hy vọng sẽ có người mua.
“Mỗi bức tranh của tôi có giá từ 0,005 ETH đến 0,1 ETH (350 nghìn – 7 triệu đồng) trên OpenSea. Hiện chưa có người mua, nhưng tôi kỳ vọng tác phẩm của mình sẽ được một ai đó chấp nhận”, Hiếu chia sẻ.
Một số tác phẩm NFT được bán trên OpenSea
Sau khi tìm hiểu về trào lưu NFT, anh Ái Duy, một giáo viên đam mê nhiếp ảnh tại TP HCM cũng đăng một số bức ảnh mà anh tâm đắc nhất lên Cổng trời – dự án cung cấp nền tảng chuyển giao quyền sở hữu số thông qua công nghệ NFT, giúp các nghệ sĩ Việt Nam “NFT hóa” và bán tác phẩm. Ảnh của anh Duy được rao bán với mức giá tương đương từ 200 nghìn đến 1,5 triệu đồng.
“Mục đích của tôi khi mang các tác phẩm lên nền tảng NFT là để được đánh giá, học hỏi từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp”, anh Duy chia sẻ. “Tất nhiên nếu có cơ hội, tôi cũng mong chúng có thể mang về một chút thu nhập để khích lệ tinh thần”.
Anh Duy cho biết đã bán được một bức ảnh “với giá trị vật chất không nhiều, nhưng cho thấy sản phẩm của tôi được chấp nhận”, anh chia sẻ.
Trào lưu NFT nở rộ
Video đang HOT
Với sự phát triển của công nghệ blockchain, trào lưu NFT (Non-Fungible Token” – một “token không thể thay thế”, sử dụng công nghệ blockchain, tương tự nền tảng Bitcoin) đang phát triển mạnh thời gian qua. NFT được dùng như một chứng chỉ xác thực quyền sở hữu đối với một sản phẩm. Trên thế giới, nhiều người đã bán được các tác phẩm của mình với giá cả triệu USD. Tại Việt Nam, Xèo Chu, Phong Lương và Tú Na đã kiếm được hàng chục nghìn USD từ các tác phẩm NFT của mình.
Trên các hội nhóm về NFT và blockchain, chủ đề về việc đưa tác phẩm của mình lên nền tảng mua bán NFT được thảo luận sôi nổi. Vũ Toàn, quản trị viên một hội nhóm NFT có 20.000 thành viên, cho biết số lượng bài viết về chủ đề này trong nửa đầu tháng 8 đã tăng gấp đôi so với tháng 7. Các nội dung chủ yếu liên quan đến kinh nghiệm chia sẻ NFT, nền tảng kiếm được tiền… Một số thành viên cho biết muốn gửi gắm tác phẩm của mình lên các nền tảng với mục đích lan tỏa. Tuy nhiên, số khác đăng bán tác phẩm “cầu may”, hy vọng sẽ có người mua.
Hiện trên thế giới có hàng chục sàn giao dịch blockchain cho phép người dùng bán các tác phẩm NFT, như Opensea, Binance NFT, Rarible, SuperRare, Nifty Gateway… Tại Việt Nam, dự án Cổng trời hiện cũng có hơn 80 tác giả và hơn 700 tác phẩm tham gia.
Quang Khôi, người tham gia trào lưu NFT từ những ngày đầu, cho biết việc đưa tác phẩm lên nền tảng không khó, chỉ cần khởi tạo tài khoản, lập và thêm ví tiền điện tử, trả một khoản phí ban đầu (khoảng 10 – 50 USD) và đăng tác phẩm cần bán. “Có hai hình thức bán phổ biến hiện nay là định giá tác phẩm của mình để bán đứt, hoặc bán đấu giá. Hình thức đấu giá được ưa chuộng hơn vì người bán có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn”, anh Khôi chia sẻ.
Đại diện của dự án Cổng trời cho rằng việc mua bán tác phẩm dưới dạng NFT sẽ giúp nghệ sĩ và tác phẩm tiếp cận được cộng đồng crypto với những quan điểm, thị hiếu, cách thức tiêu dùng và trao đổi tài sản kiểu mới. Đây có thể xem là sự mở rộng thị trường dành cho nghệ sĩ và tạo cơ hội cạnh tranh cho các nghệ sĩ mới.
Theo vị đại diện này, hoạt động bán tác phẩm NFT sẽ ngày càng được mở rộng và đón nhận, vì đây là xu hướng ứng dụng công nghệ để khắc phục những hạn chế của giao dịch truyền thống, cho phép người hâm mộ có thể trực tiếp ủng hộ tài chính cho các tác giả. Điều này sẽ tạo ra nguồn thu nhập thụ động cũng như khả năng chuyển giao quyền thừa kế, tạo điểm tựa tài chính lâu dài cho nghệ sĩ.
Những rủi ro từ NFT
Anh Khôi cho biết, một khó khăn mà người tham gia có thể gặp phải là quy trình thanh toán hay muốn rút tiền về khá phức tạp do hầu hết các sàn giao dịch NFT đều ở nước ngoài. Tuy nhiên, anh cho rằng chất lượng sản phẩm mới là thứ cần quan tâm.
“Tác phẩm để đăng bán dễ tạo, nhưng để thu hút, tác phẩm phải chất lượng, có chất riêng, vì trên thị trường có rất nhiều tác phẩm cạnh tranh. Ngoài ra, nếu giao dịch với người nước ngoài, gu thẩm mỹ của họ cũng có thể khác với mình”, anh nói.
Một chuyên gia blockchain có 5 năm kinh nghiệm tại TP HCM đánh giá trào lưu bán NFT hiện nay là đầu cơ chứ không phải đầu tư. Việc bán các tác phẩm NFT thường không ảnh hưởng tới người bán, nhưng người mua có thể gặp rủi ro. “Đây có thể chỉ là trào lưu nhất thời. Nó cũng giống tình trạng mua bán lan đột biến vậy”, người này nói. “Chúng có thể bị thổi giá lên cao gấp nhiều lần so với thực tế. Nếu thoái trào, các tác phẩm bị giảm giá nhanh chóng và không bán lại được, người mua sẽ thiệt thòi”.
Theo chuyên gia này, một thực tế hiện nay là việc mua bán sản phẩm NFT hầu hết đều không có bên giám định trung gian đảm bảo quyền sở hữu cho tác phẩm. Do đó nếu có tranh chấp, bên mua sẽ khó nhận được hỗ trợ cần thiết.
Nhà đầu tư mất hơn nửa triệu USD khi mua loạt hình vẽ nhái
Bộ sưu tập NFT COVIDPunks vốn là phiên bản nhái CryptoPunks. Một số nhà đầu tư gặp lỗi khi mua vật phẩm từ COVIDPunks và không được hoàn tiền.
Nhiều nhà đầu tư vừa mất hơn 174 ETH, tương đương hơn 500.000 USD, do các giao dịch thất bại của COVIDPunks, một loại hình sưu tập "nhái". Họ mất tiền vì nhiều người đổ xô mua bộ sưu tập khiến phí giao dịch tăng cao. Nhiều người gặp lỗi giao dịch, không được hoàn tiền.
Theo Decrypt , COVIDPunks nhái bộ sưu tập nổi tiếng CryptoPunks. Bộ NFT mới chỉ đơn giản vẽ thêm phần khẩu trang cho các nhân vật của bản gốc.
Do có nhiều tính chất độc nhất, CryptoPunks đã trở nên phổ biến trong cộng đồng. Vật phẩm rẻ nhất của bộ sưu tập cũng đã có giá lên đến 100.000 USD. Sự thành công của CryptoPunks, tất nhiên, đã thu hút nhiều sản phẩm ăn theo.
COVIDPunks là một bản sao y hệt của một bộ sưu tập NFT nổi tiếng.
Mọi NFT khi đưa lên blockchain đều phải trải qua quá trình gọi là minting, trong đó những thuộc tính của tác phẩm sẽ được đưa lên và xác thực trên chuỗi khối. Do đây là một hình thức xác thực độc nhất, quá trình này cũng tốn một lượng phí nhỏ.
Đợt minting của COVIDPunks diễn ra vào ngày 5/8, và trong một giờ sau đó, tất cả 10.000 NFT trong bộ sưu tập đã được bán hết. Màn ra mắt này diễn ra ngay sau khi Ethereum áp dụng "chính sách London", đề xuất khiến nhiều loại phí giao dịch biến mất. Do vậy, toàn bộ quá trình minting COVIDPunks đã khiến cho 525 đồng Ethereum (xấp xỉ 1,5 triệu USD) đã bị tiêu hủy, theo Ultrasound.money .
Bản nâng cấp London đã khiến nhiều đồng Ethereum bị phá huỷ.
Cùng lúc đó, hệ thống Ethereum bị nghẽn và phí giao dịch tăng phi mã từ mức 70 Gwei (5,8 USD) lên đến 400 Gwei (33 USD). Sự tắc nghẽn này đã khiến nhiều giao dịch COVIDPunks bị thất bại và khiến người dùng không được hoàn trả phí giao dịch.
Theo công cụ đo đặc biệt của nền tảng Dune Analytics , số tiền thiệt hại do giao dịch thất bại của COVIDPunks đã lên đến 174 ETH.
Một dự án NFT khác có tên là Stoner Cats cũng có số phận tương tự, khiến người dùng mất hơn 790.000 USD tiền mã hoá vào tuần trước.
Ngay cả một nhà sáng lập dự án game NFT cũng bị lừa bởi cách thức vô cùng đơn giản, để mất số tài sản trị giá gần 1 triệu USD Không chỉ những người mới tham gia vào thị trường, mà ngay cả một nhà sáng lập nhiều kiến thức và kinh nghiệm cũng có thể bị lừa một cách dễ dàng. Stas Zlobinski, hay còn được gọi là Stazie, là nhà sáng lập kiêm CEO của dự án game NFT Hedgie, một tựa game play to earn mới nổi theo xu hướng...