Tìm trường dự thi có nhiều cơ hội
Hơn 1.500 học sinh lớp 12 tỉnh Quảng Nam đã tham gia và đặt nhiều câu hỏi về chọn ngành nghề, quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức tại tỉnh này ngày 2.3.
Trường nào thi khối A1?
Năm nay, A1 (toán, lý, tiếng Anh) là khối thi mới nên rất nhiều học sinh (HS) quan tâm về khối ngành này.
HS Trường THPT dân tộc nội trú Hội An trao đổi với các chuyên gia tư vấn về chế độ ưu tiên – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, dặn dò: “Bộ GD-ĐT năm nay không ấn hành tài liệu Những điều cần biết nên trường nào thi khối A1 cũng chưa được thông báo chính thức.
Lưu ý khi làm hồ sơ đăng ký dự thi Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nêu một số lưu ý về việc làm hồ sơ dự thi: – Năm nay, mã ngành có 7 ô gồm một chữ và 6 số nên thí sinh phải kiểm soát thật kỹ mã ngành này. Trong hồ sơ đăng ký dự thi còn có thêm một dòng để ghi rõ ngành và chuyên ngành nên thí sinh phải ghi thật kỹ lưỡng. – Phải tìm hiểu kỹ đó là trường có tổ chức thi hay không trong trường hợp thí sinh đăng ký thi nhờ. – Địa chỉ liên lạc, điện thoại phải ghi rõ ràng, cụ thể để khi có sai sót gì trường ĐH, CĐ nhận hồ sơ đăng ký dự thi có thể liên lạc trực tiếp với thí sinh để nhanh chóng sửa chữa kịp thời.
Vì vậy, các em cần phải theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng”. Trong khi đó, tiến sĩ Lê Công Toàn – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, lưu ý: “Không phải bất cứ trường nào có khối A đều tổ chức thi thêm khối A1, nên những thông tin về việc thi khối A1, HS phải tìm hiểu thật kỹ”.
Video đang HOT
Thạc sĩ Giang Thị Kim Liên – Phó ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, thông tin về khối thi này của các trường thành viên như sau: Tất cả các ngành của ĐH Kinh tế đều tuyển thêm khối A1, ĐH Bách khoa có một số ngành thi khối A1, Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum, ĐH Sư phạm… cũng có một số ngành khối kinh tế, khối A cũng tổ chức thi khối A1. Đại diện ĐH Đà Nẵng còn tư vấn thêm: “Khi đăng ký khối A1, cần tìm hiểu xem những ngành học nguyện vọng (NV) 2, NV3 mình quan tâm có khối này hay không để còn tìm thêm một cơ hội khác cho mình”.
Về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa khuyến cáo: “Các em nên phấn đấu trúng tuyển ngay từ NV1, còn NV2 chỉ dành cho những em không trúng tuyển nên các em phải xác định rõ mục đích ngay khi đăng ký dự thi”.
Các chế độ điểm ưu tiên
Nhiều HS đến từ Trường THPT dân tộc nội trú Hội An quan tâm về những trường hợp ưu tiên. Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa cho biết thí sinh học trường dân tộc nội trú là đã thuộc diện dân tộc miền núi, nên chắc chắn có 2 điểm diện ưu tiên, chưa kể những điều kiện ưu tiên khác – nếu có.
Tiến sĩ Huỳnh Trọng Dương – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam, cho biết thêm với những thí sinh là người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu từ 3 năm sẽ được ưu tiên nộp hồ sơ xét tuyển vào trường, nhưng khi trúng tuyển, những thí sinh này phải có một năm học bổ sung kiến thức.
Theo TNO
Chọn ngành dự thi hiệu quả
Chọn ngành, trường dự thi phù hợp luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu thí sinh và các bậc phụ huynh trước mỗi mùa thi tuyển sinh ĐH-CĐ.
Đây là bước đi quyết định tương lai nên thí sinh (TS) cần cân nhắc kỹ trước khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.
3 yếu tố lựa ngành học
Đam mê là yếu tố quan trọng nhất bởi có đam mê, yêu thích thì làm việc dễ thành công. Nếu TS có năng khiếu, sở thích hay đam mê rõ ràng thì việc lựa chọn ngành học không có gì khó khăn. Tuy nhiên, khi còn nhiều băn khoăn, TS cần tìm hiểu thêm các yếu tố khác, chẳng hạn định hướng gia đình và xã hội.
Ở lứa tuổi 17-20, phần lớn TS chưa xác định được đam mê và sở thích ngành nghề một cách rõ ràng, vì thế, ý kiến của người thân cũng là kênh tham khảo quan trọng. Bố mẹ, cô chú, anh chị... đã hoặc đang công tác trong các lĩnh vực liên quan, với kinh nghiệm và các mối quan hệ của mình sẽ giúp TS có cái nhìn thực chất về ngành nghề và cả cơ hội việc làm sau khi ra trường. Sau đó, để chắc chắn hơn, TS có thể tham khảo thông tin từ những người quen biết công tác ở ngành nghề mình quan tâm, đồng thời dựa vào nhu cầu phát triển ngành nghề đặc thù tại các địa phương cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng miền để có quyết định đúng đắn.
Các cơ sở chọn trường
Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là thi vào trường nào đây trong số nhiều trường có cùng ngành học? Điều này phụ thuộc phần nhiều vào học lực của TS. Thường điểm chuẩn vào các ngành, các trường có sự thay đổi hằng năm do số lượng và năng lực của TS đăng ký dự thi, mức độ khó/dễ của đề thi, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường... Tuy vậy, sự thay đổi này thường không đột biến nên điểm chuẩn của ngành, nhóm ngành hay điểm vào trường các năm trước là cơ sở tốt để TS tham khảo. TS cũng nên lưu ý có trường lấy điểm chuẩn theo chuyên ngành nhưng, cũng có trường thiết kế điểm từ trên xuống theo nhóm ngành, sau đó dựa trên kết quả học tập của sinh viên sau 2-4 học kỳ mới phân chuyên ngành hẹp.
Sau điểm số là đến uy tín của trường. Hiện nay, TS có rất nhiều kênh thông tin để biết về chất lượng đào tạo của một trường ĐH, CĐ. Qua báo chí và website của các trường, phần nào TS sẽ biết đến "vị trí xếp hạng" của trường đó. Thế nhưng "trăm nghe không bằng một thấy", nếu có điều kiện TS nên trực tiếp tham quan, tìm hiểu trường mình muốn dự thi hoặc trao đổi với những sinh viên đã và đang học ở trường này để có được thông tin sống động và đa dạng hơn.
(Nguồn: Trung tâm dự báo nhu cầu và thông tin thị trường lao động - Sở LĐ-TB-XH TP.HCM). Đồ họa: Du Sơn
Địa lý cũng là yếu tố cần cân nhắc khi chọn trường. Học trường đóng tại địa phương sẽ ít tốn kém về chi phí ăn ở, đi lại có người thân bên cạnh chăm sóc... Hiện nay, hầu như tỉnh nào cũng có các trường ĐH, CĐ, trung cấp với nhiều cơ chế đặc thù về điểm thi, ngành nghề đào tạo, nhu cầu tuyển dụng của địa phương... Đây là một lợi điểm mà TS và phụ huynh nên quan tâm. Nếu học ở các đô thị lớn, chi phí ăn ở, học hành, đi lại sẽ cao hơn. Tuy nhiên, sinh viên lại có nhiều cơ hội kiếm được việc làm thêm để hỗ trợ chi phí trong quá trình học. Đây cũng là môi trường tốt cho sinh viên phát triển các mối quan hệ, kỹ năng sống cần thiết cho công ăn việc làm sau khi ra trường.
Phần lớn TS ít quan tâm đến học phí của các trường khi đăng ký dự thi, tuy nhiên đây là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình học tập sau này. Hiện nay các trường ĐH, CĐ có mức học phí rất khác nhau, giữa các trường công lập với ngoài công lập thường chênh lệch lớn. Nếu TS xuất phát từ các vùng nông thôn, điều kiện gia đình khó khăn thì nên cân nhắc kỹ yếu tố học phí, tránh tình trạng "đeo" được một vài năm rồi đành ngưng học vì gia đình không trang trải nổi học phí cùng các loại chi phí khác.
Chọn trường cũng gắn liền với việc chọn bậc học. Xã hội cần cả thầy lẫn thợ, vì vậy TS không nên chạy theo phong trào hay chỉ để cho oai mà đăng ký thi tuyển vào ĐH, trong khi học lực của bản thân chỉ có thể đạt tới bậc CĐ hay trung cấp.
Tìm hiểu gì tại các buổi tư vấn? Thực tế cho thấy nhiều TS còn rất mơ hồ trong việc đặt câu hỏi tại các buổi tư vấn tuyển sinh. TS nên tập trung vào các vấn đề sau: Giải thích về ngành, nghề và cơ hội việc làm sau khi ra trường Điều kiện học tập và các chương trình hỗ trợ người học Học phí và các chi phí có liên quan đến quá trình học tập Kinh nghiệm học, ôn tập, thi cho có hiệu quả. Trước khi tham dự các buổi tư vấn tuyển sinh, TS nên tìm hiểu thông tin về ngành/trường thông qua website của các trường, qua báo chí hoặc trên website của Bộ GD-ĐT.
Theo TS Trần Thiện Lưu (Thanh Niên)
Quét vân tay để tránh thi hộ Để tránh thi hộ và thực hiện nghiêm túc việc thi cử trong học phần, Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội vừa áp dụng công nghệ quét vân tay trên máy. Theo đó, qua trao đổi với Dân trí, GS.TS Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, cho biết: "Trường đưa ra...