Tìm tình trên mạng, các cô gái rơi vào bẫy “lùa gà” của chuyên gia tài chính: Mờ mắt vì Mercedes hàng hiệu đến suýt tán gia bại sản vì lỡ đụng đến “hàng penny”
Ban đầu tìm kiếm tình yêu nhưng sau khi tiếp xúc với các chàng trai, nhiều cô nàng “sa bẫy” tài chính và nhận về cái kết thật sự chẳng dễ chịu chút nào.
Những ngày qua, câu chuyện về các “ chuyên gia đọc lệnh”, “đại tỷ tỉa nến” được chia sẻ rầm rộ mạng xã hội. Đến lúc này, nhiều người mới bất ngờ vỡ lẽ ra, có nhiều thành phần lớp trẻ đang ngày ngày miệt mài đọc lệnh, tỉa nến hay all in.
Làm tài chính không hiếm, nhưng làm trong ngành này thế nào mà để hình thành nên hình tượng “boy tài chính” khiến ai cũng băn khoăn thế này.
Review về các nam “ chuyên gia tài chính 4.0″.
Đặc điểm nhận dạng:
- Diện vest chỉn chu.
- Tay đeo đồng hồ hàng hiệu.
- Lúc nào cũng phải có một tấm ảnh cầm vô lăng xe hơi, càng xịn càng tốt.
Nội tại bên trong:
- Ngôn từ nói chuyện xoay quanh tài chính, trăm triệu, tiền tỷ chẳng là vấn đề.
- Dù giàu nhưng muốn san sẻ cách kiếm tiền, “thánh nhân hậu” đúng nghĩa.
Câu chuyện của cô gái trẻ và thanh niên “với anh tiền tỷ chỉ là muỗi”
Trong một cuộc gặp mặt bạn bè, Hương quen Thắng. Chàng trai này ngay từ đầu xuất hiện đã khiến người ta ấn tượng với vẻ ngoài phô trương. Mặc vest, đi giày da, túi LV cắp nách và xịt nước hoa ngào ngạt. Đương nhiên, cộng thêm cho vẻ điệu đà đó chính là chiếc nhẫn to đùng và đồng hồ dây vàng to tổ chảng ngự trị ở tay.
Hương là một cô gái khá ngây thơ và lúc nào cũng có mong muốn làm giàu. Có lẽ, “nhắm” được “con mồi” từ trước, Thắng tiếp cận Hương. Ngay lời giới thiệu đầu, Thắng hãnh diện nói rằng mình là một “Chuyên viên phân tích tài chính”.
Cả hai bắt đầu cuộc trò chuyện. Và cho đến sau này, khi hình ảnh của Thắng được phủ khắp mạng xã hội, Hương mới vỡ lẽ ra rằng bản thân quá may mắn khi không quyết định “all in” theo anh ta.
Thắng khoe hình ảnh team đồng lòng trade.
“Sau cuộc gặp mặt, chúng tôi trao đổi phương thức liên lạc với nhau. Từ đó, đêm nào Thắng cũng nhắn tin nói chuyện, tán tỉnh mình. Đương nhiên, anh ta luôn tỏ ra mình sành đời và làm ăn lớn.
Ngày ngày, anh ta nhắn tin cho mình chia sẻ mấy tấm ảnh chụp bên cạnh xe hơi Mercedes, BMW kèm theo câu hỏi: ‘Em rảnh không anh qua đón đi cà phê?’ hoặc: ‘Có nhiều xe nó cũng khổ, sáng ra chọn xe nào đi cũng đủ hết ngày’.
Hoặc đơn giản như chuyện sinh hoạt, ăn uống, lúc nào, Thắng cũng thể hiện mình sống vương giả, giàu có:’Tiền kiếm dễ nên tiêu xài hưởng thụ sao cho nó hứng thú cũng khó em ạ. Không dịch anh đã làm tour châu Âu vài tháng’. Tất cả những điều đó mình đều không biết, chỉ gật gù theo anh ta thôi”, Hương kể.
Sáng nào cũng vậy, Thắng “chào buổi sáng” Hương bằng việc khoe lãi. Chuyện anh kiếm được vài nghìn đô, vài trăm đô là bình thường.
“Đầu tư có 100 đô mà ngày nào cũng ‘chốt’ 50-100 đô em ạ. Việc nhẹ lương cao, mấy thằng ‘đệ’ anh chúng nó đổ vào cả mấy nghìn đô, ngày ngày thảnh thơi kiếm tiền như con bò rụng lông cây mẹ rụng lá” , Thắng tiếp tục.
Chàng trai trẻ liên tục nài nỉ chuyện cùng đầu tư.
Sau một thời gian khi Hương có cảm tình, Thắng bắt đầu màn “lùa gà” bằng câu chuyện kể đời mình. Rằng thì là mà anh ta xuất thân trong gia đình nông thôn, nghèo khó thôi. Tuy nhiên, từ khi đánh Wefinex với Forex là cuộc đời lên hương lên hoa.
Video đang HOT
Nếu Hương muốn kiếm tiền thì cùng nhập hội. Sau đó, Thắng gửi cho Hương tấm ảnh chụp team làm việc của mình. Ai nấy đều ăn mặc sang chảnh như doanh nhân. Người nào người nấy sở hữu cái tên cực “kêu”. Thắng là Lion. Sau đó, chàng trai trẻ ngỏ ý mời Hương cùng tham gia làm giàu.
Mercedes hay BMW đều là “muỗi”.
“Em không hiểu mấy cái này là gì cũng chẳng quan trọng. Tất cả đều đặt lệnh theo room hết. Anh có tình cảm với em nên mới rủ, anh sẽ dành cho em một suất trong room VIP. Với anh bây giờ dùng đồng hồ giới hạn hay vài ngày mua con Mercedes là bình thường nên anh muốn ‘lan tỏa’, muốn ai cũng giàu như mình đó em. Nói em không tin, cách đây 1 năm anh nợ 500 triệu, giờ tài khoản đã có 9 con số 0 “, Thắng rỉ tai Hương.
Không chỉ thế, Thắng cam kết với Hương tiền kiếm dễ như bỡn. Nếu cô ngại ngần, không muốn có kiến thức thì bên anh cung cấp hẳn chuyên gia đọc lệnh để đánh theo. Chẳng mấy chốc mà Hương có thể thành trader chân chính.
Thế nhưng cơn mơ trader với nhà xe chưa thành thì Thắng bị “tố” trên mạng xã hội. Hình ảnh chiếc xe mà anh chụp cho cô thì có đến 5-6 “chuyên gia tài chính” nhận vơ của mình.
Đến lúc chuyện “nữ hoàng chốt lãi”, “đại tỷ đọc lệnh” tràn ngập tất cả, cô mới biết suýt chút nữa mình đã bị lừa. Ngay sau đó, Hương block ngay tài khoản của Thắng và hú hồn hú vía khi nhận ra suýt nữa bản thân đã thành “gà” bị lừa vào “chuồng” của “chuyên viên phân tích tài chính”.
Cô nàng F0 và cú vấp với cổ phiếu penny
Những người mới bước vào thị trường chứng khoán thường được gọi là F0. F0 không hề có kinh nghiệm, ít ai từng trải qua những “phiên kinh hoàng” hay “bão giảm điểm” hoặc “thị trường chỉnh” của chứng khoán.
Và cũng bởi vì non kinh nghiệm, người ta dễ dàng đầu tư mù quáng. Nhất là thời gian này, khi tình hình dịch bệnh leo thang, có vốn nhưng không thể làm ăn, nhiều người tìm đến đầu tư chứng khoán.
“Ban đầu, mình và anh ta quen nhau không phải để đầu tư chứng khoán. Hai đứa biết nhau qua facebook. Khi đó, mình định mở quán cà phê nhưng vì dịch bệnh nên hoãn lại. Một lần lướt facebook, có một bạn nhắn tin làm quen. Mình đồng ý, ai ngờ đó lại là bước khiến cho bản thân thua lỗ tái tê” , Lan – một cô nàng vừa trải qua những phen ngụp lặn ở chứng khoán kể.
Đối phương tự nhận là một broker (môi giới) của sàn chứng khoán lớn nhất nhì Việt Nam. Anh ta trông có vẻ chững chạc, mặc vest, suốt ngày khoe ảnh đồng hồ, ví tiền hay các chuyến du lịch.
Ban đầu, cả hai làm quen với nhau vô cùng bình thường. Anh ta nói chuyện rất hay, thu hút và biết cách khiến đối phương cuốn vào. Bởi vậy, Lan – đang độc thân cũng sẵn sàng tiếp chuyện. Thậm chí cô còn có cảm tình với anh ta. Cả hai hẹn hò lần đầu trong một quán cà phê. Họ đều ưng ý với đối phương. Tuy nhiên, vài ngày sau, khi biết mình đang có một số vốn làm ăn, đối phương rủ rê Lan đầu tư chứng khoán.
“Khi đó mình không hề có chút kiến thức chứng khoán nào. Mình chỉ rõ một điều rằng, đầu tư chứng khoán số lãi sẽ tính trên % số vốn. Ví dụ mình bỏ ra 100 triệu, chỉ cần lãi 10% đã được 10 triệu. Đổi lại, mình dồn vào đó 1 tỷ thì chỉ cần 10% đã đủ 100 triệu rồi. Khi đó, mình cũng hoa mắt với những con số anh ta gửi qua nên hỏi han vô cùng kỹ càng việc đầu tư thế nào, học tập ra sao”, Lan nhớ lại.
Những đoạn tin nhắn “lùa gà” vào room chứng khoán.
Broker này đương nhiên sẽ không để Lan phải lăn tăn quá nhiều. Anh ta hướng dẫn cô lập tài khoản chứng khoán ở sàn chứng khoán mà anh ta làm việc. Đồng thời, cô phải gắn mã nhân viên “chăm sóc” của anh ta.
Tiếp theo, anh chàng ngỏ ý dành một suất trong room VIP hô mua mã cổ phiếu để Lan vào theo.
“Mỗi tháng mình sẽ mất 1 triệu đồng cho phí room. Anh ta sẽ hô mua hàng con nào, giờ nào, mua bao nhiêu, đặt giá bao nhiêu. Nói chung mình như si như điên, mua bán trong mù quáng. Anh ta cũng nói rằng nếu lãi thì tiền hoa hồng chia bao nhiêu cũng được, thường là vài % số tiền lời. Lúc đó mình cứ mua mà chẳng cần suy nghĩ.
Thời gian đầu, mình chỉ dám nạp 50 triệu. Dần có lãi thật. Anh ta hô bán cùng tất cả mọi người. Mình hoan hỉ vì có tiền, dốc hết vốn liếng gần 600 triệu vào để cùng anh ta đầu tư một loạt các mã penny (cổ phiếu mức giá thấp, vốn hóa thị trường thấp, thanh khoản kém và nhiều rủi ro). Mà đến sau này, mình mới biết nó là những mã nếu không sành sỏi thì đừng đụng vào. Khi đó, tất cả những mã này anh ta nhắn riêng, không liên quan đến room VIP “, Lan kể.
Khuyến nghị mua bán của room VIP>
Những màn khoe lãi của broker khiến Lan “mờ mắt”.
Hồi đó, lời mà liên tục trên môi anh chàng broker nói với Lan chính là: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi” , thị trường càng rung lắc, càng chỉnh thì càng nên vào. Lan theo anh ta, dùng cả 600 triệu và số lãi lần trước rải đều vào 10 mã penny. Thế nhưng sau đợt rung lắc đợt 19/1/2021, cổ phiếu Lan mua toàn bộ tụt dốc không phanh.
“Khi đó mình hoảng hốt tột độ. Các mã từ lúc mua chưa tím (trần) được phiên nào thì đã liên tục xanh lơ (sàn). Số tiền của mình bay đi nhanh chóng. Khi đó, mình nhắn hỏi anh ta. Anh ta trả lời rằng thị trường dễ về 900 điểm (chỉ số VNINDEX), khuyên mình bán tháo cổ phiếu.
Khi đó mình đã bị mất đi vài trăm triệu rồi, sợ mất trắng với tình hình hiện tại. Mình bán tháo toàn bộ và cũng tạm biệt luôn thị trường chứng khoán. Mình có tức giận, oán hận lão broker nhưng tiền của mình, mình đầu tư ngu ngốc thì phải chịu”.
Sau này, Lan đọc nhiều và tìm hiểu về chứng khoán. Cô chợt nhận ra, rất nhiều chủ room và các broker có kiểu “lùa gà” như thế. Họ được chia % từ số lượng giao dịch đầu tư của tài khoản mà họ “chăm sóc”. Đồng thời, hô mua cổ phiếu cũng là một cách tự biến mình thành “lái” với một mã nào đó khi số lượng người cùng mua, cùng bán cùng mệnh giá quá nhiều.
Hiện tại, Lan chập chững quay lại với chứng khoán. Cô khi đầu tư sẽ quan tâm đến Volum (khối lượng) của cổ phiếu, báo cáo tài chính công ty, thông tin thị trường. Và hơn nữa, Lan chỉ chú ý đến các cổ phiếu Bluechip (cổ chất lượng cao do công ty lớn phát hành), tránh xa những hàng “lái”, hàng penny các chỉ số không khả quan.
Từ đầu, Lan và anh chàng broker tìm hiểu nhau cho một mối quan hệ tình ái nhưng đến cuối cùng tất cả đổ sông đổ bể. Thế mới nói, đầu tư chưa bao giờ là dễ. Chị em phụ nữ khi tìm hiểu yêu đương cũng nên lưu ý, đừng tự biến thành “gà” rồi mất tiền đau đớn.
10 nữ đại gia quyền lực nhất châu Á năm 2020, ai cũng tài giỏi, được nhiều người ngưỡng mộ
Bất chấp một năm đầy khó khăn và biến động vì đại dịch COVID-19, vẫn có những nữ doanh nhân vô cùng thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ tài chính, công nghệ sinh học tới bán lẻ.
Năm 2020 là một năm nhiều khó khăn và biến động do toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi làn sóng COVID-19. Tuy nhiên, rất nhiều người đã vượt qua những thách thức đó và chứng tỏ được bản thân trong thời điểm khó khăn này. Mới đây, tạp chí Forbes đã công bố danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020, đến từ rất nhiều ngành nghề khác nhau, từ công nghệ sinh học, công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục đến bán lẻ, vận chuyển hàng hóa hay luật.
1. Melanie Perkins, 33 tuổi
Melanie Perkins là một nữ doanh nhân người Úc, hiện là Tổng giám đốc điều hành và người đồng sáng lập của Canva. Cùng với Cameron Adams và Cliff Obrecht (chồng chưa cưới của Melanie), cả 3 đã sáng lập nên Canva từ năm 2013, khi còn là sinh viên tại Đại học Tây Úc. Công ty phần mềm thiết kế đồ họa này đã huy động được hơn 300 triệu USD kể từ đó và vào tháng 6/2020, nó được định giá 6 tỷ USD.
Canva khởi đầu là một trang web miễn phí cung cấp các công cụ thiết kế, cho phép các nhà thiết kế nghiệp dư tạo ra đồ họa chuyên nghiệp, từ những áp phích đơn giản cho đến ảnh quảng cáo của công ty. Sau đó, Canva đã mở rộng hạng mục, cung cấp các dịch vụ trả phí cho chuyên gia và doanh nghiệp, giúp tăng lãi từ giữa năm 2017 và trở thành đối thủ cạnh tranh với "đàn anh" Adobe. Hiện tại, Canva đã cập nhật hơn 100 ngôn ngữ. Công ty này hiện có hơn 700 nhân viên và hơn 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại 190 quốc gia. Với cương vị là Giám đốc điều hành, Melanie đã chèo lái vững vàng Canva vượt qua cơn khủng hoảng năm 2020.
2. Zhao Yan, 54 tuổi
Bà Zhao Yan hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của Bloomage BioTechnology - công ty sinh học tại Trung Quốc. Sau khi mua lại Bloomage BioTechnology vào năm 2011, bà Zhao Yan đã biến nó trở thành nhà sản xuất axit hyaluronic lớn nhất thế giới - được sử dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm bổ sung - với hơn 1/3 thị phần toàn cầu.
Sau khi hủy niêm yết tại Hồng Kông, bà Zhao Yan đã niêm yết công ty của mình tại Hội đồng Đổi mới Khoa học Công nghệ của Thượng Hải vào năm 2019. Kể từ đó, cổ phiếu công ty đã tăng gần 2/3 so với trước, đưa bà Zhao Yan trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, với khối tài sản ròng vào khoảng 6,4 tỷ USD. Vào năm 2019, lợi nhuận ròng của Bloomage BioTechnology tăng 38% lên 586 triệu nhân dân tệ so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, bà Zhao Yan còn là chủ tịch của Bloomage International Investments Group chuyên về đầu tư bất động sản, tài chính và thể thao. Ít ai biết rằng trước đây, bà Zhao Yan từng là một giáo viên, sau đó đi bán tủ lạnh và điều hành một xưởng may quần áo.
3. Lily Kong, 55 tuổi
Bà Lily Kong hiện là hiệu trưởng thứ 5 của trường Đại học Quản lý Singapore (SMU) và là nữ hiệu trưởng đầu tiên lãnh đạo một trong những trường đại học hàng đầu của quốc gia này.
Trước đây, bà Lily Kong là một giáo sư địa lý. Năm 2011, bà đã giúp thành lập Trường Cao đẳng Yale-NUS - sự kết hợp giữa Đại học Yale và Đại học Quốc gia Singapore. Kể từ tháng 1/2019, bà lãnh đạo trường Đại học Quản lý Singapore và liên tục đem lại cho ngôi trường này những lợi ích tuyệt vời cho sinh viên. Tháng 2/2020, Đại học Quản lý Singapore đã khai trương một tòa nhà mới rộng 700 m 2 nhằm tạo ra không gian thúc đẩy sự đổi mới và tinh thần kinh doanh giữa sinh viên, cựu sinh viên với doanh nghiệp địa phương.
4. Roshni Nadar Malhotra, 38 tuổi
Giữa tháng 7/2020, Roshni Nadar Malhotra đã đảm nhận vị trí chủ tịch của HCL Technologies từ người bố tỷ phú Shiv Nadar, người vừa bước sang tuổi 75. Roshni là con gái duy nhất của ông Shiv Nadar. Trước đó, bà là giám đốc điều hành của công ty Noida, Ấn Độ trong 12 năm, trong đó có 2 năm cuối ở chức vụ phó chủ tịch. Roshni đã từng ủng hộ HCL Technologies mua lại 1,8 tỷ USD từ Tập đoàn IBM với danh mục các sản phẩm của công ty. Năm 2019, việc mua bán kết thúc thành công, trở thành thương vụ lớn nhất trong lịch sử 29 năm của công ty.
Sau khi Roshni thừa kế công ty, bố bà là tỷ phú Shiv Nadar vẫn sẽ tiếp tục hoạt động với tư cách giám đốc điều hành và giám đốc chiến lược để cố vấn và giúp đỡ con gái mình.
5. Caroline Russell
Bà Caroline Russell hiện đang là Chủ tịch điều hành và Giám đốc điều hành công ty BOH Plantations. Bà là thế hệ thứ ba lãnh đạo công ty sản xuất chè lớn nhất Malaysia theo sản lượng.
Công ty này được thành lập vào năm 1929 bởi ông nội của bà Caroline, trong đó BOH là từ viết tắt của "best of highlands", muốn nói đến các vùng cao nguyên trồng chè của Malaysia. Tuy là doanh nghiệp do gia đình thành lập nhưng BOH sở hữu tới 4 đồn điền trải rộng trên 1.200 ha, sản xuất hàng năm khoảng 4,5 triệu kg chè - khoảng 70% sản lượng chè của Malaysia.
Bà Caroline gia nhập bộ phận tiếp thị của BOH vào năm 1988 sau khi có bằng thương mại hạng ưu từ Đại học Edinburgh (Scotland). Năm 2003, sau khi đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành, bà đã mở rộng phạm vi bán hàng ra quốc tế, tập trung vào tăng trưởng bền vững, bao gồm các sản phẩm phân hủy sinh học, bao bì có thể tái chế và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ về môi trường. Năm 2019, sau khi bố nghỉ hưu, bà Carolien tiếp tục được bổ nhiệm làm Chủ tịch điều hành.
6. Preeyanart Soontornwata, 63 tuổi
Bà Preeyanart là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn đa quốc gia B.Grimm Power. Trong 2 thập kỷ qua, bà Preeyanart đã phát triển đơn vị điện lực B.Grimm Power thành công ty trị giá 3,7 tỷ USD, vận hành 47 nhà máy điện ở Thái Lan, Lào và Việt Nam, cùng 5 nhà máy khác đang phát triển.
Dưới sự điều hành của bà Preeyanart, B.Grimm Power gần như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, với lợi nhuận ròng tăng 60% trong quý 2 do sự gia tăng năng lực sản xuất và khách hàng công nghiệp.
Bà Preeyanart bắt đầu làm việc tại B.Grimm từ 28 năm trước với vị trí giám đốc tài chính, sau đó được bổ nhiệm để lãnh đạo B.Grimm Power khi nó được thành lập vào năm 1996.
7. Aya Komaki, 61 tuổi
Sự nghiệp của bà Aya Komaki là một chặng đường rất dài. Sau khi gia nhập công ty Sanrio (nổi tiếng với nhân vật Hello Kitty) từ Đại học Tokyo danh tiếng, bà đã nghỉ việc vào năm 1984 để chăm nom cho gia đình. Tới năm 2003, sau khi mất một đứa con và ly hôn, bà Aya đã quay trở lại công ty. Bà từng phải chiến đấu với căn bệnh ung thư vú và phải cắt bỏ tử cung.
Năm 2015, bà Aya đã trở thành giám đốc hội đồng quản trị tại công ty con của Sanrio là Sanrio Entertainment, một năm sau thì được giao phụ trách công viên giải trí Puroland. Sau này, bà còn tự mình thành lập một công viên giải trí nữa mang tên Harmonyland. Ngay cả khi ảnh hưởng của đại dịch khiến công viên phải đóng cửa trong 5 tuần, bà Aya vẫn đưa doanh thu trên mỗi khách hàng cao hơn trong năm tài chính gần nhất.
8. Samantha Du, 56 tuổi
Samantha Du là cái tên không thể không kể đến trong thị trường dược phẩm Trung Quốc, điều đặc biệt là thành công của bà không đến từ dịch bệnh. Nữ doanh nhân này là người sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty dược phẩm Zai Lab, có trụ sở tại Thượng Hải với số vốn hóa thị trường 6 tỷ USD, tăng gấp 3 kể từ khi định giá IPO trên sàn chứng khoán Nasdaq vào năm 2017.
Bà Samantha thành lập Zai Lab vào năm 2014 và nhanh chóng có bước nhảy vọt so với các đối thủ cạnh tranh cách áp dụng mô hình cấp phép, thường là độc quyền, để bán thuốc của các công ty nước ngoài ở Trung Quốc.
9. Divya Gokulnath, 34 tuổi
Bà Divya là người đồng sáng lập ứng dụng học tập Byju's - một công ty dạy kèm trực tuyến và công nghệ giáo dục của Ấn Độ, được thành lập từ năm 2011. Bà Divya và chồng là Byju Raveendran đã nhận thấy sự cần thiết của một ứng dụng để giáo dục học sinh trung học cách đây gần một thập kỷ trong khi dạy kèm cho các ứng viên trường kinh doanh đang gặp khó khăn với môn toán và khoa học.
Công ty Byju's hiện đang có 64 triệu người dùng đang hoạt động trên 1.700 thành phố ở Ấn Độ và nước ngoài. Byju's đã huy động được 1,6 tỷ USD tài trợ đầu tư cho đến nay và được định giá 10 tỷ USD.
10. Yang Yoon-sun, 56 tuổi
Bà Yang Yoon-sun là người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty y tế Medipost. Năm 2000, khi đang là bác sĩ tại một bệnh viện nổi tiếng ở Seoul, Hàn Quốc, bà Yang đã nhận ra tiềm năng của máu cuống rốn. Nó chứa các tế bào gốc hữu ích trong việc điều trị bệnh tật và chấn thương. Từ đó, bà Yang đã nghỉ việc để thành lập Medipost chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu, trị liệu và lưu trữ máu cuống rốn.
Năm 2005, Medipost đã huy động được 16,5 tỷ won (14 triệu USD) trong một đợt IPO trên sàn giao dịch Kosdaq của Hàn Quốc. Hiện tại, công ty này được định giá khoảng 470 tỷ won với doanh thu năm 2019 vào khoảng 46 tỷ won. Theo dữ liệu của chính phủ, Medipost hiện điều hành ngân hàng máu cuống rốn lớn nhất Hàn Quốc, lưu trữ 43% lượng máu cuống rốn của cả nước. Công ty này cũng đang nghiên cứu phương pháp điều trị sụn khớp bị tổn thương.
Chia sẻ Facebook
Chia sẻ Google
Gặp gỡ Diệu Thúy - nữ diễn viên đầu tiên của Việt Nam trở thành phi công: Cứ gõ rồi cánh cửa ước mơ sẽ mở! Không còn khoác lên mình bộ đồ phi công với những nét chững chạc, cương nghị, Diệu Thúy trò chuyện như một cô gái nhà bên, về những gì đã trải qua từ hành trình trầy da tróc vảy. Gõ từ khóa phi công Diệu Thúy trên Google, tôi nhận được 2.870.000 kết quả trong 0.78 giây. Cô gái gốc Quảng Trị với...