Tìm tiếng nói chung giữa trường ĐH và doanh nghiệp
Ngày 30/11, ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH. Tham dự hội thảo, các đại biểu đến từ các trường và doanh nghiệp cùng nêu những bức xúc tuy nhiên hai bên vẫn cố gắng tìm được tiếng nói chung.
Các đại biểu tham dự hội thảo có nhiều ý kiến về thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trình độ đại học hiện nay. Bên cạnh đó cũng có các đề xuất tháo gỡ những vướng mắc và khoảng cách chênh lệch giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu mà doanh nghiệp (DN) đặt ra.
Tại hội thảo, các DN cho rằng có khoảng cách rất lớn giữa nguồn cung và nguồn sử dụng lao động. Ông Phan Thanh Bình, giám đốc chiến lược Nhân Việt Management Group, cho rằng có một thực tế phũ phàng khi phỏng vấn 500 DN thì đến 94% cho biết phải đào tạo lại nhân viên mới về chuyên môn và các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý.
(Ảnh minh họa)
Ở vài trò của một DN, Ths Phạm Thanh Minh, phó tổng giám đốc Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu Khí, cũng thừa nhận rằng thường các trường tự giới thiệu sinh viên (SV) tới, DN tiếp nhận xong rồi để đó, không cử người hướng dẫn, nhưng ngược lại cũng xảy ra trường hợp ngay cả đơn vị trường cử SV tới cũng không quan tâm tới SV của mình. Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng nhiều SV mới ra trường khả năng tiếp thu và sử dụng những công nghệ mới cũng rất kém.
Tuy nhiên, ông Phí Anh Tuấn, phó chủ tịch Hội Tin học TPHCM, khẳng định các DN phải đào tạo bổ sung là chuyện đương nhiên vì mỗi DN đều có văn hóa riêng và cách điều hành riêng. Còn hạn chế ở khâu đào tạo thì các trường còn chậm cập nhật những chương trình mới và nên dựa vào tình hình phát triển, từ đó nghiên cứu xu hướng phát triển các ngành nghề để đào tạo.
Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, thì cho rằng điều cần quan tâm nhất chính là ở chỗ DN. DN phải cho biết được nhu cầu nguồn nhân lực của mình thì nơi đào tạo mới đáp ứng nhu cầu theo kiểu “đơn đặt hàng”. Ông Tuấn cho rằng việc đào tại lại là vì các DN không chịu nói rõ nhu cầu của mình như thế nào, ” không nói rõ để người ta đào tạo cho đã thì mới chê lên chê xuống”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Ý kiến này được ông Trương Minh Kiệt, giám đốc Trung tâm quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Kinh tế TPHCM đồng tình, nhưng dưới góc độ nhà đào tạo, ông không đồng ý với cách gọi “đào tạo lại” mà phải gọi là “đào tạo bổ sung”. Để đào tạo một SV ra trường là hệ thống đào tạo phải có cả một hệ thống chương trình khung, DN làm thế nào đủ khả năng để đào tạo lại toàn bộ kiến thức cho SV. Các trường đào tạo kiến thức nền còn việc sử dụng như thế nào phải dựa vào văn hóa và môi trường kinh doanh của. Ngược lại ông Kiệt cũng đặt vấn đề, DN đã làm được gì cho nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? Đó mới là sự hợp tác để giúp cho cả nhà trường và DN sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trình độ ĐH
Trước những ý kiến của các DN về việc SV tốt nghiệp thiếu nhiều kỹ năng, TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban công tác SV ĐH Quốc gia TPHCM cũng nhìn nhận một phần trách nhiệm thuộc về phía các trường. Nhưng thực trạng là đào tạo kỹ năng mềm hiện chủ yếu qua các chương trình ngoại khóa và hoạt động tình nguyện. Nếu có đưa vào giảng dạy chính thức thì thời lượng quá ít, thiếu thực hành nên SV không thể tiếp thu hết được.
Riêng ĐH Quốc gia TPHCM hiện có 4 đơn vị thành viên triển khai và đào tạo kỹ năng mềm cho SV. Những kỹ năng mềm thông dụng và được sử dụng trong DN như: kỹ năng học và tự học, lãnh đạo bản thân, thuyết trình, giao tiếp và ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tìm việc theo các nhóm chuyên đề, sử dụng web, bán hàng, biên phiên dịch…..Tuy nhiên, TS Mai cũng đề xuất thêm rằng cần có quy chuẩn khung về chuẩn kỹ năng để có một sự công nhận cho SV.
Mặc dù còn cả 2 bên DN và các trường đều có những bức xúc riêng nhưng đều nhìn nhận rằng cần hợp tác hơn nữa. Theo Ths Phạm Thanh Minh, phó tổng giám đốc Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu Khí, hàng năm các DN đều có kế hoạch về đào tạo và sử dụng nhân lực, các trường là phải thu thập thông tin trên để có kế hoạch tuyển sinh phù hợp. Đồng thời, phải có sự gắn kết và hợp tác giữa nhà trường và các DN, đặc biệt là tận dụng những lợi thế của nhau.
Đó là giải pháp giúp cho khoảng cách giữa nguồn cung và nguồn sử dụng lao động trình độ ĐH xích lại gần hơn.
Thụy An
Theo dân trí
Kém chất lượng là do mở trường ồ ạt
"Hiện nay tình hình giáo dục đại học rất phức tạp, do thời gian vừa qua chúng ta mở trường ồ ạt lên tới hơn 400 trường ĐH, CĐ dẫn đến chất lượng thấp nên dư luận sợ và không tin vào chất lượng đào tạo của nhiều trường ngoài công lập".
GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đã khẳng định như vậy sau sự kiện Nam Định "nói không" với sinh viên trường dân lập.
GS.VS Phạm Minh Hạc.
Sau sự kiện Đà Nẵng "nói không" với SV tại chức nay lại đến sự kiện Nam Định "nói không" với sinh viên trường dân lập. Điều đó không khác gì một cú đấm mạnh về chất lượng đào tạo đại học ngoài công lập của chúng ta hiện nay. GS nghĩ thế nào về vấn đề này?
Tất cả các trường công lập và trường ngoài công lập đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và đều do Bộ GD-ĐT quản lý nhà nước về mặt chuyên môn. Khi người học đã học xong 4 năm đại học và bằng tốt nghiệp do hiệu trưởng trường cấp theo quy định nhà nước thì nên được đối xử công bằng, đúng tính pháp chế của nhà nước ta. Bằng tốt nghiệp của công lập hay ngoài công lập đều do Nhà nước quyết định và người học đều tin tưởng vào quyết định đó. Còn việc tuyển dụng người như thế nào, tốt hơn, có chất lượng hơn thì tùy thuộc vào cách lựa chọn phỏng vấn của từng cơ quan chứ không nên dựa vào tiêu chí bằng cấp.
Lãnh đạo tỉnh Nam Định giải thích lý do không tuyển sinh viên dân lập vào các cơ quan hành chính là do đầu vào chất lượng thấp. Theo GS lý do như vậy có thỏa đáng không, trong khi đó các trường ĐH ngoài công lập (NCL) đều thực hiện tuyển theo mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT?
Tình hình giáo dục đại học hiện nay rất phức tạp, do thời gian vừa qua chúng ta mở ồ ạt trường ĐH, CĐ lên tới hơn 400 trường ĐH, CĐ dẫn đến chất lượng thấp nên dư luận sợ và không tin vào chất lượng đào tạo của nhiều trường NCL.
Cho nên việc quản lý Nhà nước phải tính toán cẩn thận, không thể mở tung ra hay như tháo khoán như vậy.
Đầu năm, Hiệp hội các trường NCL cũng đã đề nghị Bộ GD-ĐT giảm điểm sàn tuyển sinh nhưng bộ kiên quyết giữ điểm sàn. Nói chung, có đề nghị biện pháp này hay biện pháp khác chỉ để nhằm tuyển sinh thu học phí thì vấn đề chất lượng như thế nào.
Mọi biện pháp để có người vào học như vận dụng điều 33 hay người giới thiệu thí sinh đến học cũng được tiền, thí sinh vào trường cũng được thưởng tiền... như vậy rất nguy hiểm. Giáo dục thương mại hóa ghê quá, mua cả người học. Nếu làm như thế sẽ phá hoại nền giáo dục đại học của chúng ta, chúng ta không thể đào tạo nên những con người là nhân lực có trình độ cao, có đạo đức tốt để xây dựng nền công nghiệp và cao hơn nữa là xây dựng xã hội tốt đẹp.
Với tình hình giáo dục đại học phức tạp như hiện nay, theo GS ngành giáo dục cần phải làm gì?
Đại hội Đảng lần thứ XI đã đặt vấn đề "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục" là rất đúng. Tuy nhiên, theo tôi muốn đổi mới thì trước hết phải chấn chỉnh cho tốt. Chuẩn bị những điều kiện tối thiểu để có chất lượng nhà trường như trường lớp phải đủ, thầy cô giáo phải đủ theo cơ cấu của môn học.
Về giáo dục đại học cần phải chấn chỉnh trước hết về việc mở trường và việc này chỉ có Thủ tướng mới có quyền. Tiêu chí đầu tiên mang tính đột phá để có nguồn nhân lực chất lượng cao theo tôi đó là nâng cao chất lượng. Nếu đủ sức làm chất lượng thì cho mở trường chứ đừng chạy theo tiêu chí mấy trăm sinh viên trên vạn dân thì không nên. Cái đó có tính đến nhưng chỉ là hệ quả tất yếu việc của ta làm.
Bên cạnh đó, không chạy theo mục tiêu đến năm nào Việt Nam có trường đại học "lọt" vào tốp này tốp kia của thế giới. Chúng ta chạy theo cái đó để làm gì. Cái đó là hệ quả đương nhiên trong tiêu chí của sự phát triển đất nước. Cần phải thực chất để đào tạo ra con người, có nghề nghiệp để nâng cao sản lượng lên.
Xin cảm ơn GS!
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Chuyển chính sách học phí sang cơ chế giá dịch vụ Đó là một trong các giải pháp Bộ Tài chính nêu ra tại hội thảo "Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu công bằng và hiệu quả" do Bộ Tài chính vừa tổ chức. Theo thông tin từ Bộ Tài chính,...