“Tìm thủ khoa con nhà giàu khó lắm”
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT (qua các kì thi tuyển sinh đại học hằng năm), đa số thủ khoa đều là học sinh nông thôn và hầu hết có hoàn cảnh khó khăn.
Điều gì làm nên thành công ở các em? Những năm tháng học đại học cũng như khi ra trường các em gặp những khó khăn gì?… Loạt bài viết “Chuyện chưa kể về các thủ khoa” khởi đăng từ số báo này sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi trên…
Tìm trong top 100 thí sinh có điểm thi cao nhất nước trong kỳ thi ĐH có rất ít thí sinh là con nhà giàu. Ngôi vị thủ khoa thường được “thống lĩnh” bởi các em học sinh “trường làng” có gia cảnh nghèo khó, cuộc sống thiếu thốn từ tấm bé. Nghị lực, trí tuệ và bản lĩnh để chạm đích thành công của các em luôn khiến bất cứ ai biết đến cũng phải ngạc nhiên và khâm phục.
Đa số là con nhà nghèo
Mở đầu câu chuyện về các thủ khoa, ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông, khẳng định: “Con nhà giàu, học sinh thành phố có điều kiện học thêm nhiều nhưng tìm thủ khoa con nhà giàu khó lắm”.
Theo số liệu thống kê của Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2012, đứng đầu danh sách 100 thí sinh có điểm thi ĐH, CĐ cao nhất nước (từ 28,25 điểm trở lên) là thí sinh ở khu vực I (các xã, thị trấn thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).
Đó là Nguyễn Kim Phượng, quê ở tỉnh Lâm ồng, thi vào trường H Y Dược TP Hồ Chí Minh với tổng điểm 3 môn đạt tuyệt đối 30 điểm. Thí sinh đứng vị trí thứ 2 thuộc là Trần Xuân Bách, khu vực II nông thôn, ở huyện Ba Vì, Hà Nội, dự thi trường ĐH Y Hà Nội với số điểm là 29,75.
Thủ khoa trường ĐH Giao thông Vận tải Kiều Văn Bắc và mẹ.
Tiếp đến năm 2013, Nguyễn Trọng Hùng (học sinh trường THPT Nam Khoái Châu, ở xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đạt thủ khoa trường ĐH Ngoại thương, là một trong 2 thí sinh có điểm cao nhất nước (29,5 điểm). Năm 2014, toàn quốc có 3 thí sinh thi ĐH có điểm cao nhất 29,25 thì cả 3 đều ở “tỉnh lẻ”: Lê Bá Tùng, thủ khoa trường ĐH Y Hà Nội, học sinh trường THPT Quảng Xương 1, Thanh Hóa; Phạm Đức Toàn, ĐH Ngoại thương, học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An; Tống Hữu Nhân, thủ khoa ĐH Y Dược TP.HCM, học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long).
Video đang HOT
Hầu hết các thủ khoa đều có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Trần Anh Tuấn, thủ khoa khối B Học viện Quân y năm 2014 xuất thân từ một gia đình nghèo ở Thanh Hóa có cha mẹ làm phụ hồ, bốc vác, gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã.
Còn thủ khoa khối A, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội (25 điểm) có hoàn cảnh éo le hơn. Bố mẹ Chiến vào miền Nam làm kinh tế từ năm Chiến học lớp 3. Chiến và em ở với hai bác đến khi học lớp 8 thì xin về nhà mình ở. Căn nhà hồi ấy chỉ có nền đất ẩm ướt với vài chục mét vuông, mái lợp lụp xụp như một căn nhà tạm. Chiến làm anh nhưng là thày giáo của 2 em và đôi khi còn như thay thế cả cha mẹ.
Chiến tâm sự: “Bố mẹ em phải rất khó khăn khi quyết định xa các con. Tiền bố mẹ gửi ra mỗi tháng, thiếu đủ thế nào em cũng không phàn nàn. Nhiều lần hết tiền em đành mua rau, dưa ăn cho qua bữa, em ăn cơm không để nhường hết phần thức ăn cho các em”.
Câu chuyện về những bữa cơm thèm thịt của ba anh em nhà Chiến làm xúc động nhiều người nhưng câu chuyện về thủ khoa trường ĐH Y Hà Nội (năm 2013) Nguyễn Hữu Tiến (29,5 điểm) gây xôn xao dư luận. Tiến sinh ra trong gia đình thuần nông ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội), vì gia cảnh khó khăn nên người cha phải mưu sinh khắp nơi, chấp nhận sống trong ống cống để kiếm tiền nuôi con học hành…
Khổ luyện thành tài
Trả lời câu hỏi “vì sao thủ khoa toàn con nhà nghèo”, thủ khoa trường ĐH Giao thông Vận tải Kiều Văn Bắc (27 điểm) chia sẻ: “Em sống với mẹ nên tất cả tình yêu và sự khó nhọc của mẹ, em đều gửi vào kết quả học tập. Em và Chiến (thủ khoa trường ĐH khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đều là những đứa trẻ nghèo. Chúng em đều động viên nhau phải học tốt, thi đỗ đại học, thành đạt để đời mình thoát nghèo, để bố mẹ không phải vất vả”.
Với tâm tư của người làm cha, bác Nguyễn Văn Hiền, bố của Nguyễn Ngọc Thiện, thủ khoa khối A trường ĐH Ngoại thương (năm 2014), ở thôn Vô Hối, thị trấn Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, chia sẻ: “Vợ chồng tôi đều làm nông dân, quanh năm chỉ biết đến đồng ruộng, ao cá. Khi biết tin con mình đỗ ĐH, gia đình chúng tôi đã rất vui mừng, càng vui mừng hơn khi biết cháu là thủ khoa. Dù hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn nhưng vợ chồng chúng tôi sẽ cố gắng nuôi cháu ăn học để cháu có thể thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn như bố mẹ”.
Phạm Đức Toàn, thủ khoa trường ĐH Ngoại thương với 29,5 điểm.
Trả lời câu hỏi: Vì sao thủ khoa lại là con nhà nghèo?, ông Lê Hữu Lập, thành viên Hội đồng tuyển sinh Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông khẳng định: “Bây giờ tìm được thủ khoa là con nhà giàu khó lắm. Đa số học sinh nông thôn, con nhà nghèo có động lực phấn đấu rõ rệt. Hơn nữa, ở nông thôn, các em chỉ có tiêu chí là học, ngoài chuyện phải làm việc giúp đỡ gia đình. Còn học sinh thành phố có điều kiện hơn nhưng các em cũng có nhiều mối quan tâm hơn nên thời gian dành cho việc học ít hơn. Các cụ đã nói, khổ luyện thành tài. Vì thế ở rất nhiều gia đình nghèo nhưng con cái lại học rất giỏi”.
Lãnh đạo một trường chuyên tại Hà Nội nhận định: “Thường học sinh hoàn cảnh khó khăn có quyết tâm phải học thật giỏi để thoát nghèo, thoát cuộc sống cơ cực, nên động lực học tập của các em rất lớn”.
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô
Chuyện ít biết về thủ khoa ĐH Khoa học Tự nhiên
"Mọi đứa trẻ khi mới sinh ra đều là những chồi non, chúng lớn lên, phát triển theo hướng nào phụ thuộc nhiều vào sự uốn nắn của người lớn" - là quan điểm của bố mẹ thủ khoa Vũ Trọng Nghĩa.
Xưa nay, những đứa trẻ sinh ra trong điều kiện vật chất đủ đầy, được bố mẹ chăm lo, chiều chuộng thường bị đánh giá thấp hơn những đứa trẻ có hoàn cảnh nghèo khó về ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Thậm chí, con nhà giàu còn hay bị đánh giá là hay hỏng, dễ hư. Tuy nhiên, mọi đứa trẻ khi mới sinh ra đều là những chồi non, chúng lớn lên, phát triển theo hướng nào phụ thuộc rất nhiều vào sự uốn nắn của người lớn. Đây cũng chính là quan điểm của bố mẹ cậu thủ khoa trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) - Vũ Trọng Nghĩa.
Vũ Trọng Nghĩa - chàng thủ khoa khối A của ĐH Khoa học Tự nhiên.
Dạy con biết đam mê
Những ngày này, không khí gia đình Vũ Trọng Nghĩa Nghĩa (sinh năm 1994) trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn, bởi có rất nhiều người thân, bạn bè đến chúc mừng cậu trở thành thủ khoa khối A của trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) với tổng số điểm 27,5 (Toán 9, Lý 9, Hóa 9,5).
Nghĩa cho biết, em học khá tốt các môn học tự nhiên nên khi đăng ký dự thi ĐH, em tự tin rằng mình sẽ trúng tuyển. Sau khi kết thúc 3 môn thi, Nghĩa ước tính mình được 27 điểm, song việc đạt danh hiệu thủ khoa của trường là điều mà em không hề nghĩ tới. Để có được những thành tích học tập như trên, Nghĩa chia sẻ: "Ngoài những nỗ lực của bản thân thì gia đình chính là nền tảng quan trọng nhất tạo nên sự thành công của em".
Để cậu quý tử có được thành tích trên, bố mẹ chàng thủ khoa Hà thành rất chú trọng tới việc tạo cho con biết đam mê. Anh Vũ Văn Hải (sinh năm 1966, bố của Nghĩa) chia sẻ: "Thành công của cháu ngày hôm nay mới chỉ là bước khởi đầu cho một chặng đường dài phía sau mà thôi. Do đó, vợ chồng tôi luôn khuyến khích cháu nên phát huy những điểm mạnh, cũng như sở thích của mình".
Nghĩa và bố mẹ.
Nhân nói về điều này, chị Miên - mẹ của Nghĩa cho biết thêm: "Từ nhỏ Nghĩa đã là đứa có cá tính. Nghĩa luôn biết mình muốn gì và cần phải làm mọi thứ như thế nào. Có thể là do ảnh hưởng từ bố mà ngay từ khi còn nhỏ, Nghĩa luôn làm mọi việc đến nơi đến chốn. Còn nhớ, khi học cấp 1, Nghĩa có ước mơ trở thành bác sĩ nên đối với môn Sinh học cháu rất hứng thú. Vì vậy mà cháu thích chăm sóc các cây trồng và con vật nuôi trong nhà. Chúng tôi cũng thích con theo nghề này. Tuy nhiên, càng lớn, Nghĩa càng thể hiện niềm đam mê với môn Vật lý nhiều hơn. Chúng tôi tôn trọng con và khuyên cháu nên chuyên tâm vào ngành học mà mình yêu thích".
Quan trọng hơn cả là việc dạy làm người
Vũ Trọng Nghĩa sinh ra trong một gia đình khá cơ bản. Mẹ là giáo viên còn bố làm kinh doanh tại quận Long Biên (Hà Nội). Mặc dù là con duy nhất trong gia đình nhưng Nghĩa cho biết, em chưa bao giờ được bố mẹ chiều theo kiểu nuông chiều. Ở nhà, ngay từ nhỏ Nghĩa đã phải giúp đỡ mẹ những công việc hàng ngày như nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa.
Lý giải về việc bắt con lao động từ nhỏ, chị Miên cho hay: "Chúng tôi muốn con trở thành người có trách nhiệm trong tất cả mọi việc, có ý thức tự giác từ việc sinh hoạt bản thân, học tập đến chăm sóc gia đình. Từ những năm học cấp 1, cấp 2 cháu đã biết tự đi học và giúp đỡ tôi làm những công việc vặt trong gia đình. Vợ chồng tôi luôn quan niệm, những thứ con có thể làm được thì hãy để cháu tự làm".
Chị Miên hiện đang là giáo viên dạy toán cấp 2. Là người công tác trong ngành giáo dục nên ngay từ nhỏ, Nghĩa đã được mẹ uốn nắn rất nhiều về đạo đức, lối sống. Cô Miên cho biết: "Với tôi, những thành tích mà cháu đã đạt được chưa bao giờ hạnh phúc bằng việc chúng tôi đã dạy dỗ cháu nên người. Đó là cả một quá trình lâu dài, chứ không phải một sáng một chiều".
Để làm gương cho con, vợ chồng cô Miên luôn rất ý thức trong việc "đối nhân xử thế" hàng ngày. "Bình thường bố mẹ chưa bao giờ ép buộc em phải làm như thế này hay thế khác. Tuy nhiên em phải thừa nhận rằng, mình ảnh hưởng khá nhiều từ bố mẹ.
Không chỉ học giỏi, Nghĩa còn là một cậu học trò rất năng động, chàng thủ khoa thường tích cực tham gia vào các hoạt động của trường. Năm học lớp 11, Nghĩa giữ chức vụ phó Bí thư Đoàn trường. Những năm học tập ở Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Nghĩa đã cùng thầy cô tổ chức nhiều chuyến đi lên vùng cao để thăm và tặng quà cho các bạn nhỏ. Nghĩa cũng đã từng đạo diễn cho nhiều vở kịch và tiết mục văn nghệ của trường. Năm học lớp 12, Nghĩa cùng nhóm bạn của mình đã giành được giải nhất trong cuộc thi diễn kịch phòng chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo Báo Gia Đình
Xuất hiện thủ khoa kép ĐH Ngoại Thương và HV Ngoại Giao Là thủ khoa khối A1 của ĐH Ngoại Thương Hà Nội với số điểm 28, Phạm Việt Anh (THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam) tiếp tục trở thành thủ khoa khối D Học viện Ngoại Giao với số điểm 27. Ngày 26/7, Học viện Ngoại giao đã công bố điểm thi, thủ khoa là thí sinhPhạm Việt Anh (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam),dự...