Tìm thấy tượng bán thân một mắt tại thành phố bị lãng quên, nhóm khảo cổ mở ra bí ẩn về nữ Chúa xinh đẹp nhất lịch sử
Nữ hoàng Nefertiti được coi là nữ hoàng bí ẩn nhất trong lịch sử Ai Cập.
Nefertiti là hoàng hậu của Pharaoh Ai Cập Akhenaten (trước đây là Amenhotep IV), người trị vì Ai Cập cổ đại từ khoảng năm 1353 đến năm 1336 trước Công nguyên. Được biết đến với cái tên “Người cai trị sông Nile” hay “Con gái của các vị thần”, Nefertiti sở hữu nhan sắc tuyệt đỉnh, sức mạnh vô song, và được cho là có địa vị ngang bằng với chính Pharaoh. Vậy mà, vào năm thứ 12 của vương triều Akhenaten, tên bà đột nhiên bị xóa khỏi các đền đài Ai Cập và biến mất khỏi sử sách.
Cuộc đời của bà đến nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, song song với đó là những câu chuyện chưa được kiểm chứng về nhan sắc, sức mạnh, sự biến mất bí ẩn và cả nơi chôn cất…
Một phát hiện làm chấn động thế giới
Vốn dĩ, cái tên Nefertiti gần như đã bị chìm vào quên lãng khi có rất ít thông tin, tài liệu hay các di vật kể về nhân vật lịch sử này. Thế nhưng, vào năm 1912, các nhà khảo cổ học bất ngờ tìm thấy một bức tượng bán thân chỉ còn một mắt trong đống đổ nát của một cửa hàng thuộc thành phố bị lãng quên Amarna.
Hiện bức tượng này được trưng bày tại bảo tàng Altes, Berlin (Đức).
Bức tượng mô phỏng khuôn mặt một người phụ nữ đẹp kiêu sa, hoàn hảo, mà thật khó có ngôn từ nào diễn tả hết được. Sau khi tiến hành nghiên cứu xác minh, nhóm của ông nhận định bức tượng có niên đại hơn 3.300 năm, khắc họa gương mặt sắc sảo của người phụ nữ nổi tiếng cả về quyền lực và nhan sắc thời Ai Cập cổ đại, Nữ hoàng Nefertiti, vợ của Pharaoh Akhenaten, mẹ của Pharaoh Tutankhamun.
Tượng và tranh mô phỏng hình ảnh cặp đôi quyền lực là Pharaoh Akhenaten và Nữ hoàng Nefertiti.
Kể từ đó, cái tên Nefertiti luôn thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ, người nghiên cứu lịch sử và bất kỳ ai mến mộ nhan sắc của bà.
Một số tài liệu cho biết Nefertiti (1370-1330 trước Công nguyên) là vợ cả của Pharaoh Akhenaten. Dưới thời pharaoh Akhenaten, người Ai Cập chỉ tôn vinh thần mặt trời Aten (trước đó họ thờ thần Amun). Và chính Nefertiti được cho là cùng chồng đã thực thi cuộc cách mạng tôn giáo, chỉ thờ một vị thần linh duy nhất, là thần Aten (thần Mặt Trời).
Nefertiti cũng được biết đến trên khắp Ai Cập vì vẻ đẹp tuyệt sắc “giai nhân”. Bà được cho là rất tự hào về chiếc cổ dài như thiên nga của mình và đã sáng chế ra cách trang điểm của riêng mình bằng cách sử dụng cây Galena. Cái tên Nefertiti trong tiếng Ai Cập cổ nghĩa là “mỹ nữ giá lâm”. Tên của bà cũng là tên loại trang sức bằng vàng được gọi là “nefer”, theo dân gian tương truyền thì bà thường đeo món đồ trang sức này.
Nguồn gốc xuất thân bí ẩn
Cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa chắc chắn về nguồn gốc của Nữ hoàng Nefertiti nhưng có bằng chứng cho thấy bà là con gái của Tể tướng Ay, sau này trở thành Pharaoh nối ngôi Tutankhamen. Bà có một em gái, tên Moutnemendjet. Một giả thuyết khác xác định Nefertiti là công chúa Mitanni Tadukhipa. Đây là công chúa xứ Mitanni ở Lưỡng Hà, con gái vua Tusratta, tên chào đời của nàng là Tadukhipa.
Video đang HOT
Bức tượng thạch cao Nefertiti được trưng bày tại Berlin, Đức.
Nefertiti kết hôn với Pharaoh Akhenaten vào khoảng năm 1357 (trước Công nguyên) và sau đó được phong làm hoàng hậu. Có những hình ảnh mô tả Nefertiti và nhà vua cùng nhau cưỡi trên một cỗ xe, hôn nhau ở nơi công cộng, và Nefertiti ngồi trên đầu gối của nhà vua, khiến các học giả kết luận rằng mối quan hệ của họ rất tốt đẹp. Thậm chí, câu chuyện tình yêu huyền thoại của Vua Akhenaton còn được thấy trong các chữ tượng hình ở Amarna, và ông còn viết một bài thơ tình dành tặng cho Nefertiti.
Một bức tranh khắc đá mô tả Akhenaten, Nefertiti và ba con gái của họ.
Họ có với nhau tổng cộng 6 con gái, 2 trong số đó đã trở thành nữ hoàng của Ai Cập. Tên lần lượt của các nàng là Meritaten (được cho là đã từng là nữ hoàng), Meketaten, Ankhesenpaaten (sau này là Nữ hoàng của Pharaoh Tutankhamun), Neferneferuaten Tasherit, Neferneferure và Setepenre.
Vào năm thứ tư của triều đại Amenhotep IV, thần mặt trời Aten trở thành vị thần thống trị quốc gia. Nhà vua đã lãnh đạo một cuộc cách mạng tôn giáo, đóng cửa các ngôi đền cổ và thúc đẩy vai trò trung tâm của Aten.
Nefertiti đã đóng một vai trò nổi bật trong tôn giáo cũ, và khi Ai Cập đổi sang tôn giáo mới, bà cũng là người có công rất lớn.
Trong tôn giáo mới, hầu như độc thần, Vua và hoàng hậu được cho là trở thành thầy tế. Thường dân phải thông qua họ để gia nhập Aten. Gia đình hoàng tộc sống trong một thành phố được xây dựng với mục đích tôn vinh vị thần Mặt Trời tối cao. Bằng chứng là có rất nhiều đền thờ tại thành phố và ở trung tâm cung điện. Thành phố cổ đại có tên Akhenaten và bây giờ là el-Amarna.
Trong thời kỳ trị vì của Akhenaten (và có lẽ sau đó), Nefertiti được hưởng quyền lực chưa từng có, và đến năm thứ 12 của triều đại, có bằng chứng cho thấy bà có thể đã được nâng lên vị trí đồng nhiếp chính, ngang bằng với chính vị Pharaoh. Bà thường được miêu tả trên các bức tường đền thờ với kích thước tương tự như nhà vua, từ đó thể hiện tầm quan trọng của bà.
Ấn tượng nhất trong tất cả các tác phẩm miêu tả Nefertiti chính là một bức phù điêu tại ngôi đền cho thấy bà hạ gục nhiều đối thủ trong trận chiến. Những mô tả như vậy theo truyền thống chỉ dành riêng cho Pharaoh, nhưng Nefertiti lại được miêu tả như vậy.
4 góc quan tài bằng đá granit của Akhenaten có hình Nefertiti được chạm khắc trên đó và người ta cho rằng chính bà là người sự bảo vệ cho xác ướp của ông, mà theo truyền thống đó thường là trách nhiệm của các nữ thần của Ai Cập như: Isis, Nephthys, Selket và Neith.
Sự biến mất bí ẩn
Năm thứ 12 dưới thời trị vì của vua Akhenaten, cái tên của Nefertiti đột ngột biến mất không dấu vết. Một số học giả cho rằng, có thể nữ hoàng đã qua đời. Có người lại suy đoán nữ hoàng được đưa lên cùng nhiếp chính với chồng, bình đẳng về quyền lực, và bắt đầu mặc trang phục nam nhân. Giả thuyết khác đưa ra là nữ hoàng lên nắm quyền sau khi chồng băng hà, lấy hiệu là Pharaoh Smenkhkare. Xác ướp của bà đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Vào tháng 8 năm 2015, Tiến sĩ Nicholas Reeves – một nhà khảo cổ học người Anh tại Đại học Arizona, tuyên bố ông đã phát hiện ra một cánh cửa bí mật bên trong hầm mộ của Pharaoh Tutankhamun. Đằng sau cánh cửa đó, ông tin rằng, là ngôi mộ của Nefertiti. Tiến sĩ Reeves nói rằng đây là kết quả thu được sau khi ông sử dụng máy quét có độ phân giải cao xuyên qua các bức tường của hầm mộ Tutankhamun tại Thung lũng các vị vua.
Kết quả cho thấy từ hầm mộ của Tutankhamun còn có cánh cửa dẫn đến hai căn phòng khác. Một phòng là kho chứa đồ, và phòng còn lại rất có thể là nơi an nghỉ của Nữ hoàng Nefertiti.
Tuy nhiên, đến nay, sau nhiều năm mày mò, nghiên cứu, đào bới, các nhà khảo cổ học vẫn chưa chính thức tìm thấy nơi an nghỉ của Nữ hoàng Nefertiti. Sự biến mất đột ngột của Nefertiti và nơi chôn cất bộ hài cốt của bà vẫn còn là một trong những điều bí ẩn nhất của giới khảo cổ học thế giới.
Ảnh phục dựng từ xác ướp Nữ hoàng Ai Cập mệnh danh 'huyền thoại nhan sắc' từng khiến thế giới ngỡ ngàng, liệu có đẹp như lời đồn?
Đầu thế kỷ 20, bức tượng bán thân thể hiện khuôn mặt "đẹp không tì vết" của bà đã làm rung động cả thế giới.
Một ngày năm 1912, giữa sa mạc đầy nắng và gió ở Ai Cập, nhóm khảo cổ người Đức do nhà khảo cổ học Ludwig Borchardt dẫn đầu đã tiến hành khai quật thành phố bị lãng quên Amarna.
Trong quá trình khai quật, Ludwig tình cờ phát hiện một bức tượng bán thân đẹp tuyệt vời bị vùi trong đống đổ nát. Sau khi tiến hành nghiên cứu xác minh, nhóm của ông nhận định bức tượng có niên đại hơn 3.300 năm, khắc họa gương mặt sắc sảo của người phụ nữ nổi tiếng cả về quyền lực và nhan sắc thời Ai Cập cổ đại, Nữ hoàng Nefertiti, vợ của Pharaoh Akhenaten, mẹ của Pharaoh Tutankhamun.
Bức tượng bán thân của Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti.
Thời điểm đó, tức đầu thế kỷ 20, bức tượng thể hiện khuôn mặt "đẹp không tì vết" của bà đã làm rung động cả thế giới. Người ta ca tụng, ngưỡng mộ, tôn vinh nhan sắc của bà. Thậm chí, kể từ đó, mỗi khi người ta phát hiện thêm mẩu chuyện hay manh mối nhỏ về cuộc đời của bà là lập tức gây chú ý.
Điều đáng tiếc là cho đến nay, sau hơn 1 thế kỷ đào bới, tìm kiếm không biết mệt mỏi, các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể tìm ra lăng mộ Nữ hoàng Nefertiti hay nơi đặt thi hài của bà. Cũng có một số phát hiện cho rằng đó là xác ướp của Nữ hoàng Nefertiti nhưng tất cả mới chỉ là phỏng đoán!
Bức tượng bán thân của tuyệt sắc giai nhân làm chao đảo cả thế giới
Bức tượng bán thân của Nữ hoàng Nefertiti, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Neues, Berlin, Đức. Michelle Moran, tác giả cuốn "Nefertiti", một tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng về vị nữ hoàng này, cho biết: " Nefertiti được xem là Cleopatra trong thời đại của mình. Không chỉ sở hữu nhan sắc tuyệt trần và sự giàu có, bà còn là người phụ nữ vô cùng quyền lực. Sẽ là một chấn động lớn nếu thực sự tìm ra nơi chứa thi hài của bà".
Trong bài viết trên tờ The Guardian năm 2015, tác giả Moran khẳng định lịch sử Ai Cập không hiếm những phụ nữ quyền lực lên ngôi trị vì đất nước, nhưng có một lý do khác khiến Nefertiti thu hút sự chú ý của thế giới hiện đại. Đó chính là vẻ đẹp bức tượng bán thân.
Ông mô tả: "Bạn sẽ thấy bởi đường nét thanh tú của chiếc cổ cao, hàng lông mày mỏng uốn cong cùng gò má cao nhọn của nữ hoàng. Nếu sống trong thời hiện đại, Nefertiti có thể trở thành một siêu mẫu. Những chuẩn mực của cái đẹp dường như không hề thay đổi qua thời gian".
Giáo sư Ai Cập học Aidan Dodson thì cho hay: "Có rất nhiều huyền thoại, trong đó có huyền thoại về nguồn gốc của bà. Một số người khăng khăng rằng bà là công chúa hoàng gia, hoặc tìm cách biến bà thành công chúa ngoại quốc vì tên của bà có nghĩa là "Người phụ nữ xinh đẹp đã đến". Nhưng thực tình thì cái tên Nefertiti là một cái tên tiếng Ai Cập cực kỳ phổ biến vào thời kỳ đó. Bức tượng bán thân tuyệt đẹp của Nữ hoàng Nefertiti, được tìm thấy năm 1912, đã khiến bà trở thành một "mỹ nhân có sức mê hoặc" quốc tế hơn là thực sự xem bà là nhân vật có tư tưởng và ảnh hưởng".
Vị Nữ hoàng nổi tiếng với lối trang điểm như "tự sát"
Nữ hoàng Nefertiti đẹp, điều đó ai cũng tin nhưng vì sao bà lại có sắc đẹp tuyệt trần như vậy là câu hỏi gây ra rất nhiều tò mò. Các nhà khoa học đã tìm hiểu và phát hiện ra rằng để có được nhan sắc mĩ miều như vậy, Nữ hoàng Nefertiti đã phải chịu đau đớn rất nhiều, thế nên mới nói mọi thứ đều có giá của nó.
Theo đó, toàn bộ tóc cũng như lông trên cơ thể của Nữ hoàng Nefertiti được cạo nhẵn nhụi, bà đội tóc giả và đánh mi mắt màu đen bằng phấn côn.
Loại phấn Ai Cập cổ xưa này được làm từ chì đen - đồng nghĩa với việc Nữ hoàng đang tự hủy hoại bản thân mỗi khi trang điểm mắt, nhưng phấn côn vẫn phải chào thua loại son đặc chế từ... brôm, lại một chất hóa học độc hại khác ngự trị trên môi nữ hoàng mỗi ngày.
Một cuộc phục dựng gây tranh cãi
Ngày 11/2/2018, trong chương trình Expedition Unknown trên kênh Travel Channel, một nhóm các nhà khoa học đã công bố hình ảnh phục dựng khuôn mặt Nữ hoàng Nefertiti sống cách đây 3.400 năm.
Họ đã sử dụng công nghệ chụp ảnh 3D mới nhất thời điểm đó đồng thời sử dụng cấu trúc gương mặt của xác ướp có tên gọi "Quý bà trẻ" (Xác ướp mà người ta nghi ngờ thuộc về Nữ hoàng Nefertiti, được tìm thấy năm 1898, nhưng không có bằng chứng xác thực) để tái hiện chân dung của bà.
Họa sĩ Daynes bên chân dung phục dựng từ xác ướp Quý bà trẻ của Nữ hoàng Nefertiti.
Để tạo ra tượng bán thân của vị nữ hoàng cổ đại, một nhóm nhà khoa học ở Đại học Bristol tại Anh lập bản đồ kỹ thuật số gương mặt của xác ướp. Sau đó, họa sĩ cổ sinh học Elisabeth Daynes tái tạo gương mặt của nữ hoàng trên tượng, một quá trình công phu với 500 giờ làm việc miệt mài.
Thông qua so sánh tượng bán thân với hình ảnh lịch sử của Nefertiti, các nhà nghiên cứu có thể chứng minh xác ướp "Quý bà trẻ" chính là vị nữ hoàng nổi tiếng Nefertiti. "Gương mặt đặc biệt này khá giống với những mô tả cổ xưa về Nefertiti", Aidan Dodson, nhà Ai Cập học ở Đại học Bristol, một thành viên của dự án, nhận định. "Kết quả thật vi diệu. Khi xem xét và phân tích dữ liệu di truyền, bản phục dựng cung cấp cho chúng tôi bằng chứng thực sự thú vị cho thấy xác ướp "Quý bà trẻ" không phải ai khác mà chính là Nữ hoàng Nefertiti".
Tuy nhiên, hình ảnh phục dựng này cũng đã trở thành đề tài tranh cãi. Người ta cho rằng nước da sáng màu của chân dung phục dựng khác hẳn với màu da sẫm của bức tượng bán thân cổ đại nổi tiếng mô tả nữ hoàng Nefertiti.
Hình ảnh dựng 3D của một họa sĩ trên mạng về nhan sắc của Nefertiti.
Bí ẩn về hang núi có hơn chục cỗ quan tài thần bí, ai bước vào đều không thể trở về, hàng trăm năm sau sự thật được hé lộ Vì truyền thuyết rùng rợn xung quanh hang động Cửu Long mà nhóm chuyên gia đã quyết tìm ra sự thật. Thôn Cửu Long của trấn Mạc Nhung, huyện Cổ Trượng ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) là một thôn trang cư ngụ của tộc người Miêu. Cái tên Cửu Long đến từ 9 hang đá trên núi, trong đó có một hang...