Tìm thấy thi thể đàn ông Indonesia trong hàm cá sấu
Cư dân huyện Bắc Labuhanbatu, Bắc Sumatra, đã giành lại thi thể một ngư dân khỏi hàm cá sấu vào hôm 19/10, một ngày sau khi người đàn ông xấu số này bị kéo xuống sông Simangalam.
Ngư dân 43 tuổi này bị tấn công khi đang tắm sông vào khoảng 19h30 ngày 18/10, theo Jakarta Post.
Ginton Simanjuntak, một người dân địa phương, cho biết vụ việc diễn ra sau khi nạn nhân trở về từ chuyến câu cá trên sông cùng 2 người khác.
“Khi nạn nhân đang tắm bên bờ sông, một con cá sấu bất ngờ xuất hiện và kéo ông ấy xuống đáy sông”, ông Ginton nói với tờ Jakarta Post ngày 19/10. “Ông ấy kêu cứu, nhưng chúng tôi không thể làm gì được vì nạn nhân và con cá sấu nhanh chóng biến mất”.
Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Bắc Labuhanbatu (BPBD), quân đội, cảnh sát và người dân địa phương đã nhanh chóng triển khai chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn để xác định vị trí nạn nhân.
Người dân Indonesia đã giành lại xác một ngư dân bị cá sấu tấn công từ hàm con vật. Ảnh: Shutterstock.
Vào khoảng 21h30 ngày 19/10, nhóm tìm kiếm đã thấy con cá sấu gần bờ sông với thi thể nạn nhân trong hàm, người đứng đầu bộ phận hậu cần và khẩn cấp BPBD, ông Sukardi, cho biết.
“Người dân đã chạy theo con cá sấu và ném lưới đánh cá về hướng của nó. Sau đó, chúng tôi đã giành lại thi thể nạn nhân từ hàm cá sấu khi xác mắc kẹt trong lưới”, ông Sukardi nói.
Con cá sấu đã biến mất ngay sau đó, trong khi người dân và lực lượng cứu hộ vớt được thi thể ngư dân xấu số, ông Sukardi nói thêm.
Ông Alfianto Luat Siregar, người đứng đầu Cơ quan Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên Khu vực III Bắc Sumatra (BKSDA), cho biết đây là vụ cá sấu tấn công con người thứ hai ở sông Simangalam trong năm nay.
Vào tháng 7, một cư dân 47 tuổi của làng Tanjung Alam đã bị cá sấu tấn công và kéo xuống sông khi ông đang bước xuống thuyền. Vợ và con trai nạn nhân đã chứng kiến vụ việc.
Bảy ngày sau, thi thể nạn nhân được tìm thấy cách nơi xảy ra vụ tấn công 1 km.
Ông Alfianto cho biết con người và cá sấu thường xuyên đụng độ ở Simangalam vì con sông này là môi trường sống tự nhiên của cá sấu nước mặn.
“Tôi đã yêu cầu cư dân không đến sông Simangalam, đặc biệt là vào ban đêm, vì cá sấu là loài động vật sống về đêm”, ông Alfianto nói.
Cá sấu tấn công người ven đảo Lizard
Một người đàn ông 33 tuổi hôm 23/9 bị cá sấu nước mặn cắn trọng thương khi lặn với ống thở tại một hòn đảo hẻo lánh ở Australia.
Máy bay chở nạn nhân đi cấp cứu. Ảnh: Royal Flying Doctor Service.
Nạn nhân được đưa tới bệnh viện với những vết thương ở đầu và cổ nhưng tình trạng hiện đã ổn định, dịch vụ y tế hàng không Royal Flying Doctor Service của Australia cho biết trong một bài đăng trên Facebook.
Người đàn ông bị cá sấu tấn công vào khoảng 4 giờ chiều theo giờ địa phương ở vùng biển ven đảo Đảo Lizard thuộc rặng san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef. Cơ quan Khoa học và Môi trường bang Queensland (DES) đã cử các nhân viên động vật hoang dã đến hiện trường để tìm kiếm và di dời con cá sấu, bởi địa điểm này gần một khu nghỉ mát sang trọng.
"Quản lý của Lizard Island Resort đã đề nghị sử dụng hai trong số các du thuyền của họ để hỗ trợ nỗ lực vây bắt cá sấu", phát ngôn viên của DES cho hay.
Theo truyền thông địa phương, nạn nhân chính là nhân viên của của khu nghỉ dưỡng. Cơ sở này đã thông báo tạm ngừng tiếp đón du khách và dự kiến mở cửa trở lại vào tháng 12.
Cá sấu nước mặn là loài bò sát lớn nhất thế giới. Ảnh: Ricardo Castillo.
Kích thước của con cá sấu tấn công người trên đảo Lizard vẫn chưa được xác định. Đây không phải lần đầu tiên chính quyền bang Queensland nhận được báo cáo về sự hiện diện của cá sấu nước mặn trong khu vực, lần gần nhất là vào tháng 5 năm ngoái.
Cá sấu nước mặn còn được gọi là cá sấu cửa sông là loài bò sát lớn nhất còn tồn tại. Con đực trưởng thành dài từ 3,5 đến 6,3 m. Trong khi đó, con cái nhỏ hơn nhiều với chiều dài thường không vượt quá 3 m.
"Thói quen săn mồi của loài cá sấu này được ghi chép rất rõ ràng. Chúng săn mọi thứ có thể từ rùa biển, kỳ nhông, chuột túi, mèo, chó, lợn hoang đến những động vật lớn như ngựa, trâu và thậm chí là những con cá sấu khác", DES mô tả. "Chúng thường phục kích ở mép nước rồi bất ngờ tấn công con mồi khi có cơ hội. Nếu không thể nuốt trọn con vật, cá sấu sẽ lôi nó xuống nước để xé xác".
Ngựa vằn lọt giữa ổ cá sấu: Liệu có phép màu? Bầy cá sấu 40 con bủa vây ngựa vằn xấu số trong cuộc vượt sông. Những cuộc vượt sông luôn là nỗi kinh hoàng của ngựa vằn. Thế nhưng, đây là điều bắt buộc khi chúng phải đi tìm những đồng cỏ mới. Bầy cá sấu 40 con bủa vây ngựa vằn xấu số trong cuộc vượt sông Một đàn ngựa vằn khoảng...