Tìm thấy thanh kiếm khổng lồ dài 2,37 m ở cố đô Nhật Bản
Thanh kiếm được khai quật từ gò mộ Tomiomaruyama Kofun, Nhật Bản khiến giới khảo cổ ấn tượng vì độ dài và thiết kế chưa từng thấy trước đây, kết hợp các tính năng của cả thanh đao katana một lưỡi và thanh kiếm hai lưỡi.
Mexico thu hồi cổ vật nghìn năm tuổi Trung Quốc phát hiện cổ vật của nền Văn hóa Long Sơn cách đây hơn 4.000 năm
Thanh kiếm dài hơn 2 m được khai quật từ gò mộ Tomiomaruyama Kofun. Ảnh: Mainichi
Báo Mainichi mới đây đưa tin, ngày 26/3, Viện Khảo cổ Kashihara, tỉnh Nara và Hội đồng Giáo dục thành phố Nara đã chính thức công bố thanh kiếm sắt “dako” khổng lồ được khai quật từ gò mộ lớn nhất Nhật Bản ở thành phố Nara.
Vật phẩm với thiết kế lai giữa một thanh đao và một thanh kiếm 2 lưỡi chưa từng có này được cho là nguồn gốc của những lưỡi kiếm nghi lễ được tạo ra dưới sự kiểm soát của Vương quyền Yamato.
Thanh kiếm dako này dài 2,37 m và rộng 6 cm, là loại kiếm cổ nhất ở Nhật Bản và cũng là lưỡi kiếm sắt lớn nhất được tìm thấy ở Đông Á từ thời Kofun (khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 7). Nó được phát hiện vào tháng 12/2022 cùng với một chiếc gương đồng hình khiên từ một khu chôn cất chưa được khai quật tại gò mộ Tomiomaruyama Kofun, có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 4 và có đường kính 109 m.
Video đang HOT
Viện khảo cổ học đã loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt thanh kiếm trong quá trình bảo quản, đồng thời kiểm tra hiện vật một cách cẩn thận.
Do đã nằm dưới lòng đất từ cuối thế kỷ thứ 4, trải qua hơn 1.600 năm, giá đỡ thanh kiếm đã không còn ở dạng nguyên bản vào thời điểm khai quật mà gần như được tái tạo lại hoàn toàn.
Người ta phát hiện ra rằng lưỡi kiếm lai này đã bị uốn cong sáu lần và tổng chiều dài đo được là 2,85 m khi gắn chuôi và bao kiếm. Bao kiếm dài 2,48 mét, được làm bằng gỗ mộc lan lá to Nhật Bản.
Thanh kiếm đã bị rỉ sét nặng nề sau hơn 1.600 năm nằm dưới lòng đất. Ảnh: Mainichi
Masaki Kanekata, người đứng đầu viện khảo cổ học, cho biết những phát hiện gần đây là điều cực kỳ đáng ngạc nhiên và là nguồn thông tin quan trọng để làm rõ quá trình đằng sau việc sử dụng kiếm trong các nghi lễ của Vương quyền Yamato.
Naohiro Toyoshima, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Nara, người am hiểu về kiếm cổ nhận xét: “Có thể thiết kế sáng tạo của những lưỡi kiếm sắt đã được thử nghiệm bắt đầu từ thanh kiếm ở thế kỷ thứ 4 này. Nó như một bước ngoặt để đến thế kỷ thứ 5, hình dạng của những thanh kiếm đơn và kiếm hai lưỡi bắt đầu được thiết kế khác nhau”.
Cũng vì lẽ đó mà Kosaku Okabayashi, phó giám đốc viện khảo cổ học Kashihara, tỉnh Nara nhận định, những khám phá nói trên cho thấy công nghệ của thời kỳ Kofun vượt xa tưởng tượng. Và thanh kiếm cùng chiếc gương đồng vừa được khai quật là những kiệt tác về đồ kim loại từ thời kỳ đó.
Thanh kiếm dako khổng lồ được trưng bày trước công chúng tại bảo tàng, viện khảo cổ học Kashihara, tỉnh Nara, cho đến ngày 7/4.
Cụ ông 81 tuổi đẩy vợ khuyết tật xuống biển sau 40 năm chăm sóc vì... quá mệt mỏi
Quá mệt mỏi khi phải chăm sóc người vợ tàn tật suốt 40 năm qua, cụ ông đã lái xe chở vợ ra biển, sau đó cho bà ngồi trên xe lăn rồi đẩy xuống.
Tờ Mainich i đưa tin, ngày 2/11, một số ngư dân đã gọi vào đường dây nóng khi phát hiện một cụ bà trôi trên mặt nước ở một bến tàu thuộc thị trấn Oiso, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Cụ bà được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Vụ việc cũng được trình báo cảnh sát, danh tính cụ bà được xác định là Teruko (79 tuổi). Đáng nói, cũng liên quan đến cái chết bất thường của cụ bà Teruko, cảnh sát nhận được cuộc điện thoại của con trai bà, kèm thông báo: 'Bố tôi nói rằng ông ấy đã đẩy mẹ tôi xuống biển'.
Cụ ông thừa nhận đã đẩy vợ khuyết tật xuống biển sau 40 năm chăm sóc - Ảnh minh hoạ
Chồng của bà Teruko là ông Hiroshi Fujiwara (81 tuổi) được mời đến sở cảnh sát làm việc, tại đây, người đàn ông này đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Theo tờ South China Morning Post, ông Fujiwara nói rằng ông cảm thấy mệt mỏi khi phải chăm sóc người vợ tàn tật trong 40 năm qua, vì vậy đã nảy sinh ý định sát hại vợ mình.
Ngày 2/11, ông Fujiwara chở bà Teruko đến bến tàu thuộc thị trấn Oiso. Tại đây, ông Fujiwara đã cho vợ ngồi lên xe lăn rồi đẩy chiếc xe di chuyển được vài phút. Sau đó, ông Fujiwara đã đẩy cả xe và vợ mình xuống biển.
Một người hàng xóm của vợ chồng ông Fujiwara chia sẻ: 'Ông ấy thân thiện và thường chở vợ đi cùng và tôi biết bà ấy nằm liệt giường. Ông ấy tận tụy với vợ và không có gì cho thấy (ông có thể giết bà ấy), nhưng tôi đoán là ông ấy cũng dằn vặt trong lòng'.
Vụ việc hy hữu được truyền thông Nhật Bản đưa tin và hiện vẫn đang nhận về nhiều sự chú ý của dư luận nước này.
Một cuộc khảo sát năm 2020 của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy, có 17.281 người cao tuổi ở Nhật Bản bị các thành viên trong gia đình đối xử tệ bạc. Trong đó có 25 người cao tuổi qua đời vì không được chăm sóc tử tế. Đây là một con số đáng báo động ở Nhật Bản - một trong những nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.
Nhật Bản lên tiếng sau vụ Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 3/11, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết thông qua kênh ngoại giao ở Bắc Kinh, chính phủ nước này đã bày tỏ quan ngại và phản đối các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno. Ảnh: Kyodo/TTXVN Phát biểu với các phóng...