Tìm thấy tàu ngầm Mỹ mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Cách đây gần 80 năm, tàu ngầm Grunion USS của Mỹ đã bị chìm ngay trong chuyến đi thực hiện nhiệm vụ đầu tiên. 70 thủy thủ đã ra đi cùng với con tàu chìm sâu dưới đấy Thái Bình Dương.
Giờ đây, sau nhiều năm tìm kiếm, phần mũi con tàu đã được phát hiện ở độ sâu khoảng 820 mét so với mặt biển ngoài khơi quần đảo Aleut ở Alaska.
Một hình ảnh 3D của phần đầu mới được tìm thấy của tàu Grunion USS. (nguồn: Dự án 52 Mất tích)
Đội tìm kiếm đã sử dụng tàu tự hành dưới nước và phép quang trắc hiện đại để vẽ hình 3D của toàn bộ con tàu.
Nhà thám hiểm đại dương Tim Taylor, một thành viên của nhóm tìm kiếm thuộc dự án tìm kiếm 52 tàu ngầm mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nói rằng kết quả tìm kiếm lần này vượt xa so với sử dụng phương pháp quay video hoặc hình ảnh tĩnh trước đây và sẽ là kinh nghiệm quý báu để sau này ghi lại những phát hiện về các chứng tích lịch sử chìm dưới nước. Nhờ các hình ảnh 3D này, các nhà khảo cổ học và các nhà sử học có thể tiếp tục tiến hành các nghiên cứu chi tiết.
Vào ngày 11/4/1942, tàu ngầm Grunion USS dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Mannert Abele đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ các lực lượng Đồng minh ngay từ đầu. Khi đi từ vùng biển Caribe đến Trân Châu cảng, nó đã cứu được 16 quân nhân của tàu Jack (tàu vận tải của quân đội Mỹ) bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức.
Tuy nhiên, nhiệm vụ đầu tiên của Grunion cũng chính là nhiệm vụ cuối cùng của nó. Vào tháng 6/1942, con tàu được cử đến quần đảo Aleut. Khi đến Kiska, Alaska, nó đã bắn chìm hai tàu tuần tra của Nhật. Sau đó, vào ngày 30/7/1942, Grunion nhận lệnh quay trở về cảng Hà Lan, Alaska, một căn cứ hải quân trong khu vực. Trên đường về, tàu đã gặp nạn và mất tích kể từ đó. Con tàu được tuyên bố mất tích vào ngày 5/10/1942.
Mặc dù vậy, câu chuyện về Grunion không dừng lại ở đó. Năm 2006, ba người con trai của Thiếu tá Abele là Bruce, Brad và John, bắt đầu tìm kiếm con tàu sau khi nhận được một khoản tài trợ từ “một quí ông Nhật Bản tên là Yutaka Iwasaki cùng nhiều nguồn hỗ trợ khác” – theo thông tin mà Dự án tìm kiếm 52 con tàu mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ hai (Dự án 52 mất tích) cho biết. Ba người con của ông Abele đầu quân cho công ty chuyên về kĩ thuật địa vật lý hải dương có tên “Williamson và Cộng sự”. Ở đây họ có thể sử dụng công nghệ Sonar quét sườn để tạo nên hình ảnh của cả một vùng đáy biển rộng lớn, nhờ đó họ có thể định vị được con tàu đã mất tích.
Hình ảnh 3D tái hiện toàn bộ con tàu Grunion USS bị chìm vào năm 1942. (nguồn: Dự án 52 Mất tích)
Tuy nhiên, họ không tìm thấy phần đầu của con tàu. Vào tháng 10/2018, Dự án 52 Mất tích tiến hành tìm kiếm vùng lân cận và phát hiện ra bộ phận này của tàu đã trượt theo sườn dốc của một núi lửa xuống sâu hơn và cách phần thân của tàu khoảng 0,4 km.
Để cho gia đình, hải quân và các nhà nghiên cứu biết rõ hơn về con tàu, Dự án 52 Mất tích vừa mới công bố các hình ảnh 3D như trong đoạn video dưới đây.
Tìm thấy tàu ngầm Mỹ mất tích trong chiến tranh thế giới 2
Phạm Hường
Theo Live Science
Con ong bị tuyên án tử hình do nhập cảnh trái phép vào Anh, đến ngày hành hình bất ngờ vượt ngục đào tẩu thành công
Sau khi bị kết án tử vì có nguy cơ 'cướp cơm' của ong bản địa, con ong Thổ Nhĩ Kỳ đã đào thoát trót lọt trước sự bất lực của nhà chức trách.
Con ong lạ lùng này được cho là loài osmia avosetta (hay còn gọi là ong mason). Nó đã 'nhập cảnh' trái phép vào nước Anh thông qua hành lý của một gia đình trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi thông tin này đến tai Hiệp hội Người nuôi ong Anh (British Beekeepers Association), họ lập tức đưa ra cảnh báo: Ong lạ có thể tàn phá môi trường của ong bản địa, phải xử tử càng sớm càng tốt!
Ong mason được coi là mối nguy hại cho ong bản địa ở Anh
Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Defra) cũng giơ hai tay đồng ý, lập tức triển khai kế hoạch bắt và tiêu diệt con côn trùng này.
Dẫu đã bị gia đình kia bắt giữ, họ lại khai báo rằng con ong đã... trốn mất trước giờ nhà chức trách có mặt để kết liễu nó vào hôm thứ 3 tuần trước.
Trước đó, con ong bị nhốt vào vườn hoa trong nhà kính và quyết định xây tổ sau khi 'nhập cảnh trái phép' từ Dalaman, Thổ Nhĩ Kỳ.
Cơ quan Thú y và Thực vật (APHA), một phần của Defra, cho biết họ đang lên kế hoạch thu thập tàn tích từ tổ ong để xét nghiệm DNA.
'Chúng tôi hi vọng sẽ hành động kịp thời để đánh giá và ngăn cản loài ong này sinh sôi ở Anh', người đại diện của APHA cho hay.
APHA cũng đăng thông báo, yêu cầu người dân phải khai báo ngay nếu trông thấy ong lạ trong vườn.
Ong osmia avosetta chỉ mới được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2009, chúng cực giỏi trong việc sử dụng cánh hoa để xây tổ cho ấu trùng. Đây cũng là lần đầu tiên loài côn trùng này được phát hiện ở Anh.
Các chuyên gia côn trùng Anh cho hay, osmia avosetta có thể đem theo virus nguy hiểm, thậm chí nhân lên với số lượng lớn và 'cướp cơm' của các loài côn trùng bản địa.
Theo Independent
Hành tinh có kích thước gấp đôi kích thước Trái Đất có thể hỗ trợ sự sống Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy một ngoại hành tinh hay còn được biết đến là một "siêu Trái Đất" có khả năng hỗ trợ sự sống. Theo một tuyên bố mới của NASA, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra hành tinh này bằng cách sử dụng vệ tinh khảo sát của NASA (TESS)...