Tìm thấy ‘người anh em song sinh ác quỷ’ của Trái Đất
Một hành tinh hoàn toàn mới, có kích thước và khối lượng xấp xỉ và cũng là hành tinh đá như Trái Đất, vừa được phát hiện quanh một ngôi sao mát mẻ cách chúng ta 51,6 năm ánh sáng.
Hành tinh mới đã được Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh TESS của NASA chụp được. Tiến sĩ Jonas Kemmer từ Đại học Heidelberg (Đức) và các cộng sự đã nghiên cứu kỹ lưỡng và nhận thấy hành tinh mới – GJ 3929b, là một hành tinh có bán kính và khối lượng xấp xỉ với thế giới chúng ta, theo PHYS.
Tìm kiếm hành tinh đá kích cỡ Trái Đất là mục tiêu hàng đầu của TESS khi khảo sát 200.000 ngôi sao gần Trái Đất nhất, và GJ 3929b đạt được mục tiêu đó.
Hành tinh mới rất giống Trái Đất nhưng lại quay quá gần sao mẹ – Ảnh: SPACE
Hành tinh này được phát hiện qua một “đường cong ánh sáng” từ sao mẹ, tức khi hành tinh tình cờ di chuyển ngang tầm nhìn từ vệ tinh tới sao mẹ, tạo ra sự thay đổi ánh sáng. Phân tích thay đổi này giúp đưa đến những dữ liệu đáng kinh ngạc về hành tinh.
Người anh em song sinh của Trái Đất thật ra to hơn một chút, với bán kính 1,15 lần và khối lượng khoảng 1,21 lần Trái Đất, là hành tinh đá.
Tiếc thay, nó khó lòng sống được, bởi là một “người anh em song sinh ác quỷ”, cũng giống như cách các nhà thiên văn hay ví von Sao Kim.
Tuy sao mẹ của nó rất mát so với sao mẹ của chúng ta: chỉ bằng 1/3 Mặt Trời, độ sáng chỉ 0,011 lần độ sáng Mặt Trời, nhưng hành tinh GJ 3929b lại nằm quá gần, chỉ cách 0,0026 AU (đơn vị thiên văn, 1 AU bằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất). Do đó nó cực nóng và bị tưới lượng bức xạ cực kỳ khủng khiếp.
Hệ sao còn có thể có một hành tinh thứ 2, một hành tinh khí dạng “ tiểu Hải Vương Tinh”, nhưng bằng chứng chưa rõ ràng.
Phát hiện bất ngờ manh mối về sự sống ngoài Trái Đất trên sao Kim
Các dạng sống ngoài hành tinh 'không giống bất cứ thứ gì từng thấy' có thể đang sống trong các đám mây của sao Kim.
Manh mối về sự sống ngoài Trái Đất trong túi đám mây sao Kim
Một nghiên cứu của Đại học Cardiff, MIT và Đại học Cambridge cho thấy các dạng sống ngoài hành tinh 'không giống bất cứ thứ gì từng thấy trước đây' đang hoạt động trong túi đám mây trên Sao Kim.
Với bầu khí quyển dày đặc carbon dioxide và nhiệt độ rất cao, đủ nóng để kim loại chì tan chảy, thật khó có nơi nào khác khắc nghiệt hơn hành tinh láng giềng gần nhất của Trái Đất..
Nhưng giờ đây các nhà khoa học cho rằng hành tinh này sẽ trở nên 'dễ sinh sống hơn' sau khi họ xác định được mô hình hoá học mà nhờ đó có thể trung hòa môi trường axit của sao Kim.
Trong gần 50 năm, các chuyên gia đã bối rối khi phát hiện ra amoniac trong các đám mây. Loại khí không màu tạo thanh từ nitơ và hydro, phát hiện trong bầu khí quyển của sao Kim vào những năm 1970.
Amoniac không được tạo ra thông qua bất kỳ quá trình hóa học nào trên hành tinh này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mô hình hoá một loạt các quá trình hoá học để chỉ ra rằng khí sẽ tạo ra một chuỗi các phản ứng làm trung hoà các giọt axit sulfuric xung quanh.
Nếu được như vậy, độ axit của các đám mây sẽ giảm từ âm 11 xuống 0, là mức mà sự sống có thể tồn tại được.
Theo các nhà nghiên cứu, lời giải thích hợp lý nhất về nguồn gốc của amoniac sinh ra là do sét hoặc núi lửa trên sao Kim phun trào.
Sara Seager, đồng tác giả nghiên cứu từ MIT cho biết: "Trước đây mọi người tin rằng không có sự sống tồn tại trên sao Kim. Nhưng chúng tôi thấy rằng có thể một số sự sống đang ở đó, sửa đổi môi trường để sống được".
Nếu đúng, các dạng sống có khả năng là những vi khuẩn tương tự như vi khuẩn từng tìm thấy trên Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu cho biết giả thuyết của họ sớm được thử nghiệm với các sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Kim dự kiến vào năm 2023. Cơ quan hàng không vũ trụ NASA coi sao Kim như một ứng cử viên sáng giá cho cuộc săn tìm sự sống.
Sao Kim, hành tinh thứ hai tính từ mặt trời, là một thế giới đá có kích thước và khối lượng tương đương với Trái Đất. Tuy nhiên, bầu khí quyển của nó hoàn toàn khác với 96% là carbon dioxide và có nhiệt độ bề mặt là 464 độ C và áp suất gấp 92 lần so với trên Trái Đất.
Trong khi đó, bằng việc sử dụng dữ liệu từ tàu quỹ đạo Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA và tàu Magellan của NASA, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm bằng chứng cho thấy các tín hiệu "không thể giải thích được" ở Idunn Mons là dấu hiệu của hoạt động nứi lửa.
Venus Express ghi được các hành ảnh y hệt dòng dung nham khắp Idunn Mons, Magellan chụp được hình ảnh rõ ràng về miệng núi lửa Sandel.
Vật thể bí ẩn trong không gian phát ra tín hiệu 20 phút một lần Vật thể bí ẩn chỉ cách Trái Đất 4.000 năm ánh sáng giải phóng năng lượng khổng lồ khoảng ba lần một giờ và không giống bất cứ thứ gì mà các nhà thiên văn từng phát hiện. Các nhà thiên văn học cho biết phát hiện mới về một vật thể bí ẩn trong không gian chỉ cách Trái Đất 4.000 năm...