Tìm thấy mộ của mỹ nhân thân cận với Võ Tắc Thiên
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã tìm thấy lăng mộ của Thượng Quan Uyển Nhi, nữ cận thần của nữ Hoàng đế đời Đường, Võ Tắc Thiên, tại tỉnh Thiểm Tây.
Việc phát hiện ra ngôi mộ cùng nhiều văn bia cổ là những cứ liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu về thời đại nhà Đường (Nguồn: Ecns.cn)
Truyền thông Trung Quốc ngày 12/11 loan tin các nhà khảo cổ học nước này đã tìm thấy lăng mộ của Thượng Quan Uyển Nhi, cánh tay phải của vị Hoàng đế nữ nhân duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa Võ Tắc Thiên.
Thượng Quan Uyển Nhi (664-710) nguyên là cháu nội của Tể tướng Thượng Quan Nghị đời Vua Đường Cao Tông. Bà nổi tiếng cả về nhan sắc lẫn tài thơ phú, nên được Võ Tắc Thiên ban cho một chức quan văn chuyên soạn chỉ dụ triều đình.
Cũng giống như Võ Tắc Thiên, Thượng Quan Uyển Nhi cũng có đời sống tình cảm khá “phong phú”. Dù là ái phi của Đường Trung Tông (tức con của Võ Tắc Thiên), song Uyển Nhi vẫn có quan hệ với một người tình của Võ Tắc Thiên cũng như một người cháu khác của Võ Hậu.
Không những thế, bà còn là một người tham quyền lực, nên đã cùng Vi Hậu lập mưu phế truất thái tử, đầu độc Trung Tông để Vi Hậu chấp chính.
Nhưng sau đó, Hoàng tử Lý Long Cơ (tức sau này là Đường Minh Hoàng) đã khởi binh và giết cả Vi Hậu lẫn Thượng Quan Uyển Nhi.
Lý Băng Băng thủ vai Thượng Quan Uyển Nhi trong “Địch Nhân Kiệt” (Nguồn: CCTV)
Theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, lăng mộ của Uyển Nhi đã được tìm thấy ở địa điểm gần sân bay Hàm Dương thuộc tỉnh Thiểm Tây.
Video đang HOT
“Việc phát hiện ra ngôi mộ cùng nhiều văn bia cổ là những cứ liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu về thời đại nhà Đường,” China Daily dẫn lời nhà sử học Du Wenyu.
Theo China Daily thì dù lăng mộ bị hư hại nặng, song những dấu tích còn lại cho thấy nó được xây dựng khá công phu trên quy mô lớn, song có thể từng bị “phá hủy một cách chính thức,” theo lời nhà sử học Geng Qinggang.
Trước đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc tuyên bố vừa phát hiện một ngôi mộ lớn được cho là nơi yên nghỉ của Tào Tháo, nhà chính trị và tài năng quân sự nổi tiếng cuối thời Đông Hán.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết, ngôi mộ nằm trong làng Xigaoxue, thành phố cổ An Dương, tỉnh Hà Nam.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 28/12/2009, ông Liu Qingzhu – giám đốc ủy ban học thuật của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc – mô tả rằng mộ có diện tích 740 m vuông và gồm hai ngăn. Các chuyên gia tìm thấy ba quan tài chứa thi thể của một người đàn ông ở độ tuổi lục tuần (Tào Tháo chết ở tuổi 66) và hai phụ nữ. Ngoài ra họ còn phát hiện một văn bia và một dòng chữ ám chỉ Tào Tháo.
Xinhua đưa tin hơn 250 đồ vật làm bằng vàng, bạc, gốm cũng được khai quật từ ngôi mộ. Ông Liu nói thêm rằng các nhà khảo cổ cũng đào được 59 đĩa đá khắc tên và số lượng của những đồ vật trong mộ, trong đó 7 đĩa ghi tên của những vũ khí mà “Ngụy vương thường sử dụng”. Một số lượng lớn tranh tạc trên đá cũng được khai quật.
Bên trong lăng mộ của Tào Tháo
Hao Benxing, Giám đốc Viện Khảo cổ Hà Nam, nói rằng ngôi mộ mà các nhà khảo cổ tìm thấy cũng khá đơn giản, với những bức vách không có tranh và số lượng đồ vật được chôn theo khá nhỏ so với nhiều lăng mộ đế vương khác. Vị trí của mộ cũng trùng khớp với thông tin trong những tài liệu lịch sử từ thời của Tào Tháo.
“Mặc dù công việc khai quật vẫn tiếp tục, song những bằng chứng mà chúng tôi đã tìm thấy chứng tỏ rằng ngôi mộ là nơi yên nghỉ của Tào Tháo”, Guan Qiang, Giám đốc phòng Khảo cổ thuộc Cục quản lý di sản văn hóa Trung Quốc, khẳng định.
Guan cho hay, ngôi mộ đã bị ăn trộm nhiều lần trước khi các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật nó vào tháng 12 năm ngoái. Cảnh sát đang nỗ lực thu hồi những đồ vật bị đánh cắp. Chính quyền tỉnh Hà Nam và thành phố An Dương sẽ cho phép người dân tham quan ngôi mộ.
Lịch sử Trung Quốc vốn có nhiều truyền thuyết về lăng mộ Tào Tháo, đặc biệt là truyền thuyết “72 ngôi mộ giả” được nhiều thế hệ người Trung Quốc truyền tụng. Vốn là người đa nghi, Tào Tháo đã tạo 72 ngôi mộ giả để tránh bị đào mồ. Hài cốt thực của Tào Tháo chôn ở đâu xưa nay vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, những phát hiện mới nhất đã giúp vén màn bí ẩn lịch sử.
Theo Xahoi
Bí ẩn hai nàng công chúa "đệ nhất hoang dâm" của Trung Hoa
Tuy là công chúa nhưng những nàng công chúa này nổi tiếng với thói hoang dâm vô độ.
Nhan sắc Sơn Âm khiến đàn ông khó làm chủ.
Nàng công chúa loạn luân cả em trai
Nhắc đến nàng công chúa lẳng lơ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thì không thể không nhắc tới Sơn Âm công chúa.
Sơn Âm công chúa vốn là 1 trong 4 người con gái của Nam Tống Hiếu Vũ đế Lưu Tuấn và Văn Mục hoàng hậu Vương Hiến Nguyên. Công chúa Sơn Âm nổi tiếng với sắc đẹp tuyệt trần, làn da trắng như ngọc.
Tuy nhiên, điểm khiến ít ai quên được nàng công chúa này chính là sự "háo dâm" vô độ.
Một trong những điển tích nhắc tới nàng công chúa này chính là mối tình loạn luân với hoàng đế Lưu Tử Nghiệp, cũng chính là em trai của Sơn Âm công chúa. Sau khi Lưu Tử Nghiệp lên ngôi vua lúc 16 tuổi, mặc dù Sơn Âm công chúa đã lấy chồng vẫn thường xuyên vào cung để hưởng thụ thú vui xác thịt với em trai mình. Chồng của Sơn Âm công chúa bị nàng công chúa hoang dâm và vị vua dâm loạn bày kế hại chết để thoải mái quay cuồng trong dục vọng.
Sau này để thỏa mãn cho thú vui của mình, Sơn Âm còn tuyển thêm 30 mỹ nam hằng ngày phục vụ.
Trong lịch sử kể lại, Sơn Âm còn say đắm Trử Uyên vốn là chú dượng, chồng của cô ruột Sơn Âm công chúa. Tuy nhiên, người chú ruột chính trực đã thể hiện sự kiên định của mình không mảy may xiêu lòng trước mọi chiêu trò gạ gẫm của Sơn Âm.
Em trai thông dâm cùng anh trai
Không nổi tiếng về độ hoang dâm như Sơn Âm nhưng nàng công chúa Văn Khương được xem là mỹ nhân loạn luân. Văn Khương là công chúa nước Tề, sở hữu nhan sắc tuyệt trần. Nhưng ít ai biết, cô còn có mối tư tình với chính anh trai mình là thái tử Chư Nhi.
Sau khi Văn Khương được gả cho vua nước Lỗ và Chư Nhi lên ngôi vua, cặp đôi này vẫn thư từ qua lại tình tứ.
Trong 1 lần xin về thăm nước Tề, Văn Khương đã vào cùng và quay cuồng trong dục vọng cùng anh trai mình.
Vụ việc nhanh chóng bị vua nước Lỗ phát hiện. Để che giấu hành vi đáng hổ thẹn, vua nước Tề, Chư Nhi đã sai người ám hại vua nước Lỗ ngay trên chuyến xe về nước Lỗ. Thế là Văn Khương ở lại Tề, cùng anh ruột mây mưa mê mải. Sau khi con trai của Văn Khương và vua nước Lỗ lên ngôi vua, Văn Khương bèn ở phía biên giới hai nước để tiện cho việc hoan lạc với anh trai mình.
Sau khi vợ của mình là công chúa nhà Chu vì buồn đau mà chết thì Tề vương thường giả cách săn bắn, ra chốn biên giới Tề - Lỗ để đêm ngày giao hoan với em gái.
Sau này, Tề vương bị chết, Văn Khương vẫn không từ bỏ thói hoang dâm của mình mà vẫn tiếp tục mời gọi thêm nhiều tình nhân khác.
Theo xahoi
Khám phá những mối tình nổi tiếng giữa kỹ nữ và hoàng đế Xưa nay, kỹ nữ vốn là đối tượng thuộc tầng lớp thấp hèn, trong khi đó hoàng đế lại là người đứng đầu thiên hạ. Nghe tiếng Lý Sư Sư tài sắc song toàn từ lâu, trong lòng Tống Huy Tông cũng mong ngóng đến ngày được tận mắt chiêm ngưỡng người đẹp (Ảnh minh họa). Khoảng cách giữa họ quá chênh lệch,...