‘Thâm cung’ u ám của ‘tiểu gia’ bất động sản
Bất động sản vẫn chưa qua thời bĩ cực, để “sống sót”, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách giảm chi phí như điều chỉnh nhân sự và lương.
Nhân viên BĐS đi bán trà đá
Điều chỉnh nhân sự là một trong những cách cực chẳng đã mà các ông chủ doanh nghiệp phải làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dòng tiền đi vào không có mà chi phí lại cao ngất ngưởng nên không ít doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự.
Tập đoàn T hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán có trụ sở ở Trần Duy Hưng đang chìm trong khủng hoảng. Trong các cuộc họp, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ luôn phàn nàn về việc tập đoàn không hề có doanh thu nhưng bộ máy lại quá cồng kềnh. Vậy nên trong tháng 3/2012, chị Thuý, một nhân viên may mắn giữ được việc tại tập đoàn T cho biết chỉ trong một ngày, chị chứng kiến cảnh gần 10 đồng nghiệp phải thu xếp đồ đạc đi về. Công việc của những người ra đi sẽ do người ở lại kiêm nhiệm.
Nhiều nhân viên kinh doanh bất động sản bỗng dưng phải đi bán trà đá.
Tập đoàn T sở hữu công ty chứng khoán C. Tại thời điểm sau Tết nguyên đán, khi thị trường bùng nổ, nhiều công ty chứng khoán khác nô nức báo lãi nhưng C vẫn báo lỗ gần 100 tỷ đồng. Hiện C đã xin dừng rất nhiều nghiệp vụ vì theo Chủ tịch HĐQT: “Càng làm, công ty càng lỗ”.
Hiện tại, công ty chứng khoán C đang “sống thực vật”. Điều đó có nghĩa nhân sự của C đã bị giảm xuống mức tối thiểu.
Tình hình bi đát cũng diễn ra tại công ty bất động sản T.H.L. Sở hữu nhiều dự án tầm trung tại các tỉnh ven thành phố Hà Nội nhưng là “lính mới” nên chưa kịp hưởng bất cứ lợi ích nào của cơn sốt bất động sản, T.H.L. đã phải hứng chịu khủng hoảng. Dự án chưa kịp hoàn thành, T.H.L chưa có doanh thu nên T.H.L cũng phải thực hiện công việc không ai muốn đó là cắt giảm nhân sự. Những người còn lại được sắp xếp làm những việc chẳng liên quan tới chuyên môn.
Video đang HOT
T.H.L sở hữu một mảnh đất có vị trí khá đẹp tại khu vực Mỹ Đình. Theo kế hoạch, T.H.L sẽ xây building hiện đại trên mảnh đất này. Tuy nhiên, do thiếu vốn trầm trọng, kế hoạch này mãi chỉ nằm trên giấy. Hiện tại, building trong mơ đang được sử dụng làm sân bóng.
Mảnh đất đẹp rộng 2.000m2 được chia ra làm 3 sân bóng cho thuê. Nhân viên kinh doanh của T.H.L được điều động ra quản lý sân bóng, bán trà đá và đồ ăn vặt phục vụ khách thuê sân. Giờ làm được chia thành 3 ca để họ có thời gian vừa bán trà đá vừa đi giao dịch bất động sản.
Một cán bộ cao cấp của T.H.L tiết lộ 1 tháng sân bóng mang lại lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng cho công ty. Và đó được xem là một khoản tương đối lớn để nuôi sống T.H.L.
Nợ lương, giảm lương, giảm giờ làm
Nợ lương hoặc chậm lương là cụm từ dường như quá quen thuộc trong thời gian này. Vì không có thu nhập nên doanh nghiệp chẳng biết lấy tiền đâu trả lương đúng hạn. Vì vậy, có những người lương 5 triệu nhưng thường được lĩnh 15 triệu vì công ty trả 3 tháng một lần.
Chậm lương nhưng trả đủ vẫn được xem là “tử tế”. Chị Hạ, nhân viên Tập đoàn T ca thán Tập đoàn luôn tìm đủ mọi lý do để cắt xén lương nhân viên. Vì vậy, hiện tượng nhân viên chỉ được nhận 80% lương là chuyện quá bình thường, bình thường đến mức mọi người quen rồi nên không ai muốn “kiện cáo” gì nữa. Tập đoàn T còn “thành tích” xù bảo hiểm. Chị Hạ tiết lộ, hiện một số nhân viên “bỗng dưng” bị cho nghỉ việc chưa hề được đóng một đồng bảo hiểm nào dù họ ký hợp đồng lao động 1 năm. Chị Hạ kể những nhân viên đó cũng vài lần đòi quyền lợi nhưng chỉ nhận được lời hứa quyết liệt sẽ “đền tiền” nhưng hành động thì không thấy đâu. Và quả bóng được đá sang chân hành chính và kế toán.
Tình trạng chậm lương, nợ lương diễn ra phổ biến.
Giảm lương cũng là cách các doanh nghiệp sử dụng để tiết giảm chi phí. Nhiều ông chủ thẳng thắn tuyên bố lý do và mong nhân viên thông cảm, đồng cam cộng khổ với doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp lại “chơi chiêu” với những người đã có thời gian dài cống hiến cho mình.
Chị Minh, phó phòng của Công ty bất động sản H.P.L có trụ sở tại Mỹ Đình ca thán về việc tổng thu nhập bị giảm mạnh. Chị Minh kể, trong các cuộc họp, sếp luôn khẳng định giữ nguyên lương toàn công ty nhưng thực tế, thu nhập mấy tháng trở lại đây của chị giảm mạnh.
Chị Minh trần tình: “Ở chức vụ phó phòng thực hiện nhiều công việc quan trọng nhưng lương của tôi chỉ là 12 triệu đồng/tháng. Biết công ty khó khăn, tôi không hề đòi hỏi nhiều mà vẫn chăm chỉ cống hiến. Nhưng trong tháng 3, lương của tôi giảm mạnh vì sếp kết luận tôi không hoàn thành công việc nên không được lĩnh 100% lương. Tới tháng 4, công ty than ít việc nên bắt nhân viên nghỉ luân phiên sáng thứ 7 và cả ngày thứ 6. Cuối cùng, tháng 4 thu nhập của tôi chỉ là 6 triệu đồng/tháng”.
Điều đáng nói, công việc không hề giảm đi. Thay vì đi làm sáng thứ 7 và ngày thứ 6, các nhân viên như chị Minh phải è cổ cố gắng hoàn thành công việc trong 4 ngày “vàng ngọc”.
Vốn là “ngôi sao” trong công ty nên chị Minh rất buồn khi bị đối xử như vậy. Chị tính chuyển việc nhưng ý tưởng của chị vấp phải muôn vàn khó khăn. Dù có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi và bằng thạc sĩ của trường Xây dựng nhưng chị vẫn nhận được những cái lắc đầu. Ngay cả các công ty trước đây săn đón chị cũng chỉ rụt rè hẹn cơ hội khác. Chị Minh buồn rầu cho rằng có lẽ chị sẽ phải tiếp tục gắn bó lâu dài với “ tiểu gia” bất động sản H.P.L.
Nhiều “tiểu gia” bất động cũng làm nhân viên điêu đứng vì &’cổ phiếu ngược đãi’. Trước đây, công ty bất động sản P.K đã vẽ nên bao viễn cảnh tươi sáng với những dự án hoành tráng ở Hà Đông, Gia Lâm. P.K hứa cổ tức hàng năm không dưới 35% và cổ đông lớn hoặc cổ đông có chức vụ sẽ có quyền mua căn hộ trong các dự án của P.K.
Nhiều nhân viên háo hức vay tiền người thân, thậm chí vay ngân hàng dồn tiền cho những dự án &’khủng’ của P.K. Kết quả là hơn 3 năm qua, các dự án đều bất động, cổ đông không hề nhận được một xu cổ tức nào. Anh Kiên, một trưởng phòng của P.K cho biết vì ham hố suất mua nhà, anh đã vay ngân hàng theo hình thức tín chấp với lãi suất 22%. Mỗi tháng anh bị trừ gần 5 triệu đồng tiền gốc và lãi. Suốt thời gian qua, tiền anh làm ra chỉ đủ cho anh sinh sống và trả lãi. Trong khi đó, với tư cách cổ đông của P.K, anh không hề nhận được bất cứ lợi ích nào.
Theo VTC
Bị vợ cắm sừng, thầy bói già gieo quẻ bằng... ADN
Xem tướng xem số cho mọi người bao nhiêu năm nay nhưng có tài thánh ông thày bói già này cũng không biết được rằng cô vợ trẻ của mình đang cặp kè với gã bạn thân của ông...
Bao nhiêu năm nay, ông Tỵ vốn được người dân trong làng ca tụng là một thầy bói có tài. Người người khắp làng trên xóm dưới còn đồn rằng, chỉ cần biết ngày giờ và năm tháng sinh của một người nào đó là ông có thể nói vanh vách về họ, về những gì liên quan đến họ, nào là quá khứ ra sao hay tương lai thế nào. Không những thế ông còn có thể xem rõ đường con cái, có mấy con, con trai hay con gái, tình duyên có trắc trở không, sẽ mắc bệnh tật gì... Thậm chí có người tin ông đến nỗi phải nhờ thầy phán xem đứa con vợ mình đang mang trong bụng và cả đứa con đang bi bô tập nói có phải là con mình hay không?!
Chính vì những lời đồn ngày một lan rộng này, rất nhiều người xa gần kéo đến nhờ ông xem bói, dâng sao giải hạn. Công việc thuận buồm xuôi gió, gia đình ông ngày một phất lên. Nhưng cũng thật buồn cho ông thầy bói Tỵ. Vì mải lo tài vận của thiên hạ mà quên mất mình cần dồn tâm sức cho người vợ trẻ trung, quyến rũ.
Trước khi lấy ông Tỵ, cô vợ của ông vốn nổi tiếng trong vùng và được nhiều chàng trai theo bám. Đến nay tuy đã là gái một con nhưng vợ của ông không kém phần xinh đẹp thậm chí còn rạng rỡ hơn và vẫn được nhiều gã trai tán tỉnh.
Điều khiến ông Tỵ lo nhất trong thời gian gần đây đó là việc xóm làng xôn xao về sự chung thủy của vợ ông. Họ đồn rằng, mỗi khi ông đi xem số xem má cho người ở các vùng xa, cô vợ trẻ của ông ở nhà chung đụng với vô số gã đàn ông khác. Thậm chí có người ác miệng còn bảo rằng, chưa chắc đứa con đã là con ruột của ông. Và dần dần, tiếng đồn về sự lẳng lơ của cô vợ ông cũng vang xa bốn phương chẳng kém gì danh tiếng của ông.
Có quẻ bói nào giúp thầy bói già biết được đứa con có phải là con ruột? Ảnh minh họa
Với tiếng đồn lẫy lừng của vợ, ông Tỵ ngày đêm vò đầu bứt trán vì vẫn chưa thể bắt tận tay. Muốn tìm hiểu trắng đen rõ ràng nhưng chưa biết làm cách nào, mà ông cũng không có khả năng xem bói cho mình. Ông bỗng nghĩ ra người bạn vốn cũng là thầy bói có tiếng trong vùng. Ông sẽ nhờ người bạn tiếp cận và xem bói cho cô vợ, lập ra kế hoạch để khai thác thông tin "sâu kín" của cô ta.
Không biết bằng cách nào đồng nghiệp của ông sau vài ngày xem bói, giải hạn cho vợ ông đã có trong tay một cuốn bang ghi âm với tất cả những lời thú nhận của cô ta. Bật băng ghi âm, nghe giọng nói đích thực của vợ mình, ông Tỵ bàng hoàng khi nghe vợ kể vanh vách những mối quan hệ bất chính của cô ta, thậm chí cả ngày giờ, với ai, ai là người tình tuyệt nhất. Và éo le hơn nữa, trong danh sách này có cả tên một người bạn vẫn thường chén chú chén anh với ông. Thậm chí có người còn được vợ ông thưởng tiền để làm "chuyện ấy"...
Đau đớn biết được sự thực, ông thầy bói thầm nghĩ, "Đúng là thầy bói xem số cho người. Số thầy thì để cho ruồi nó bâu". Nhưng khổ nỗi, ông không biết phải làm sao khi trót "ăn phải bùa mê thuốc lú của cô vợ trẻ", còn đứa con ông nữa, nếu bỏ vợ, ông chỉ sợ phải xa đứa con ông yêu quý hết mực.
Nghĩ đến đứa con, ông thầy bói bị cắm sừng lại rùng mình, cô vợ ông lẳng lơ là thế, không biết đứa con này có phải con ruột ông không. Đến lúc này, ông cố lắm cũng không thể tự gieo quẻ xem bói cho bản thân mình. Nghĩ mãi, ông mới nhớ ra, chỉ còn một cách là nhờ đến khoa học.
Nghĩ sao làm vậy, ông nhanh chóng đi tìm cuống rốn của đứa con được vợ gói ghém cẩn thận treo trên gác bếp và vội vã lên khăn gói lên Hà Nội, tìm tới Trung tâm xét nghiệm ADN để xét nghiệm. May mắn cho ông thầy bói, dù cô vợ có "cắm sừng" lên đầu ông thì đứa con vẫn là con ruột của ông. Nhìn tờ kết quả, ông thở phào nhẹ nhõm, lòng đầy mãn nguyện.
Thôi thì, trời không cho ông cô vợ tử tế thì cũng không nỡ cướp mất của ông đứa con ông coi như vàng như bạc. Và từ đây có lẽ ông cũng sớm giải nghệ vì ngay đến bản thân mình ông cũng có xem được đâu, vẫn phải nương vào khoa học đấy thôi!
Theo ANTD
Công ty "nợ" lương, gần 300 công nhân đình công Ngày 12-1, gần 300 công nhân Công ty TNHH Thực phẩm Sakura (khu công nghiệp Bình Tân, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), tập trung trước cổng Công ty, không vào ca làm việc, với lý do yêu cầu lãnh đạo công ty giải quyết nhiều vấn đề về chế độ, chính sách cho công nhân. Theo các công nhân Công ty TNHH...