Tìm thấy hơn 8 thi thể ở trại buôn người tại Thái Lan
Hơn 8 thi thể được tìm thấy từ ngôi mộ tập thể ở một trại buôn người tại quận Sadao, tỉnh Songkhla (miền nam Thái Lan), theo Bangkok Post ngày 2.
Nhân viên cứu hộ khiêng xác nạn nhân từ ngôi mộ tập thể tại quận Sadao, tỉnh Songkhla (miền nam Thái Lan) – Ảnh: AFP
Những thi thể này được cho là của những người nhập cư bất hợp pháp từ Myanmar và Bangladesh. Nguyên nhân của vụ việc hiện vẫn chưa rõ nhưng bằng chứng tại hiện trường cho thấy có thể do điều kiện sống khắc nghiệt.
“Đó chính xác là một trại tù, nơi mà những người nhập cư lậu bị nhốt trong những cái chuồng bằng tre tạm bợ”, cảnh sát Somyot Pumpunmuang cho biết.
Video đang HOT
Hai người đàn ông còn sống sót được tìm thấy từ trại buôn người trong tình trạng ghẻ lở và chí rận đầy người. Họ suy kiệt đến mức các nhân viên cứu hộ phải cáng ra ngoài. “Những nạn nhân đã bị bỏ đói hơn 2 ngày và bị sốt trong rừng hơn 2 tháng”, bác sĩ Kwanwilai Chotpitchayanku nói.
Được biết, Thái Lan được xem là một trong những trung tâm mua bán người lớn nhất thế giới với hàng chục ngàn người tị nạn từ Bangladesh và Myanmar.
T.Tiên
(VP Bangkok)
Theo Thanhnien
Bỏ mạng vì "miền đất hứa"
Dù đã có hàng nghìn người bỏ mạng trên biển song vẫn có hàng trăm nghìn người dân châu Phi vẫn phó mặc số phận mình để leo lên các con tàu cũ nát với hy vọng được đổi đời khi đến "miền đất hứa" châu Âu.
Hàng nghìn người nhập cư bất hợp pháp đã bỏ mạng mỗi năm trên Địa Trung Hải trên đường đi tìm miền đất hứa
Các lực lượng Hải quân và Cứu hộ bờ biển Italia đêm 4, rạng sáng 5-4 đã cứu sống khoảng 1.500 người Bắc Phi nhập cư trái phép gặp nạn do đắm tàu ở vùng biển ngoài khơi Libya. Việc cứu hộ, cứu nạn được tiến hành ngay sau khi nhà chức trách Italia và quốc gia Bắc Phi nhận được cuộc gọi khẩn cấp thông báo về việc có khoảng 1.500 người tị nạn châu Phi đang ở trong tình trạng kiệt sức vì không có lương thực sau nhiều ngày lênh đênh ở Địa Trung Hải trên các con tàu cũ nát.
Dù bị bắt và có thể bị trục xuất về nơi xuất phát song những người Bắc Phi nhập cư bất hợp pháp trên các con tàu bị lực lượng chức năng Italia và Iceland bắt giữ còn may mắn hơn rất nhiều những người đã bỏ mạng trên biển khi đi tìm "miền đất hứa" tại trời Âu. Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết ít nhất 3.400 người đã bỏ mạng trên biển trong năm 2014, trong số 207.000 người tìm cách vượt Địa Trung Hải đến Italia trên những con tàu ọp ẹp để tới châu Âu.
Tuy nhiên, con số hàng nghìn người tử nạn mỗi năm trên con đường vượt Địa Trung Hải đến châu Âu mà chặng dừng chân đầu tiên là Italia vẫn không đủ để ngăn dòng người nhập cư bất hợp pháp ngày càng nhiều từ Bắc Phi và Trung Đông. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Italia, trong giai đoạn từ ngày 1-1 đến 4-3-2015, đã có 8.918 người nhập cư trái phép vào nước này qua Địa Trung Hải, tăng 5.611 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2014, khoảng 170.000 người đã nhập cảnh trái phép tại các bờ biển của Italia trong tổng số 278.000 người trên toàn EU. Cũng trong năm 2014, Italia đã xét hồ sơ xin tị nạn của 70.000 trường hợp (xếp thứ ba, chỉ sau Đức và Thụy Sĩ). Từ tháng 10-2014 đến tháng 1-2015, chiến dịch tuần tra, kiểm soát biển mang tên Triton của Cơ quan quản lý biên giới châu Âu (Frontex) triển khai đã cứu được khoảng 23.000 người nhập cư gặp nạn trên biển.
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới số người châu Phi và Trung Đông nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu nhiều nhất. Đó là đói nghèo, loạn lạc, bất ổn tại các khu vực láng giềng như châu Phi - Trung Đông và bị các tổ chức buôn người dụ dỗ, lôi kéo lừa gạt.
Là quốc gia ven Địa Trung Hải và trên hải trình chính từ Bắc Phi - Trung Đông tới châu Âu, Italia hàng năm phải đón nhận số lượng người nhập cư bất hợp pháp nhiều nhất, đồng thời cũng phải giải quyết nhiều vụ đắm tàu chở người di cư nhất. Sau vụ đắm tàu khủng khiếp khiến hơn 400 người nhập cư bất hợp pháp tử nạn tháng 10-2013, Chính phủ Italia đã triển khai chiến dịch đặc biệt mang tên "Mare Nostrum" (Biển của chúng ta), nhằm cứu sống hàng nghìn người di cư trái phép vào châu Âu trên những con thuyền ọp ẹp và quá tải.
EU cũng triển khai kế hoạch trợ giúp các nước châu Âu nằm ven Địa Trung Hải như Italia, Cyprus, Hy Lạp, Malta, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... đối phó với người nhập cư bất hợp pháp và đấu tranh với nạn buôn người. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn chưa đủ để ngăn dòng người nhập cư đổ vào châu Âu, đặc biệt là bớt đi cái chết đau lòng của những con người vốn dĩ đã quá nghèo khó và khổ cực.
Theo_An ninh thủ đô
Malaysia sẽ tránh phê phán hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông Trong bản thảo tuyên bố Hội nghị ASEAN, Thủ tướng Malaysia Najib đã dùng 2 đoạn để miêu tả tình hình căng thẳng ở Biển Đông, nhưng không đứng về bên nào. Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam Ngày 23 tháng 4, các phóng viên Praveen Menon, Manuel Mogato của hãng tin...