Tìm thấy hạt lạ màu đen, chuyên gia thốt lên: ‘Báu vật nghìn năm!’
Một nắm hạt bé nhỏ vô tình được tìm thấy ở một công trường xây dựng lại được các chuyên gia nhận định là báu vật nghìn năm.
Một người dân sống gần công trường xây dựng ở thị trấn Hình Khẩu, thành phố Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã vô tình phát hiện một vài viên đá màu đen kỳ lạ.
Chúng chỉ to bằng hạt lạc, bề ngoài nhẵn bóng, có màu nâu đen. Có người bóc thử ra xem thì phát hiện đây là hạt sen, khi ăn rất bùi và ngọt. Sau khi biết chuyện, một nhóm chuyên gia đã tới xem xét và phân tích.
Họ vô cùng bất ngờ khi những hạt sen này đã có tuổi đời lên tới hơn 1200 năm, từ thời nhà Tống. Đây có thể xem là những hạt sen lâu đời nhất được tìm thấy ở Trung Quốc, với các chuyên gia chúng có thể coi như “ báu vật nghìn năm”.
Tuy những hạt sen cổ này không bán được nhiều tiền nhưng đối với các nhà khảo cổ, chúng cũng giống như các di tích văn hóa có giá trị nghiên cứu rất cao.
Bởi sự xuất hiện của hạt sen thời Tống đã xác nhận rằng những ghi chép về sự thay đổi của sông Hoàng Hà và sự ra đời của các địa danh trong ghi chép lịch sử là thật.
Điều khiến các chuyên gia quan tâm hơn nữa chính là phương pháp bảo quản của người xưa. Không rõ bằng cách nào họ có thể giữ những hạt sen hơn 1.000 tuổi mà không bị phân hủy.
Hạt sen có hàm lượng các chất protein, magie, kali và phốt pho cao, trong khi hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp.
Trong y học, hạt sen được xem như một dược phẩm quý, có thể chữa các loại bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ăn kém, tâm phiền và bệnh ăn uống khó tiêu.
Trong 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68g carbohydrate, 17-18g protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5g mỡ, còn lại là các thành phần khác như nước, khoáng chất khác.
Theo kết quả nghiên cứu, trung bình cứ 100 gam hạt sen khô có thể cung cấp khoảng 18g protein chất lượng cao và chất xơ. Đặc biệt, hạt sen không chứa đường mà lại có hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.
Hạt sen còn được gọi là liên nhục, có vị ngọt, tính bình và thành phần chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong Đông y, hạt sen là một món ăn ngon, bổ và cũng là một vị thuốc quý có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ.
Bên cạnh đó có thể cải thiện tình trạng di tinh, mộng tinh ở nam giới hay bệnh tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.
Ít nhất 4 lần đột nhập, chuyên gia: Kẻ trộm bỏ lỡ báu vật 3,4 tỷ NDT trong lăng mộ
Hóa ra dù nhiều lần đột nhập nhưng những kẻ trộm lại vô tình bỏ lỡ báu vật trị giá 3,4 tỷ NDT trong lăng mộ cổ.
Thời xa xưa, lăng mộ hoàng gia hoặc những gia tộc giàu có luôn là mục tiêu hàng đầu của những kẻ trộm mộ. Bởi những lăng mộ này thường có nhiều vật phẩm quý giá được chôn cất cùng người đã mất.
Một khi bị bọn trộm đột nhập, hầu hết những của cải, bảo vật quý giá trong mộ đều bị đánh cắp.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có trường hợp ngoại lệ. Dù bị kẻ trộm nhiều lần tấn công, nhưng có một báu vật quý giá trong lăng mộ vẫn còn sót lại. Đây quả là chuyện hiếm gặp bởi giá trị của báu vật này ước tính lên tới 3,4 tỷ NDT.
Vậy, rốt cục, ai là chủ nhân của lăng mộ xa hoa này?
Lăng mộ này chính là Càn Lăng của Tiêu Thái hậu (953 - 1009), một nữ chính trị gia nổi tiếng của nhà Liêu.
Tiêu Thái hậu có cha là Bắc phủ tể tướng, phò mã của nhà Liêu, mẹ là Yên quốc đại trưởng công chúa Gia Luật Lã Bất Cổ.
Ngay từ khi còn nhỏ, Tiêu Xước (tên thật của vị thái hậu này) đã rất thông minh, mỹ lệ. Sau khi lớn lên, Tiêu Xước được tuyển làm quý phi, sau đó được phong làm hoàng hậu của Liêu Cảnh Tông vào năm 969. Sau khi Liêu Cảnh Tông qua đời vào năm 982, bà trở thành hoàng thái hậu, đồng thời là người nhiếp chính cho con trai là Liêu Thánh Tông cho đến năm 1009.
Tiêu Thái hậu là người có tài trị quốc và có nhiều đóng góp to lớn cho nhà Liêu.
Liêu Thánh Tông lên ngôi khi mới 12 tuổi, Tiêu Thái hậu lo lắng con trai còn quá nhỏ sẽ có thể dẫn tới tình trạng bất ổn trong hoàng tộc, nhà Tống cũng nhân cơ hội mà tấn công. Tuy nhiên, khó khăn này đã được vị thái hậu họ Tiêu xử lý một cách khéo léo.
Trên thực tế, lịch sử cũng đã ghi lại những đóng góp quan trọng của bà đối với nhà Liêu. Cụ thể, trong thời kỳ trị vì và nhiếp chính của Tiêu Thái hậu, Đại Liêu bước vào thời kỳ thịnh vượng và huy hoàng nhất. Bà đã trọng dụng nhiều quan đại thần tài giỏi, thực hiện cải cách quyết liệt, đạt được nhiều thành tựu.
Đến năm 1009, Tiêu Thái hậu không tiếp tục nhiếp chính nữa. Sau đó, đến tháng 12 cùng năm, bà bệnh mất, hưởng thọ 57 tuổi. Vị thái hậu quyền lực của nhà Liêu sau đó được an táng ở Càn lăng (nay nằm trong một ngôi làng nhỏ ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc).
Do Tiêu Thái hậu mất trong thời kỳ hoàng kim của nhà Liêu, nên trong lăng mộ của bà có rất nhiều đồ tùy táng quý giá. Đây cũng trở thành điểm thu hút nhiều kẻ trộm nhòm ngó lăng mộ này.
Tuy nhiên, lăng mộ này đã không được trông coi kể từ khi nhà Liêu sụp đổ (916 - 1125). Nhiều kẻ trộm đã đột nhập vào lăng mộ của Tiêu Thái hậu và lấy đi những bảo vật có giá trị.
Ít nhất 4 lần bị kẻ trộm đột nhập, hầu hết các đồ tùy táng quý giá bên trong lăng mộ đều không còn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khảo cổ, có một thứ vô cùng giá trị trong lăng mộ của Tiêu Thái hậu mà những tên trộm vô tình bỏ sót. Đó là tấm vải liệm bằng vàng, có hoa văn chim phượng quý giá.
Theo các chuyên gia, sở dĩ tấm vải liệm quý giá này có thể còn nguyên vẹn sau nhiều lần trộm mộ có thể là do trong lăng mộ có quá nhiều vàng bạc, châu báu. Do đó, những tên trộm mộ không chú ý đến tấm vải này vì cho rằng nó không có giá trị.
Ngoài ra, do sợ bị tiết lộ danh tính của chủ nhân ngôi mộ và có thể gặp rắc rối nên những kẻ trộm mộ không dám lấy những đồ bồi táng như tấm vải liệm.
Tấm vải liệm bằng vàng quý giá trong lăng mộ Tiêu Thái hậu.
Theo đó, dù nhiều lần bị kẻ trộm tấn công, nhưng phải đến năm 1995, tấm vải liệm quý giá của Liêu Thái hậu mới được phát hiện ở Liêu Ninh. Cụ thể, khi các chuyên gia khảo cổ bắt đầu dọn dẹp Càn Lăng thì tấm vải liệm có thêu bốn con chim phượng hoàng này mới được phát hiện.
Chất liệu vải thuộc hàng cao cấp nhất lúc bấy giờ của nhà Liêu.
Tấm vải liệm này chính là một bộ quần áo bằng vàng. Trọng lượng của báu vật này là 10,730 gram vàng. Ngoài ra, còn có nhiều viên đá quý lớn nhỏ được đính ở trên tấm vải thuộc hàng cao cấp nhất của nhà Liêu lúc bấy giờ. Theo các chuyên gia về di tích văn hóa nổi tiếng, ước tính tấm vải liệm trong lăng mộ của Liêu Thái hậu có giá trị lên tới 3,4 tỷ NDT. Bởi đây quả thực là một báu vật hiếm có.
Tảng đá lạ nghi của UFO, chuyên gia nhìn thấy thốt lên: 'Là báu vật!' Một nhóm nông dân khai thác đá đã vô tình tìm thấy một tảng đá có hình như những chiếc ốc vít. Sau khi xem xét, chuyên gia đã định giá lên tới chục triệu USD. Trong một lần lên núi để khai thác đá, nhóm nông dân ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã vô tình phát hiện một tảng đá có...