Tìm ra “đường cao tốc” lao thẳng vào vết rách không – thời gian
Cấu trúc giả thuyết được nhà bác học Einstein đề cập năm 1915 đã được xác thực bên một vết rách không – thời gian cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng.
Theo Live Science, các quan sát tia X mới được thực hiện bằng kính viễn vọng không gian NuSTAR và NICER của NASA đã xác định được một “ vùng lao xuống”, nơi vật chất bị lực hấp dẫn tử thần của các vết rách không – thời gian tác động mãnh liệt
Lỗ đen là một dạng vết rách không – thời gian sở hữu “vùng lao xuống” – Ảnh: AI
Năm 1915, thuyết tương đối rộng của nhà bác học Albert Einstein dự đoán rằng một khi vật chất đến đủ gần lỗ đen, lực hấp dẫn cực lớn của vết rách không – thời gian sẽ buộc nó từ bỏ quỹ đạo tròn và lao thẳng vào đó.
Đó là “vùng lao xuống”.
Video đang HOT
Để xác định một cấu trúc thực tế như thế, nhóm khoa học gia từ Khoa Vật lý của Đại học Oxford (Anh) đã hướng về một lỗ đen có tên MAXI J1820 070, thuộc một hệ nhị phân cách địa cầu khoảng 10.000 năm ánh sáng.
Lỗ đen là đại diện của dạng vết rách không – thời gian phổ biến nhất trong vũ trụ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tia X phát ra từ vật liệu cháy xém của đĩa bồi tụ quanh lỗ đen này.
Đưa dữ liệu tia X của họ vào các mô hình toán học, họ nhận thấy rằng các dữ liệu chỉ khớp nhau nếu các mô hình bao gồm ánh sáng phát ra từ vật chất trong vùng lao xuống, từ đó xác nhận sự tồn tại của vùng này.
Có thể hiểu vùng lao xuống là nơi dòng sông vật chất quanh lỗ đen đột ngột gặp một ngọn thác, lao xuống một cách bất thình lình. Hoặc đó là một đường cao tốc nơi vật chất tìm vào bụng lỗ đen nhanh hơn, bạo liệt hơn.
Bằng cách thu thập và nghiên cứu thêm ánh sáng từ dòng thác vũ trụ này, các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ thu được những hiểu biết chưa từng có về các điều kiện khắc nghiệt xung quanh các lỗ đen.
Các vùng lao xuống này nằm ngay bên ngoài chân trời sự kiện của lỗ đen, là những điểm “không thể quay trở lại”, nơi lực hấp dẫn trở nên mạnh đến mức thậm chí ánh sáng cũng không thể thoát ra được.
Kính James Webb phát hiện lỗ đen 'háu đói' lâu đời nhất và xa nhất vũ trụ
Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) vừa quan sát được lỗ đen xa nhất và lâu đời nhất từng được phát hiện, cùng đặc tính "ăn thịt" cả thiên hà chủ quái lạ.
Lỗ đen này cư trú trong thiên hà cổ đại có tên khoa học là GN-z11, cách chúng ta 13,4 tỷ năm ánh sáng, xuất hiện khoảng 400 triệu năm sau Vụ nổ Big Bang. Bản thân lỗ đen này nặng gấp khoảng 6 triệu lần khối lượng Mặt trời, và nó đang hấp thụ vật chất từ thiên hà chủ của nó nhanh hơn gấp 5 lần, so với giới hạn bền vững được đề xuất theo lý thuyết lỗ đen siêu lớn hiện đại.
Một nhóm các nhà thiên văn học đã sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) để khám phá lỗ đen xa nhất, và lâu đời nhất từng được nhìn thấy, khi nó "ăn thịt" cả thiên hà chủ của mình. (Ảnh minh họa: Elena11/Shutterstock)
Roberto Maiolino, Trưởng nhóm Khoa Vật lý của Đại học Cambridge đã mô tả phát hiện này là "một bước nhảy vọt khổng lồ" đối với ngành khoa học lỗ đen. Maiolino cho biết trong một tuyên bố: "Vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ khi phát hiện ra một lỗ đen khổng lồ, ở xa và háu đói đến như vậy, vì vậy chúng tôi phải xem xét những cách mà lỗ đen này có thể hình thành".
Trước đây, các nhà khoa học hiện đã chỉ ra con đường chính mà lỗ đen có thể đạt đến trạng thái siêu lớn trong vũ trụ sơ khai. Chúng có thể bắt đầu từ cái gọi là hạt lỗ đen nhỏ, được tạo ra khi những ngôi sao lớn sụp đổ vào cuối vòng đời. Sau hàng triệu hoặc hàng tỷ năm, những đám mây khí lạnh và bụi khổng lồ sụp đổ vào bên trong hạt lỗ đen đó để tạo thành lỗ đen nặng với khối lượng gấp vài triệu lần khối lượng Mặt trời.
Qua hàng triệu hoặc hàng tỷ năm tiến hóa tiếp theo của vũ trụ, vật thể đó tiếp tục quá trình nuôi dưỡng và sáp nhập vật liệu, giúp lỗ đen nặng đó phát triển thành lỗ đen siêu lớn.
Tuy nhiên, lỗ đen mới được phát hiện này đang tích tụ vật chất lấy từ thiên hà chủ GN-z11 với tốc độ nhanh gấp 5 lần, so với giới hạn bền vững được đề xuất theo lý thuyết lỗ đen siêu lớn hiện đại. Hành vi lỗ đen siêu lớn ăn thịt thiên hà chủ có thể xảy ra trong vũ trụ, nhưng với số lượng hạn chế và hiếm khi được phát hiện.
Lỗ đen háu ăn này cũng có khả năng cản trở sự phát triển của thiên hà chủ, nó đang đẩy khí và bụi phân tử ra khỏi trung tâm thiên hà. Thực tế, những đám mây khí và bụi lạnh co lại tạo thành "vườn ươm" cho các ngôi sao mới hình thành, điều này có nghĩa lỗ đen háu đói đang "nghiền nát" quá trình hình thành sao, gián tiếp "giết chết" sự phát triển của thiên hà chủ cổ đại GN-z11.
Các chuyên gia nhận định, khám phá này có thể là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu, làm thế nào các lỗ đen siêu lớn có thể đạt khối lượng tương đương gấp hàng triệu, cho đến hàng tỷ lần khối lượng Mặt trời trong kỷ nguyên sơ khai của vũ trụ.
Tái tạo dung nhan người khác loài 75.000 năm tuổi: Kết quả sốc! Chân dung của bà Shanidar Z, một người khác loài từng sống tại khu vực nay là Iraq, gợi ý về mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ với loài chúng ta. Như nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy vào thời điểm mà người phụ nữ được gọi là Shanidar Z sinh sống - 75.000 năm trước - địa cầu không chỉ...