Tìm ra dấu vết rõ ràng nhất của hành tinh thứ 9
“Bóng ma” đang âm thầm xô đẩy các tiểu hành tinh – thậm chí cả Sao Diêm Vương – chỉ có thể là “ hành tinh thứ 9″ nặng gấp 5 lần Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Konstantin Bogytin từ Viện Công nghệ California (Caltech – Mỹ) tuyên bố đã có “bằng chứng thống kê mạnh mẽ nhất” về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 ở rìa Thái Dương hệ.
Hành tinh thứ 9 có thể nằm cách Mặt Trời tới 500 đơn vị thiên văn – Ảnh đồ họa AI
Mô tả sơ lược về nghiên cứu này đã được công bố trực tuyến và chuẩn bị xuất bản chính thức trên Astrophysical Journal Letters. TS Bogytin cho biết ông và các cộng sự đã theo dõi chuyển động của các “vật thể xuyên Sao Hải Vương” (TNO).
Chúng bao gồm các tiểu hành tinh trôi nổi bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương, cả các hành tinh lùn như Sao Diêm Vương và Eris.
Trong đó, nhiều vật thể – bao gồm các hành tinh lùn – thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu về hành tinh thứ 9, cho dù chúng có sự bất ổn trong quỹ đạo.
Bởi lẽ, người ta cho rằng sự bất ổn đó gây ra do tương tác hấp dẫn với Sao Hải Vương khổng lồ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng hành tinh thứ 9 cũng có thể đóng góp phần nào.
Vì vậy, họ đã thiết lập một mô hình toàn diện hơn, mô phỏng và kết hợp với các lực đã biết từ các hành tinh khác, các ngôi sao đi ngang qua và lực thủy triều thiên hà, tức lực đẩy và lực kéo của chính thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Hai bộ mô phỏng đã được chạy, một bộ giả định hành tinh thứ 9 có tồn tại và một bộ giả định không còn hành tinh nào khác bên ngoài Hải Vương Tinh.
Kết quả cho thấy chỉ khi có sự xuất hiện của hành tinh thứ 9, tất cả dữ liệu mới được lắp ghép khớp với nhau.
Do mô hình này đã tính toán tới mọi tương tác có thể lên các thiên thể trong khu vực xa xôi của hệ Mặt Trời, nên các nhà khoa học mới khẳng định rằng họ đã có bằng chứng thống kê mạnh mẽ nhất.
Các tính toán cũng chỉ ra hành tinh thứ 9 này nặng gấp khoảng 5 lần Trái Đất – kích thước nhỏ so với các hành tinh ở vùng ngoài của hệ Mặt Trời – và nằm cách xa ngôi sao mẹ của chúng ta tới 500 đơn vị thiên văn (AU).
Một AU bằng với khoảng cách Mặt Trời – Trái Đất. Sao Diêm Vương, vật thể từng được coi là hành tinh thứ 9 trước khi bị Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) giáng cấp vào năm 2006, nằm cách chúng ta khoảng 30 AU ở điểm cận nhật và khoảng 49 AU ở điểm viễn nhật.
Do vậy, việc quan sát hành tinh thứ 9 bí ẩn vẫn là một thách thức to lớn.
Trước đó, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra xoay quanh hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời. Thậm chí, có nhóm nghiên cứu còn nhận định “hành tinh” này thực chất là một lỗ đen.
Riêng NASA cho rằng chính Sao Diêm Vương mới là hành tinh thứ 9, bởi nó có những đặc tính của hành tinh hơn là hành tinh lùn.
'Hành tinh thứ 9 của NASA' để lộ dấu hiệu thân thiện với sự sống
Hành tinh thứ 9 khiến Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) và NASA bất đồng quan điểm tiếp tục đem lại niềm hy vọng mới về khả năng sống được thông qua một siêu núi lửa băng.
Theo Space, một siêu núi lửa băng phun trào chỉ vài triệu năm trước trên Sao Diêm Vương có thể là bằng chứng sống động cho một đại dương ngầm ngay bên dưới đồng bằng băng giá hình trái tim Sputnik Planitia.
Sao Diêm Vương từng là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời, nhưng đã bị IAU "giáng cấp" thành hành tinh lùn từ năm 2006. Tuy vậy, một loạt quan chức hàng đầu NASA khẳng định nó xứng đáng được coi là hành tinh.
Tàu New Horizons và Sao Diêm Vương - Ảnh: NASA
Lập luận của NASA dựa trên một loạt nghiên cứu từ dữ liệu mà tàu New Horizons của cơ quan vũ trụ này gửi về từ khu vực xa thẳm bên ngoài Sao Hải Vương.
Các dữ liệu cho thấy thiên thể này có cấu trúc cực kỳ phức tạp, thậm chí là khả năng có một đại dương ngầm và một chút hy vọng cho dạng sự sống cực đoan giống như sự sống ở một số vùng nước sôi gần núi lửa, dưới băng vĩnh cửu ở Nam Cực.
Trong nghiên cứu mới dẫn đầu bởi GS Dale Cruikshank từ Trường Đại học Trung tâm Florida (Mỹ), một miệng hố lớn mang tên Kiladze ở Sputnik Planitia từng được cho là miệng hố va chạm do thiên thạch để lại, nhưng các dữ liệu mới nhất gợi ý về một khả năng khác.
Nó có vẻ hơi dài, với băng nước nổi bật rõ ràng so với băng methane bao phủ phần còn lại của hành tinh.
Nhóm nghiên cứu khẳng định nó phải là một miệng núi lửa, tàn tích của một siêu núi lửa hoạt động chỉ vài triệu năm trước, phun ra "dung nham" băng giá từ bên dưới đại dương ngầm.
Sự tồn tại của núi lửa cũng cho thấy bên trong sao Diêm Vương ấm áp hơn so với chúng ta tưởng, lật đổ giả thuyết rằng hành tinh này quá nhỏ nên đã mất toàn bộ nhiệt từ lâu.
Một khả năng là "hành tinh thứ 9" này chứa các nguyên tố phóng xạ trong lõi của nó, giải phóng nhiệt trong khi phân rã.
Nhưng cho dù nguồn nhiệt đến từ đâu, thì nó vẫn đem đến điều quan trọng nhất là giữ cho nước ở trạng thái lỏng bên dưới bề mặt, một điều mà NASA luôn kỳ vọng ở các thế giới khác trong hành trình tìm kiếm bằng chứng cho thấy chúng ta không cô đơn trong vũ trụ.
Luồng tia bí ẩn từ 8,5 tỉ năm trước đang chiếu trực diện vào trái đất Các nhà thiên văn học vừa xác định được nguồn gốc của chùm tia X cực sáng đang chiếu thẳng về hướng trái đất: đó là sản phẩm đến từ một siêu hố đen sau khi nuốt chửng một ngôi sao xấu số gần nó. Mô phỏng luồng sáng phát ra từ sự kiện siêu hố đen "ăn" sao ESO Theo báo cáo...