Tìm nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn nam giới
Bệnh lý xoắn tinh hoàn thông thường hay gặp ở trẻ nhỏ, thanh niên, ít gặp ở những người trên 30 tuổi.
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn?
Tìm nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn nam giới. (Ảnh minh họa: Internet)
Gọi là xoắn tinh hoàn nhưng thực ra 2 hòn bi khó có thể xoắn được. Hiện tượng xoắn chỉ xảy ra ở cuống tinh hoàn, tức là xoắn thừng tinh.
Khi mới hình thành trong bào thai, tinh hoàn của bé trai nằm cạnh 2 quả thận. Lúc thai được 3 tháng trong khi thận nhích lên một tí, thì 2 hòn bi lại chui dần ra khỏi bụng. Khi bé trai ra đời mỗi bi dính với bụng bằng một cuống mạch máu dài gọi là thừng tinh. Hòn bi với dây thừng tinh giống như quả bóng treo trên dây nó có thể lắc lư, xoay qua xoay lại, và nếu xoay quá đà thì xoắn luôn.
Khi thừng tinh bị xoắn mạch máu nuôi tinh hoàn nằm trong thừng tinh sẽ bị xoắn lại và tắc. Máu không thể lưu thông để nuôi tinh hoàn bị đói. Và nếu tình trạng đói bụng này kéo dài quá 6 giờ thì các tế bào của tinh hoàn sẽ chết.
Video đang HOT
Triệu chứng của bệnh
Lúc mới bị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ bị đau dữ dội, kèm theo tình trạng nôn hoặc cảm giác buồn nôn nhưng hoàn toàn không sốt. Khi khám bệnh bác sĩ sẽ thấy tinh hoàn không nằm xuôi dọc mà nằm ngang có thể sờ thấy nút xoắn.
Nhiều lúc cơn đau kéo dài 5 – 10 phút rồi tự hết do thừng tinh bị xoắn rồi tự tháo ra. Có thể bệnh nhân bị 1-2 cơn đau/ năm do xoắn – tháo xoắn nhưng rồi một hôm nào đó tinh hoàn xoắn luôn, không chịu tự tháo ra nữa. Giải pháp là nhập viện gấp.
Thông thường bác sĩ sẽ mổ luôn mà ít cho làm xét nghiệm, siêu âm vì các thao tác này sẽ chỉ làm chậm thời gian cứu tinh hoàn mà thôi.
Điều trị xoắn tinh hoàn thế nào?
Xoắn tinh hoàn là bệnh không quá hiếm gặp có thể cứu chữa kịp thời nếu bệnh nhân đến bệnh viện trong vòng 4 – 6 giờ mà không để lại di chứng.
Nếu tinh hoàn không hề hấn gì bác sĩ sẽ tháo xoắn thừng tinh, cố định tinh hoàn để nó không xoắn nữa. Ngay cả cái hòn bên kia dù không bị sao cũng được bác sĩ khâu cố định với mục đích phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Nhưng nếu mổ trễ quá 6 giờ sau khi có triệu chứng rất nhiều khả năng tinh hoàn sẽ bị đen, chết, chỉ còn một cách là cắt bỏ.
Tuy nhiên bệnh nhân không nên lo lắng mặc cảm vì dù lẻ loi nhưng hòn bi còn lại vẫn phát triển bình thường và vẫn đáp ứng được nhiệm vụ duy trì nòi giống.
BS Như Thành
Theo Danviet.vn
Xoắn tinh hoàn và những điều cần biết
Xoắn tinh hoàn được xem là nguyên nhân chính gây tổn thương tinh hoàn ở nam giới. Những người có khả năng mắc bệnh cao là những thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi và những người trưởng thành có độ tuổi từ 30 trở lên.
Xoắn tinh hoàn là trạng thái tinh hoàn bị đau do ống dẫn tinh bị xoắn lại làm cho máu không thể lưu thông đến tinh hoàn một cách bình thường. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến việc phải cắt bỏ tinh hoàn bị xoắn vì máu không thể cung cấp oxy cho các tế bào tinh hoàn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xoắn tinh hoàn là do sự bất thường của cấu tạo tinh hoàn. Sự bất thường này sẽ khiến cho ống dẫn tinh dễ bị xoắn hơn và cản trở sự lưu thông của máu đến tinh hoàn. Tình trạng này có thể tự phát hoặc do bị chấn thương. Theo thống kê có khoảng 40% nam giới có vấn đề về mặt cấu tạo tinh hoàn.
Những triệu chứng của tình trạng xoắn tinh hoàn
Khi bị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ cảm thấy tinh hoàn rất đau đớn, thậm chí là đau cả vùng bụng và tinh hoàn có thể bị sưng to. Đồng thời tinh hoàn cũng bị co rút. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có cảm giác buồn nôn và toàn thân bị sốt.
Khi phát hiện hay nghi ngờ mình bị xoắn tinh hoàn thì bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, tìm ra hướng điều trị đúng đắn và kịp thời. Nếu được điều trị trong vòng 6 tiếng kể từ khi bị đau và sưng thì khả năng tinh hoàn được cứu chữa là 100%. Nhưng nếu sau 6 tiếng thì khả năng này sẽ giảm dần và nếu sau 24 tiếng thì hy vọng cứu được tinh hoàn sẽ rất thấp.
Kiểm tra và điều trị
Một trong những dấu hiệu cơ bản để chẩn đoán bệnh là tinh hoàn bị đau, sưng và co rút. Ngoài ra, các kiểm tra khác gồm có xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn có thể chụp X quang để kiểm tra sự lưu thông của máu. Sau đó, phụ thuộc vào những kết quả thu được mà bác sĩ sẽ tìm ra hướng điều trị thích hợp và cụ thể. Một trong những cách điều trị bệnh xoắn tinh hoàn thông dụng nhất là thông qua phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có thể chữa hết bệnh mà không cần phẫu thuật nhưng rất hiếm.
Mục đích của việc phẫu thuật là để cứu tinh hoàn. Sau khi ống dẫn tinh được tháo xoắn thành công thì sẽ được khâu vào trong thành bìu để phòng trừ khả năng bị xoắn trở lại. Đối với những người bị cắt bỏ tinh hoàn do bị hoại tử thì có thể gắn tinh hoàn giả cho thẩm mĩ. Sau khi bị cắt bỏ một tinh tinh hoàn thì khả năng sinh sản của nam giới vẫn được duy trì nhưng những người này nên hạn chế chơi các môn thể thao có khả năng gây tổn thương đến tinh hoàn còn lại.
Theo VNE
Phái mạnh cần cẩn trọng với bệnh xoắn tinh hoàn Vì xấu hổ nên khi đau vùng kín dữ dội 2 ngày, Trung 20 tuổi (Hà Nội) mới vào viện khám thì một bên tinh hoàn đã hoại tử buộc phải cắt bỏ. Ân hận và mặc cảm vì khiếm khuyết của mình, Trung cho biết khi bị đau khu vực nhạy cảm, kiểm tra thấy phần bìu bị sưng to anh xấu...