Tìm lời giải cho giáo dục phổ thông

Theo dõi VGT trên

Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 vừa được đưa ra đã gặp không ít lo ngại về tính khả thi từ các chuyên gia giáo dục

Một cuộc hội thảo quốc tế về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ GD-ĐT, Bộ Giáo dục và Trẻ em Đan Mạch phối hợp tổ chức trong 3 ngày từ 10 đến 12-12 để thảo luận về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Giải quyết quá tải bằng tích hợp

GS Đinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, Trưởng nhóm nghiên cứu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) sau năm 2015, cho hay đề án sẽ hướng đến hình thành năng lực người học thay vì tập trung vào nội dung kiến thức như hiện nay.

Chuẩn giáo dục không phải được đong đếm bằng lượng kiến thức văn hóa mà được xét trên 3 phương diện là phẩm chất, kỹ năng học tập phổ quát và kỹ năng thuộc các lĩnh vực học tập. Tư tưởng cốt lõi của chương trình là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt để con người được đào tạo có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.

Tìm lời giải cho giáo dục phổ thông - Hình 1

Thi tốt nghiệp THPT năm 2012

GS Đinh Quang Báo đánh giá việc dạy học, giáo dục theo logic phát triển “đơn tuyến” từng lĩnh vực, từng môn học trong nhà trường hiện nay là sai lầm. Giải pháp tích hợp sẽ giải quyết được tình trạng học quá nhiều môn, quá nhiều kiến thức. Các thành viên ban soạn thảo đề án kỳ vọng việc tích hợp sẽ làm thay đổi một cách căn bản trong toàn bộ hoạt động giáo dục phổ thông, từ nội dung, phương pháp đến cách thức đánh giá. Việc có một chương trình giảm số đầu môn học bắt buộc, tăng các môn học, chủ đề tự chọn sẽ giúp học sinh có vốn kiến thức rộng, gắn với thực tiễn và chuẩn bị tâm thế hướng nghiệp, hướng nghề.

Video đang HOT

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện tích hợp hoàn toàn không đơn giản. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng để thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông cần có nguồn lực, trong khi đó ngành giáo dục hiện đang thiếu nhiều nguồn lực để thực hiện đổi mới chương trình, SGK như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…

Một chuyên gia giáo dục lo lắng với chất lượng giáo viên như hiện nay thì việc đào tạo giáo viên tích hợp không phải là chuyện dễ dàng. GS Nguyễn Viết Thịnh, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cũng cảnh báo muốn dạy giáo trình phát triển năng lực cho học sinh theo những quốc gia như Singapore không đơn giản bởi điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất chưa cho phép.

Bà Nguyễn Minh Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhấn mạnh chuyển từ giáo dục nội dung sang giáo dục kỹ năng là một khác biệt lớn. Chính vì thế, nếu không muốn những mục tiêu trên chỉ nằm trên giấy cần phải có những phương pháp cụ thể. Trước những lo lắng này, GS Đinh Quang Báo cho rằng những nội dung đưa ra còn ở mức phác thảo và sẽ cần thêm ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế để hoàn thiện thêm.

Vẫn giữ nguyên cơ cấu phổ thông 12 năm

Cũng theo GS Đinh Quang Báo, cơ cấu của giáo dục phổ thông sau năm 2015 dự kiến là 12 năm, gồm: cấp tiểu học 5 năm (từ lớp 1 đến lớp 5), độ tuổi từ 6 đến 11; THCS: 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9), độ tuổi từ 12 đến 15; THPT: 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12), độ tuổi 16 đến 18. Từ năm học 2016-2017 đến 2021-2022, chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 sẽ được tiến hành thử nghiệm và dạy đại trà.

Một điểm mới đáng quan tâm là ban soạn thảo đưa ra phương án thay đổi toàn diện cách kiểm tra đánh giá. Điểm mới căn bản là thang đo đánh giá năng lực không quy về một nội dung đã học mà được quy chuẩn theo mức độ phát triển năng lực người học. Việc đánh giá năng lực tập trung vào sự tiến bộ của người học hơn là mục tiêu đánh giá để xếp hạng giữa các người học với nhau.

Sau năm 2015, dự kiến kỳ thi tuyển sinh đầu vào THCS, THPT sẽ giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường. Bộ GD-ĐT sẽ giao việc tổ chức và xử lý kết quả thi tốt nghiệp THPT cho các sở GD-ĐT, bộ chỉ giữ nhiệm vụ quản lý vĩ mô là ban hành quy chế thi, phôi bằng và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập. Kết quả xếp loại bằng tốt nghiệp được xét trên cơ sở kết quả đánh giá cả quá trình học và kết quả thi. Để có cơ sở so sánh, đối chiếu sự tăng trưởng chất lượng theo thời gian, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tổ chức đánh giá định kỳ quốc gia ở lớp cuối mỗi cấp học với các lớp 5, 9, 12.

Dự kiến, những nội dung quan trọng của hội thảo sẽ được Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kết luận vào chiều nay, 12-12.

Theo người lao động

Kỳ cuối: Mạnh ai nấy làm

Sự phát triển ồ ạt đã làm lộ ra nhiều cái yếu và thiếu của công tác quy hoạch và quản lý các trường tư.

Hệ thống trường tư thục hiện đang thể hiện sự phân tầng khá rõ về quy mô đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất và uy tín đối với xã hội.

Kỳ cuối: Mạnh ai nấy làm - Hình 1

Học sinh lớp 10A1 Trường THPT tư thục Việt Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM) trong giờ thực hành môn lý - Ảnh: Như Hùng

Phân tốp

Ở bậc phổ thông, chỉ riêng tại TP.HCM, tính theo số học sinh, hiện nay các trường như Nguyễn Khuyến, Thanh Bình, Trương Vĩnh Ký, Trí Đức, Hồng Đức, Ngô Thời Nhiệm... luôn ổn định trong tốp những trường tư có số lượng học sinh đông nhất, từ 1.000-6.000 học sinh. Trong đó có nhiều trường rất kén chọn người học. Điểm chung của các trường này đều là những trường có thâm niên, uy tín, ổn định nền nếp, không phải vất vả tìm kiếm học sinh. Nhóm trường này luôn tự tin với nguồn tuyển từ chính "tên tuổi" của trường, học sinh cũ ra trường giới thiệu học sinh mới đến.

Một số trường quy mô nhỏ hơn (500-1.000 học sinh) nhưng hoạt động khá ổn định với số lượng học sinh không biến động nhiều nhờ có sự đầu tư tốt. Trong số những trường mới thành lập trong 3-5 năm trở lại đây, rất nhiều trường có số học sinh khoảng 100-200. Cá biệt có trường chỉ có 33 học sinh. Đầu năm học mới này, hàng chục trường cho biết chỉ tuyển sinh lèo tèo và tổng số học sinh giảm nhiều so với năm trước.

Xét về số lượng, hệ thống trường tư bậc THPT nhiều xấp xỉ số trường công trên địa bàn TP.HCM. Nhưng hệ thống trường này còn thiếu quá nhiều điều để có thể phát triển bền vững. Ông Phạm Thanh Tâm, hiệu trưởng Trường THPT tư thục Hồng Đức, tâm tư: "Để phát triển một trường tư khó hơn trường công. Trong đó việc tổ chức nội trú, kinh nghiệm quản lý là điều rất cần thiết nhưng các trường tư mạnh ai nấy làm, không ai chia sẻ với ai...".

Đó là chưa kể ở nhiều trường tư còn thiếu cả quan điểm giáo dục đúng nghĩa. Một cán bộ quản lý một trường tư ở TP.HCM nói: "Có một thời kỳ phụ huynh ào ạt đưa con về thành phố với mơ ước được học trường thị thành, con mình sẽ đậu ĐH. Nhiều nhà đầu tư ảo tưởng cứ có tiền có đất sẽ có học sinh và có lợi nhuận. Không phải nhà đầu tư nào cũng nhắm đến mục đích giáo dục con người, bao giờ họ cũng hướng đến lợi nhuận".

Gánh nặng xã hội

Dĩ nhiên, trường "ba không" sẽ không thể mãi tồn tại. TS Nguyễn Kim Dung - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho rằng những trường tư, không có được hướng giải quyết khó khăn dẫn đến ngưng hoạt động là điều hết sức bình thường. Vì thực tế đã cho thấy những lứa sinh viên của một trường không đáp ứng được công việc sau khi tốt nghiệp thì chuyện người học quay lưng với trường đó là điều tất yếu. Điều này cho thấy "người tiêu dùng" - người học đã có sự lựa chọn thông minh hơn khi chọn trường để gửi gắm tương lai, phát triển bản thân. "Đây thật sự là tín hiệu đáng mừng. Nếu các trường kém chất lượng mà vẫn cứ được người học lựa chọn, vẫn sống tốt mới đáng lo ngại hơn" - TS Dung khẳng định.

Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - đánh giá không ít trường tư ngay từ buổi đầu tuyển sinh cả ngàn chỉ tiêu nhưng không đủ trường lớp phải thuê mướn phòng học, giảng viên ở các trường công tổ chức giảng dạy cho sinh viên. Thậm chí có một số trường tư ở TP.HCM để "giảm thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận" đã tự liên hệ với giảng viên ở trường công mướn phòng thực hành nhưng không ký hợp đồng với nhà trường tổ chức dạy chui vào buổi tối hoặc những cuối tuần.

"Với hiện trạng ở các trường tư như vậy thì làm sao đào tạo có chất lượng được. Rõ ràng người học đã bị lừa nhưng chắc chắn họ chỉ lừa được một lần. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, sinh viên cũng giống như sản phẩm hàng hóa của các công ty, nếu hàng kém chất lượng sẽ không có người mua, trường không có người học phải đóng cửa" - ông Dũng nói.

PGS.TS Trần Cảnh Vinh, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đúc kết việc các trường tư đang ngắc ngoải là quy luật của thị trường và chứng minh một thực tế không thể làm giáo dục theo kiểu "ăn xổi ở thì". "Đã qua rồi thời những người toan tính kinh doanh giáo dục chỉ lo kiếm lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng vẫn dễ dàng sống khỏe. Môi trường cạnh tranh trong giáo dục bây giờ và thời gian tới sẽ rất khắc nghiệt. Nếu mở trường mà chất lượng kém chắc chắn sẽ không thu hút được người học và không tồn tại được" - ông Vinh khẳng định.

Theo tuổi trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

3 sao Hàn hạng A chung số phận hẩm hiu: Lee Min Ho giờ chỉ còn là cái tên?3 sao Hàn hạng A chung số phận hẩm hiu: Lee Min Ho giờ chỉ còn là cái tên?
23:30:12 18/01/2025
MC Minh Hương hiện là Đại úy công an, sống kín tiếng ở tuổi 40MC Minh Hương hiện là Đại úy công an, sống kín tiếng ở tuổi 40
23:21:21 18/01/2025
260 triệu người tức giận với nữ diễn viên "đẹp người xấu nết": Đạo đức giả còn thích lên mặt dạy đời260 triệu người tức giận với nữ diễn viên "đẹp người xấu nết": Đạo đức giả còn thích lên mặt dạy đời
23:40:44 18/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Minh Hằng - Tóc Tiên so kè visual quá gắt, 1 mỹ nhân khoe body cực cháy lấn át dàn Hoa hậuThảm đỏ hot nhất hôm nay: Minh Hằng - Tóc Tiên so kè visual quá gắt, 1 mỹ nhân khoe body cực cháy lấn át dàn Hoa hậu
23:09:53 18/01/2025
Tuyền Mập: Tôi với chồng lấy nhau 10 năm, nhưng chưa từng ở chung quá một thángTuyền Mập: Tôi với chồng lấy nhau 10 năm, nhưng chưa từng ở chung quá một tháng
22:24:12 18/01/2025
Cát sê 456 triệu và màn tố của Thanh Thảo với Lương Bằng Quang: Ai đúng ai sai?Cát sê 456 triệu và màn tố của Thanh Thảo với Lương Bằng Quang: Ai đúng ai sai?
23:13:13 18/01/2025
Bạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương NhiBạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương Nhi
06:05:54 19/01/2025
Hoa hậu Thùy Tiên, Ngân Anh và dàn hậu có bằng thạc sĩHoa hậu Thùy Tiên, Ngân Anh và dàn hậu có bằng thạc sĩ
23:01:58 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị đề nghị từ 6 đến 7 năm tù

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị đề nghị từ 6 đến 7 năm tù

Pháp luật

06:59:40 19/01/2025
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Lê Tiến Phương từ 6 đến 7 năm tù. Các bị cáo còn lại tùy theo mức độ phạm tội mà bị đề nghị từ hình phạt tù cho hưởng án treo đến 5 năm tù giam.
Bức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xem

Bức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xem

Hậu trường phim

06:03:22 19/01/2025
Sina đưa tin mới đây hai bức ảnh chưa từng được công bố của Lưu Diệc Phi bỗng xuất hiện trên mạng xã hội Weibo tạo ra nhiều bàn luận sôi nổi.
Phim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mê

Phim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mê

Phim âu mỹ

05:59:40 19/01/2025
Sau gần 2 năm kể từ thành công vang dội của mùa 1, XO, Kitty đã phát hành mùa 2 và ngay lập tức tạo ra cơn sốt trên toàn cầu.
Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay!

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay!

Ẩm thực

05:49:52 19/01/2025
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo này không chỉ đầy đủ mà còn thơm ngon, đẹp mắt, ai thấy cũng phải khen ngợi không ngớt.
Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà

Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà

Uncat

05:16:08 19/01/2025
Quyền Thị trưởng Cirebon, Agus Mulyadi, cho biết đây là một trong những trận lũ tồi tệ nhất ở thành phố trong 5 năm gần đây, nước ập đến bất ngờ khiến nhiều người dân không kịp sơ tán đồ đạc.
Sập cáp treo trượt tuyết ở Tây Ban Nha, hàng chục người bị thương và mắc kẹt

Sập cáp treo trượt tuyết ở Tây Ban Nha, hàng chục người bị thương và mắc kẹt

Thế giới

05:14:01 19/01/2025
Khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Astun nằm gần biên giới của Tây Ban Nha với Pháp, trong dãy núi Pyrenees. Đây là khu trượt tuyết ưa thích của người dân Tây Ban Nha.
Siêu phẩm ngôn tình có rating tăng 138% chỉ sau 1 tập, nam chính biến hình đỉnh hơn cả nguyên tác

Siêu phẩm ngôn tình có rating tăng 138% chỉ sau 1 tập, nam chính biến hình đỉnh hơn cả nguyên tác

Phim châu á

23:32:37 18/01/2025
Bộ phim tình cảm, lãng mạn Motel California đã lên sóng đến tuần thứ 2 và chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về tỷ suất người xem.
Vân Dung khoe con ruột và 'con dâu' ở hậu trường Táo Quân 2025

Vân Dung khoe con ruột và 'con dâu' ở hậu trường Táo Quân 2025

Tv show

23:25:36 18/01/2025
Hình ảnh hậu trường các buổi ghi hình Táo Quân 2025 được NSND Tự Long, Vân Dung, Thanh Hương, nhà thiết kế Đức Hùng vợ Đỗ Duy Nam chia sẻ.
Mỹ Tâm trẻ đẹp tuổi 44, tình trạng sức khỏe của nghệ sĩ Hồng Nga

Mỹ Tâm trẻ đẹp tuổi 44, tình trạng sức khỏe của nghệ sĩ Hồng Nga

Sao việt

23:17:57 18/01/2025
Ca sĩ Mỹ Tâm giàu năng lượng, ngày càng trẻ đẹp dù vừa tròn 44 tuổi. Ca sĩ Ân Thiên Vỹ tiết lộ đáng chú ý về tình trạng sức khỏe của nghệ sĩ Hồng Nga.
Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

Nhạc quốc tế

22:30:46 18/01/2025
Katy Perry dành nhiều lời khen ngợi cho Taylor Swift khi chia sẻ về trải nghiệm tham dự Eras Tour vào tháng 2.2024.
Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

Mọt game

21:45:13 18/01/2025
Không ít người đã phải bất ngờ trước sự xuất hiện của Rematch - một trò chơi tuy mới được giới thiệu thôi nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo các fan thể thao trên toàn thế giới.