Tìm kiếm tài năng an toàn thông tin mạng từ sinh viên 7 nước ASEAN
Vòng sơ khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN năm 2022 là cuộc đua tài của 112 đội đến từ 46 trường đại học của 7 nước trong khu vực gồm Indonesia, Malaysia, Campuchia, Singapore, Lào, Thái Lan và chủ nhà Việt Nam.
Là cuộc thi do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục CNTT – Bộ GD&ĐT) và Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT tổ chức, “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN” năm 2022 hướng tới phát hiện cac tài năng trong lĩnh vực an toàn thông tin, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về an toàn thông tin và tạo sân chơi để tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên các trường đại học, học viện kỹ thuật trong các nước ASEAN. Đây là năm thứ 15 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam và là lần thứ 4 mở rộng cho sinh viên fcác nước ASEAN khác cùng tham gia.
Vào sáng ngày 15/10, vòng sơ khảo, vòng thứ 2 của cuộc thi đã chính thức khai mạc, với sự góp mặt của 112 đội sinh viên, gồm 72 đội từ 29 trường đại học và học viện của Việt Nam và 40 đội thuộc 17 trường của 6 nước ASEAN khác là Indonesia, Malaysia, Campuchia, Singapore, Lào và Thái Lan.
Theo Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng, cuộc thi là điều kiện thuận lợi để các sinh viên bổ sung kiến thức thực tiễn.
Phát biểu khai mạc vòng thi, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng cho biết, cuộc thi diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tăng tốc chuyển đổi số để xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Sự thành công của công cuộc chuyển đổi số đòi hỏi một yếu tố vô cùng quan trọng là phải đảm bảo được an toàn thông tin mạng.
“Để đảm bảo tốt công tác an toàn thông tin mạng, nguồn nhân lực an toàn thông tin có vai trò quyết định. Các sinh viên của các trường đại học, đặc biệt là những sinh viên tham gia cuộc thi này sẽ là những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong tương lai đảm bảo cho sự thành công của chiến lược chuyển đổi số”, ông Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.
Tại vòng thi sơ khảo, các đội sẽ thi thực hành an toàn thông tin theo hình thức vượt qua thử thách theo chủ đề (Jeopardy) trong vòng 8 giờ.
Đề thi gồm các thử thách thuộc các lĩnh vực: Web application – Khai thác các lỗ hổng ứng dụng web (SQL injection, XSS, Session Hijacking…); Reverse engineering – Dịch ngược mã nguồn phần mềm, unpack các packer bảo vệ mã nguồn; Pwnable – Tìm lỗi, khai thác các lỗ hổng trong các ứng dụng server, phần mềm, hoặc đoạn mã (ví dụ: buffer overflow, viết shellcode, format string…); Crypto/ACM – Giải mã string, giải thuật, phân tích thuật toán, lập trình thuật toán…
“Đề thi được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng bởi các chuyên gia đã được trải nghiệm sâu sắc trong thực tiễn khi tiến hành công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng”, đại diện Ban tổ chức cho hay.
Video đang HOT
Các đội thi được chia thành 3 bảng VN1 gồm 34 đội Việt Nam đến từ các trường khu vực phía Bắc, VN2 gồm 38 đội Việt Nam đến từ các trường khu vực phía Nam và bảng ASEAN có 40 đội của các nước ASEAN khác.
Theo Ban tổ chức, các đội thi của bảng VN1 thi tập trung tại Học viện Kỹ thuật Mật mã (Hà Nội), bảng VN2 thi tập trung tại Đại học Công nghệ TP.HCM (TP.HCM). Thí sinh các nước ASEAN khác dự thi hoàn toàn online dưới sự giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo qua hệ thống camera kết nối vào nền tảng hội nghị truyền hình.
Các đội thi của bảng VN1 thi tập trung tại cơ sở đào tạo Hà Nội của Học viện Kỹ thuật Mật mã.
Các đội thi thực hiện bài thi online trên cùng một hệ thống máy chủ của Ban tổ chức. Điểm thi các các đội có thể theo dõi trực tiếp trên website của Ban tổ chức tại địa chỉ quals.ascis.vn/scoreboard.
Từ vòng thi sơ khảo, Ban tổ chức sẽ chọn ra 20 đội đứng đầu 3 bảng thi (gồm 5 đội bảng VN1, 5 đội bảng VN2 và 10 đội bảng ASEAN) giành quyền tham dự vòng chung khảo sẽ diễn ra vào ngày 5/11. Điểm mới của cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN” năm nay là mỗi trường, cơ sở đào tạo có không quá 1 đội được chọn vào vòng chung khảo.
Trước đó, vòng Khởi động đã được tổ chức vào sáng ngày 24/9 dưới hình thức thi trực tuyến (online) trong 4 giờ, với mục tiêu giúp thí sinh làm quen với cách thức thi và dạng đề thi. Vòng thi này có sự tham gia của 161 đội thi, từ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của Việt Nam (108 đội ở 29 trường) và có 56 đội thi của 22 trường thuộc 7 nước ASEAN khác gồm Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Singapore, Brunei và Thái Lan.
Theo thống kê của Ban tổ chức, số đội thi dự vòng khởi động tăng 10% so với năm 2021 và có các đội đến từ các trường đại học hàng đầu ASEAN như Đại học quốc gia Singapore, Đại học Sains Malaysia, Đại học IPB Indonesia và Học viện Quân sự Hoàng gia Thái Lan. Về phía Việt Nam vẫn có sự tham dự của các đội mạnh đến từ Đại học Công nghệ, Đại học Bách khoa, Học viện Kỹ thuật Mật mã… Kết quả cuối cùng, có 136 đội ghi được điểm, trong đó có 6 đội thi hoàn thành tất cả các bài thi.
Công dân cần nắm rõ thông tin quan trọng này về ứng dụng định danh điện tử VNeID để tránh gặp rắc rối
VNeID là ứng dụng của Bộ Công an phát triển chứa nhiều thông tin cá nhân của công dân. Theo đó, công dân cần lưu ý thông tin sau để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử và tránh gặp rắc rối.
Cách đăng ký tài khoản trên VNeID
Bước 1: Sau khi đã cài đặt ứng dụng VNeID, tại giao diện đăng nhập của ứng dụng, vào mục Đăng ký.
Bước 2: Nhập số điện thoại, số CCCD/CMND, rồi ấn vào nút Đăng ký.
Bước 3: Lúc này hệ thống của ứng dụng VNeID sẽ gửi tin nhắn chứa mã xác nhận đến điện thoại mà công dân đăng ký, sau đó điền mã OTP này.
Bước 4: Trên màn hình ứng dụng sẽ xuất hiện khung cửa sổ thông báo đăng ký tài khoản thành công, ấn Đăng nhập.
Bước 5: Sau đó, hệ thống sẽ gửi mật khẩu đăng nhập đến tin nhắn điện thoại, nhập mật khẩu đăng nhập đó rồi ấn vào nút Đăng nhập.
Bước 6: Tại mục Tài khoản, điền các thông tin cá nhân của mình như: Họ tên, Ngày sinh, Địa chỉ thường trú,...
Bước 7: Đánh dấu tick vào mục "Tôi cam kết các thông tin khai báo là đúng sự thật", rồi ấn Cập nhật.
Bước 8: Sau khi đã đăng ký và đăng nhập tài khoản thành công, công dân có thể bắt đầu sử dụng ứng dụng VNeID trên điện thoại của mình.
Những điều cần lưu ý khi đã có tài khoản định danh điện tử
Theo Bộ Công an, để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử, công dân cần đặc biệt lưu ý:
- Không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác.
- Đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị.
- Luôn cập nhật các thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức - thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.
Trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng tài khoản định danh điện tử, công dân có thể thực hiện yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của mình theo một trong hai cách:
- Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc gia.
- Liên hệ cơ quan công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
Rắc rối gặp phải nếu bị lộ tài khoản định danh cá nhân
Theo Bộ Công an, tài khoản định danh điện tử chứa đựng thông tin của công dân. Do đó, theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, khi thông tin cá nhân bị rò rỉ, những thông tin cá nhân mang tính bí mật không muốn công khai bị kẻ gian lợi dụng, chiếm đoạt sử dụng nhằm mục đích xấu. Một số mục đích xấu điển hình như: tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm,...
Chính phủ chỉ đạo phải đảm bảo thông tin liên lạc trong siêu bão Noru Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hệ thống hạ tầng thông tin, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ huy ứng phó với siêu bão Noru. Bão Noru có cường độ rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, dự báo từ ngày 26/9 gây gió mạnh, sóng lớn trên vùng biển giữa...