Tìm hiểu về chụp ảnh macro trên điện thoại: Nghe thì tưởng dễ nhưng có chắc bạn đã làm được?
Chế độ chụp macro luôn gây hứng thú cho người dùng bởi nó mang lại những góc nhìn hoàn toàn mới lạ về các đối tượng thân thuộc như hoa, cỏ, côn trùng,…
Chính vì thế theo xu hướng hiện nay rất nhiều chiếc smartphone từ tầm trung đến cao cấp đã được trang bị camera chuyên dụng cho việc chụp ảnh macro.
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi rằng ảnh chụp macro là ảnh chụp như thế nào? Hay ống kính macro hoạt động ra sao? Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem thế nào là ảnh chụp macro và cách hoạt động của ống kính macro trên các thiết bị smartphone nhé.
Ảnh chụp macro bằng Huawei Nova 5T.
Chụp ảnh Marco là gì? Đầu tiên ta hãy bắt đầu bằng một vài thuật ngữ
Về nguồn gốc thể loại ảnh chụp macro lần đầu tiên được nhiếp ảnh gia người Đức tên Fritz Goro sáng tạo ra. Để có thể chụp được ảnh macro thì trước tiên bạn cần phải biết macro là gì đã.
Từ macro dịch ra tiếng Việt một cách dễ hiểu là “vĩ mô” hay “to lớn”. Vì thế trong nhiếp ảnh, khi nói đếp chụp macro ta sẽ có thể nghĩ ngay đến những bức ảnh chụp các vật thể nhỏ xíu chừng vài milimet đến vài centimet nhưng sẽ được phóng to hơn theo một tỷ lệ nhất định. Hay ở đây còn gọi là độ phóng đại.
Một minh họa khác về ảnh chụp macro.
Độ phóng đại 1:1 nghĩa là vật thể ở ngoài kích thước 10 mm sẽ cho ảnh kích thước đúng 10 mm. Tương tự với tỉ lệ 1:2 vật có kích thước 10mm sẽ cho ra ảnh có kích thước 5mm. Ảnh macro thu được từ đối tượng chụp thường có tỉ lệ từ 1:2, hay 1:1 đến 10:1 (lớn hơn đối tượng 10 lần), đôi khi lên đến 20:1 ở các máy ảnh chuyên nghiệp.
Một nét ảnh macro chụp bằng camera OPPO A91.
Ai trong chúng ta cũng biết rằng một bức ảnh đẹp luôn phải là bức ảnh rõ ràng và sắc nét. Tất nhiên với ảnh chụp macro cũng không ngoại lệ, để có một tấm ảnh macro đẹp ta phải lưu ý đến một vấn đề đó là độ sâu trường ảnh, hay còn gọi là DOF (Depth of field).
Đây là một thuật ngữ để diễn tả vùng rõ nét của ảnh. Nói một cách khác, độ sâu trường ảnh được tính từ điểm lấy nét gần nhất đến điểm lấy nét xa nhất của tấm ảnh.
Ảnh minh họa độ sâu trường ảnh.
Ống kính macro được thiết kế đặc biệt để có thể bắt được hình ảnh ở khoảng cách lấy nét cực ngắn và thường là sẽ sắc nét nhất ở cự ly gần.
Vậy nên để chụp được một tấm macro với độ phóng đại lớn, bạn cần phải dùng ống kính có khả năng lấy rõ nét chủ thể ở khoảng cách từ gần đến rất gần. Đó chính là lý do mà các smartphone hiện nay cần phải được trang bị một ống kính chuyên dụng để chụp macro.
Video đang HOT
Một vài yếu tố bạn nên quan tâm khi chụp macro
Trước tiên khi chụp macro, bạn cần phải xác định được đối tượng chụp ảnh của mình. Chúng ta có rất nhiều chủ đề để lựa chọn, ví dụ như: nữ trang, bộ phận cơ khí, nhụy hoa, côn trùng, hay đơn giản chỉ là một giọt nước đọng trên chiếc lá.
Giọt nước đọng trên chiếc lá được chụp với camera macro.
Bởi vì mục đích của chụp macro chính là thu hút người xem về một đối tượng có thể mắt thường khó nhìn thấy được ở ngoài tự nhiên.
Một chủ thể hoàn toàn bình thường khi nhìn bằng mắt thường cũng có thể trở nên phi thường trong nghệ thuật ảnh macro.
Không riêng gì chụp macro, ánh sáng luôn là việc bạn phải lưu tâm dù cho chụp bất kể thể loại ảnh nào. Hãy cố gắng chú ý đến hướng sáng cũng như cường độ ánh sáng để tránh tối đa việc cháy sáng hay noise phá tan thành quả của mình nhé.
Hãy cố gắng chọn góc máy thật tốt để thu được ánh sáng đẹp nhất.
Trang bị một chiếc chân máy cho điện thoại nghe có vẻ hơi phiền phức nhỉ? Nhưng đối với nghệ thuật chụp macro, chỉ cần một hơi thở nhẹ, một cơn gió thoảng qua hoặc một chút run máy cũng có thể làm bạn đánh mất tấm ảnh đẹp.
Vậy nên trừ khi bạn tự tin đôi tay mình đủ vững và không bao giờ bị run khi chụp ảnh, nếu không thì bạn hãy cân nhắc sử dụng một chiếc chân máy khi chụp macro. Hy sinh một chút cho một tấm ảnh đẹp cũng không đến nỗi nào phải không?
Côn trùng thì không phải lúc nào cũng đứng yên một chỗ như model chụp ảnh chờ bạn hoàn thành xong tác phẩm của mình đúng không nào?
Vì thế bạn hãy cố gắng học cách kiểm soát tốc độ bấm máy của bản thân vì chủ thể chụp không phải lúc nào cũng ở dạng tĩnh. Tốc độ bấm máy cũng là một trong những yếu tố quyết định cho một tấm ảnh macro đẹp đấy nhé.
Bọn côn trùng không phải lúc nào cũng đứng yên cho bạn chụp như các mẫu ảnh chuyên nghiệp đâu nhé.
Một số nhầm lẫn thường gặp phải khi chụp ảnh macro
Ngày trước khi mới bắt đầu tìm hiểu về chụp ảnh macro mình đã gặp rất nhiều nhầm lẫn không đáng có, và mình nghĩ rằng có thể bạn cũng như vậy. Thế nên ở đây mình sẽ chỉ ra một vài điều mà nhiều bạn vẫn còn đang băng khoăn nhé.
Trước tiên nhiều bạn có sự nhầm lẫn giữ chụp cận cảnh (close-up) và chụp macro. Việc này cũng đúng thôi vì hai thể loại nhiếp ảnh này trông khác tương đồng với nhau.
Chụp ảnh close up, hay còn gọi là ảnh cận cảnh, là việc chụp một chủ thể như bông hoa, côn trùng ở khoảng cách gần, vì thế nên đối tượng sẽ chiếm gần đầy khung hình của bức ảnh. Nói cách khác, đó là hành động chụp cận cảnh với khoảng cách gần. Điều này có thể làm với bất cứ ống kính nào, thậm chí là một ống kính tele.
Còn ảnh chụp macro là một tập hợp con của ảnh chụp close up. Có thể nói cho dễ hiểu thì chụp macro là chụp close up, nhưng chụp close up chưa chắc đã là chụp macro. Chụp macro hình ảnh sẽ có một độ phóng đại nhất định và độ chi tiết sẽ là cực kỳ cao. Hình ảnh có thể chi tiết đến từng nhụy của một bông hoa.
Nhụy hoa hiện lên thật rõ ràng luôn nhé.
Có bạn nói với mình rằng nếu chụp macro là phóng lớn thì cứ lấy ống tele zoom thật to chụp cũng được mà. Điều này là hoàn toàn sai nhé. Như mình đã nói ở trên thì chụp như vậy chỉ là chụp close up thôi chứ chưa thể gọi là chụp macro.
Chưa kể đến việc cấu tạo của ống kính tele là dùng để phóng to các vật thể ở rất xa vì thế nên tiêu cự từ ống kính đến chủ thể cũng phải đặt ở rất xa. Từ đó có thể lấy rằng ống kính tele không thể dùng để chụp macro một vật thể ở gần được.
Đồng thời độ sâu trường ảnh thu được từ ống kính tele sẽ rộng hơn ống kính macro nhiều. Nên dù có dùng ống kính tele để phóng to vật thể cũng không tạo được những hiệu ứng ảo diệu của ảnh chụp macro.
Ống kính tele không làm được việc này đâu.
Các thứ cần thiết để bắt đầu việc chụp ảnh macro bằng smartphone
Để bắt đầu với việc chụp ảnh macro trên điện thoại thì việc bạn cần làm trước tiên là phải trang bị cho mình một chiếc điện thoại có hỗ trợ camera macro.
Hiện nay nhiều thiết bị smartphone từ tầm trung đến cao cấp đã hỗ trợ trang bị camera macro ví dụ như Samsung Galaxy A71, Huawei Nova 5T, OPPO A91.
Bạn hãy lựa chọn cho mình một con máy phù hợp với bản thân nhất và bắt tay vào tập chụp thôi.
Một chiếc điện thoại với camera macro sẽ là điều đầu tiên bạn cần.
Một thiết bị không thể thiếu mà mình đã nói ở trên nữa đó là chân máy. Nghe có vẻ khá phiền khi sử dụng điện thoại mà lại phải có chân máy sao? Tin mình đi, nếu bạn là một người mê chụp ảnh thì việc trang bị cho bản thân một chiếc chân máy không bao giờ thừa đâu. Sẽ có lúc bạn cần đến đấy.
Và cuối cùng không phải là một thiết bị điện tử mà chính là bản thân bạn. Một chút kiên nhẫn, tập luyện thật nhiều, rồi sẽ ngày bạn có một bức ảnh macro đầy ấn tượng.
Theo Thế Giới Di Động
Samsung ra smartphone chụp ảnh macro đầu tiên
Samsung Galaxy A51 được trang bị màn hình Infinity O cùng 4 camera sau giống Galaxy Note 10, nhưng giá bằng một phần ba.
Samsung Galaxy A51 dùng màn hình 6,5 inch, tấm nền Super AMOLED độ phân giải FullHD với thiết kế đục lỗ giống Galaxy Note 10. Màn hình của máy có viền mỏng nên nhỏ gọn so với kích thước của mình. Hiện trong phân khúc tầm trung, chỉ có Galaxy A51 và Huawei Nova 5T sử dụng màn hình đục lỗ.
Máy có thiết kế nguyên khối với mặt lưng kính chuyển màu theo góc nhìn cùng hoa văn hình khối giống đàn em Galaxy A50s và A30s. Sản phẩm bán tại Việt Nam có 3 màu: trắng, đen và xanh. Mặt lưng máy vẫn bám vân tay, tuy nhiên, hai phiên bản trắng và xanh khó thấy hơn so với đen.
Camera trước nhỏ hơn nhiều so với đối thủ Huawei Nova 5T nhưng cùng độ phân giải 32 megapixel. Samsung trang bị các tính năng quen thuộc cho camera trước, như lấy nét động, chụp góc rộng... tuy nhiên, chưa tích hợp công nghệ làm đẹp bằng AI giống như các đối thủ.
Cụm camera được đặt ở góc máy, trong một khung chữ nhật và không bị lồi lên nhiều. Theo xu thế chung hiện nay, máy được trang bị 4 camera sau với camera chính 48 megapixel, camera góc siêu rộng 12 megapixel và 2 camera phụ 5 megapixel, dùng để đo độ sâu trường ảnh và chụp ảnh macro.
Chụp ảnh macro là tính năng được Samsung nhấn mạnh trên sản phẩm này. Máy có khả năng lấy nét cách chủ thể khoảng 3 cm. Với các máy ảnh DSLR hay mirrorless, nếu chụp macro, người dùng sẽ phải mua ống kính chuyên dụng cho tính năng này với giá cao. Trong lĩnh vực di động, Samsung không phải hãng đầu tiên đưa chụp macro lên điện thoại nhưng lại là hãng đầu tiên mang tính năng này xuống sản phẩm tầm trung. Trước đây, Huawei đã trang bị chụp macro cho model cao cấp P30 Pro.
Galaxy A51 dùng chip xử lý Exynos 9611, RAM 6 GB và bộ nhớ trong 128 GB. So với các model cùng tầm giá, Galaxy A51 có RAM thấp bởi các đối thủ đều có mức RAM 8 GB. Bù lại, máy có nhiều tính năng hơn, như cảm biến vân tay dưới màn hình, màn hình đục lỗ super AMOLED.
Galaxy A51 chạy Android 9, được cài sẵn giao diện Samsung Experience 9.5 đơn giản và thân thiện với người dùng.
Máy có pin 4.000 mAh, cổng USB C, tuy nhiên chỉ hỗ trợ sạc nhanh 15W thay vì 25W giống như Galaxy A70. Các đối thủ của Galaxy A51 từ Vivo, Huawei hay Oppo đều trang bị công nghệ sạc nhanh có công suất trên 20W.
Việt Nam sẽ là thị trường đầu tiên trên thế giới bán ra Galaxy A51. Máy có giá 7,99 triệu đồng, sẽ cạnh tranh trực tiếp với Huawei Nova 5T, Oppo Reno2 F và Vivo V17 Pro...
Theo vnexpress
Xioami Mi 10 Pro khoe khả năng zoom khi chụp Trái Đất từ ngoài không gian Để phô diễn khả năng chụp ảnh zoom mà camera Xiaomi Mi 10 Pro có thể thực hiện, nhà sản xuất đã đưa chiếc điện thoại này ra vũ trụ và chụp ảnh Trái Đất từ ngoài không gian. Đoạn video ghi lai quá trình đưa Xiaomi Mi 10 Pro ra vũ trụ có tổng thời lượng 1 phút và được đăng tải...