Tìm hiểu nguyên nhân và cách phục hồi làn da bị cháy nắng
Cháy nắng (hay sunburn) là một cụm từ chúng ta thường xuyên được nghe trong những ngày thời tiết nóng như đổ lửa, rất dễ xảy ra khi bạn đi tắm biển và phơi mình dưới trời nắng gắt quá lâu. Và đáng sợ hơn, việc cháy nắng có thể dẫn đến ung thư da một cách dễ dàng mà bạn không hay biết.
Một trong những lý do chúng ta phải tránh ra ngoài trong những ngày nắng nóng là sợ đen da và cháy nắng, nhưng chính xác thì điều gì sẽ xảy ra khi da bị cháy nắng? Nếu biết được tác hại của tia cực tím trong ánh nắng trên da đáng sợ như thế nào, có lẽ bạn sẽ không bao giờ ra đường mà thiếu kem chống nắng nữa!
Nguyên nhân và hậu quả xảy ra khi da bạn cháy nắng
Nguyên nhân chủ yếu làm da bạn cháy nắng là do tia UVB có trong ánh nắng mặt trời. Tia UVB cung cấp năng lượng cho da tạo nên vitamin D (chỉ trước 9h sáng), tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da làm da bị đen sạm, cháy nắng và làm tổn thương trực tiếp DNA, gây ra nguy cơ ung thư da cao.
Và bạn cũng đừng chủ quan với kẻ thù UVA, tuy Tia UVA không trực tiếp làm đen da nhưng còn độc hại hơn vì chúng có khả năng ăn sâu vào lớp hạ bì của da, phá hủy collagen và elastin, khiến da nhanh chóng mất đi độ đàn hồi và thúc đẩy sự xuất hiện của các vết nám, nếp nhăn, đồi mồi…
Khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian dài mà không có sự che chắn, mảng da bạn phơi nắng sẽ trở nên đỏ rần, khiến bạn có cảm giác đau rát khó chịu, thậm chí là sưng tấy, ngứa ngáy, lột da… đó là những biểu hiện có thể thấy được của cháy nắng.
Nguyên nhân là do trên da của chúng ta có tồn tại các phân tử mang tên melanin – các hắc sắc tố. Chất này có khả năng hấp thụ ánh sáng với dải quang phổ rất rộng, và đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ tự nhiên của da trước các tia tử ngoại. Càng phơi nắng nhiều, melanin càng được gia tăng để bảo vệ da, khiến da bạn đen đi, và thậm chí là xuất hiện những nốt đồi mồi, nám sạm do cơ thể tự tăng cường sắc tố bảo vệ, giảm thiểu tia cực tím xuyên qua da.
Khi tiếp xúc với UVB có cường độ mạnh hơn, melanin trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, khiến nó tự kích hoạt một chế độ khác của cơ thể, mang tên Apoptosis – được gọi là chế độ rụng tế bào, các tế bào này “tự hiểu” chúng đã “chết cháy” và trở nên dư thừa, không cần thiết.
Và khi có quá nhiều tế bào tự diệt, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu can thiệp, gây nên các phản ứng “cháy nắng”: máu sẽ được dồn lên những khu vực này nhằm tăng tốc độ hồi phục, khiến chúng thường có màu đỏ. Và những tế bào đã chết hình thành một lớp da lột như da rắn, bong tróc ra khỏi cơ thể, để lại lớp tế bào mới dưới da và giúp da hồi phục dần.
Đôi lúc, quá trình tự diệt này nghiêm trọng đến nỗi có thể khiến làn da của bạn bị bỏng nặng, và thậm chí là gây ung thư da.
Làm thế nào để phục hồi làn da bị cháy nắng?
Để giúp chữa lành và làm dịu vùng da bị cháy nắng, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy bắt tay ngay vào việc điều trị cho vùng da bị cháy nắng ngay khi bạn nhận thấy điều đó. Sau đó, hãy đến với một nơi không có ánh nắng, tốt nhất là ở trong nhà và áp dụng những hướng dẫn sau đây:
1. Làm mát da càng sớm càng tốt
Ngay khi bạn thấy da mình bị cháy nắng, hãy ngay lập tức tìm kiếm những thứ có thể làm mát da càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, gạc ẩm hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn để giúp da có cảm giác mát hơn, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Tùy vào tình trạng của da mà bạn có thể làm điều này trong 10, 15 phút hoặc thậm chí trong vài giờ.
Video đang HOT
Hoặc nếu bạn bị cháy nắng toàn thân, bạn cũng có thể tắm với nước mát để làm dịu cơn đau rát. Sau đó, ngay khi bạn bước ra khỏi làn nước, hãy nhẹ nhàng thấm nước trên cơ thể nhưng đừng lau quá khô mà hãy vẫn giữ một lớp nước mỏng trên da rồi bôi một loại kem dưỡng ẩm cho toàn thân.
Lưu ý rằng không đặt trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh (khăn để trong tủ đá) lên da vì điều này có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, không xối thẳng vòi nước với dòng nước mạnh vào cơ thể và không chà xát trên da.
2. Thoa kem dưỡng ẩm chứa các chất làm mát
Khi da bị cháy nắng, bạn hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm có chứa những thành phần lô hội, bạc hà, long não hoặc đậu nành sẽ giúp làm dịu làn da bị cháy nắng, da đỡ căng rát và không bị bong tróc. Nếu cảm thấy có một vùng da đặc biệt khó chịu (căng, rát, nóng hơn bình thường), bạn có thể thoa kem Hydrocortison lên vùng da đó nhưng không dùng lâu dài, chỉ dùng khi da bị cháy nắng.
Lưu ý không sử dụng các loại kem dưỡng có chứa các thành phần petroleum, benzocaine, lidocaine vì chúng có thể khiến da có cảm giác nóng hơn hoặc gây kích ứng cho da. Đồng thời, không sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có mùi khi bạn bị cháy nắng.
Gel dưỡng ẩm Kiehl’s Ultra Facial Oil-Free kết cấu gel mát nhẹ, không chứa dầu giúp dưỡng ẩm và làm dịu da.
3. Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa
Nếu bị cháy nắng nặng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm như ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve). Hai loại thuốc này sẽ giúp da giảm bớt sưng, tấy đỏ và khó chịu.
Sau khi đã làm mát da từ bên ngoài, bây giờ là lúc bạn cần phải làm mát từ bên trong cơ thể bạn. Nước luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho việc làm mát cơ thể. Để giữ cho da luôn khỏe mạnh, bạn cần phải liên tục giữ nước cho cơ thể mình. Đặc biệt là sau khi bị cháy nắng, Bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa để da hồi phục lại như ban đầu. Khi thấy da bong tróc, hãy cố gắng nước từ 8 đến 10 ly nước lọc mỗi ngày.
5. Không cố làm vỡ những chỗ da bị phồng rộp
Nếu da của bạn bị rộp, đừng làm chúng vỡ ra vì nó sẽ khiến vết da cháy nắng của bạn tệ hơn. Da bị rộp có nghĩa là bạn bị cháy da cấp độ hai. Hãy cứ để vết rộp tự lành, và giúp bạn tránh khỏi nhiễm trùng.
6. Bảo vệ làn da một cách tối ưu khi da đang trong thời kỳ phục hồi
Tốt nhất, trong thời gian da phục hồi, bạn nên giữ cơ thể trong bóng râm hoặc sử dụng quần áo che chắn khu vực bị ảnh hưởng nếu bạn phải ra ngoài nắng. Nhưng nếu bắt buộc phải ra ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng tối thiểu SPF 30 trở lên, bảo vệ phổ rộng (broad spectrum hoặc chỉ số PA hay PPD cao) đồng thời mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành.
Áo thun rộng và quần dài rộng là những lựa chọn phù hợp để bạn sử dụng trong thời gian chờ đợi da hồi phục sau cháy nắng. Nếu bạn không thích mặc quần áo rộng, ít nhất hãy chắc chắn rằng bạn dùng trang phục làm bằng vải cotton (loại vải này giúp da “dễ thở” hơn) và mặc trang phục càng rộng rãi càng tốt.
Kem sở hữu Màng lọc Mexoryl SX – XL, bảo vệ da trước tác động của tia UVA (cả 2 tia ngắn và dài gây biến đổi chất lượng da và lão hóa sớm) và UVB (gây bỏng rát). Hơn thế, thành phần sản phẩm còn chứa Alkyl Benzoate, giúp da khô thoáng khi thoa, không gây cảm giác nhờn rít khó chịu. VICHY Capital Idéal Soleil Mattifying Dry Touch Face Fluid là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn.
7. Hãy đến bác sĩ nếu bạn cảm thấy mình có một số dấu hiệu sau đây
Nếu bạn bị cháy nắng một cách vô cùng tồi tệ, nó đòi hỏi cần phải có sự chăm sóc của bác sĩ. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn cầm tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia y tế :
- Cảm thấy mệt hay chóng mặt.
- Mạch đập nhanh, thở mạnh
- Cảm thấy lạnh
- Bị buồn nôn, sốt rét hoặc phát ban
- Bị phồng rộp nặng
Hãy bảo vệ và chăm sóc làn da thật kỹ nhé các cô gái!
Theo ELLE
6 sai lầm "nhắc hoài" bạn vẫn mắc khiến da càng xấu hơn
Bạn bỏ rất nhiều công chăm sóc nhưng da vẫn nổi mụn và không được sáng mịn như mong muốn. Phải chăng nguyên nhân từ những sai lầm này.
Có rất nhiều tác nhân làm da bạn ngày càng xấu đi, đen sạm và nổi mụn. Dù bạn đã cố dùng đủ mọi cách để cải thiện nhưng có thể da xấu đi do một số nguyên nhân mà bạn không lường đến, nhất là trong những ngày mùa hè nắng nóng này.
1. Không sử dụng sản phẩm chống nắng
Mỗi khi ra khỏi nhà bạn đều che chắn rất kín với đủ loại mũ, khẩu trang và áo chống nắng mà vô tình bỏ quên cần sử dụng cả sản phẩm chống nắng để bảo vệ tốt nhất cho da bạn.
Các loại kem chống nắng không chỉ giúp da không bị thâm xạm, đen nám do tác động của ánh nắng mặt trời mà còn giúp giảm độ lão hóa của da rất đáng kể.
Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
2. Uống nhiều nước ngọt có ga
Mùa hè, cơ thể háo nước và bạn thường thích uống nước ngọt có ga mà không biết rằng, nước ngọt có thể làm hỏng da. Nước ngọt có chứa nhiều đường, và axit, sẽ trực tiếp tác động vào làn da của bạn, gây mẩn đỏ, ngứa. Hãy từ bỏ thói quen này để giữ cho da luôn mịn màng tươi trẻ.
3. Vẫn dùng kem dưỡng ẩm của mùa đông
Khi mùa thay đổi bạn cũng nên thay đổi kem dưỡng của mình. Nếu mùa đông bạn cần kem dưỡng có độ ẩm cao thì mùa hè bạn chỉ cần kem dưỡng ẩm nhẹ. Việc không đổi loại kem dưỡng ẩm khi đổi mùa cũng là một nguyên nhân khiến dù bạn chăm sóc bao nhiêu da cũng không đẹp lên được.
4. Dùng khăn chà mạnh trên da
Dùng khăn lau mạnh da sau khi rửa mặt hoặc khi trên da đang có mồ hôi có thể làm da kích ứng. Cách tốt hơn là bạn nên vỗ nhẹ vào da để làm văng nước và để da khô một cách tự nhiên.
5. Quên thay vỏ gối
Vỏ gối nếu không thay thường xuyên sẽ là nơi trú ẩn, tích tụ của vi khuẩn, nhất là trong những ngày nắng nóng. Trong khi đó da mặt bạn lại tiếp xúc với vỏ gối hàng ngày, nên dễ tăng nguy cơ nổi mụn. Đừng lơ là việc thay và giặt vỏ gối sạch sẽ nếu muốn có một làn da đẹp.
Thay vỏ gối thường xuyên để có làn da mặt mịn màng.
6. Không uống đủ nước
Trong khi bạn thoa kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm cho da từ ngoài vào mà quên da cũng cần bổ sung ẩm từ trong ra. Nhiệt độ cao trong mùa hè làm da thoát hơi ẩm nhiều hơn, nên hãy hơn uống nhiều nước lọc, nước dừa và ăn trái cây có chứa nhiều nước như dưa hấu, dưa leo để bù đắp lượng nước bị mất cho cơ thể.
Theo Kenhphunu
Nếu thấy những dấu hiệu này, bạn cần thay ngay tuýp kem chống nắng mới 5 dấu hiệu dưới đây là biếu hiện của việc kem chống nắng bạn đang dùng không còn an toàn tuyệt đối như lúc đầu, vậy nên bạn cần nhanh chóng loại bỏ để tránh việc vô tình gây hại cho làn da của mình khi dùng kem. Nếu nói về loại mỹ phấm quan trong và không thể thiếu cho mùa hè...