Tìm hiểu lối chơi Malphite Sẵn Sàng Tấn Công – Bài tủ của thánh dị Bwipo dùng để ‘bán hành’ tại LEC
Chúng ta đã quá quen với Malphite SMPT rồi nhưng bạn đã bao giờ nghĩ tới chuyện ‘cục đá’ này sử dụng Sẵn Sàng Tấn Công và đánh thường chưa?
Vào tối ngày hôm qua, trong trận chung kết nhánh thắng của playoff LEC mùa xuân 2020, Fnatic đã có chiến thắng tương đối dễ dàng là 3-0 trước MAD Lions. Về cơ bản thì Fnatic là đội tuyển mạnh hơn hẳn nên chiến thắng này không quá bất ngờ, tuy nhiên điểm lạ nhất chính là đường trên Bwipo của đội tuyển này mang Malphite vào trong hai ván với lối xây dựng ngọc bổ trợ siêu kì dị là Sẵn Sàng Tấn Công.
Bwipo nổi tiếng là thích chơi những vị tướng dị ở đường trên
Sau khi tìm hiểu thì chúng tôi biết được rằng anh chàng này không hề có ý định troll một tí nào cả, đây là con bài chiến lược được Fnatic tập luyện để tìm kiếm chức vô địch Châu Âu sắp tới. “Nhưng tại sao lại là Malphite và Sẵn Sàng Tấn Công?” rất nhiều người sẽ hỏi như vậy bởi có nhiều con tướng mạnh hơn “cục đá” này ở cả đi đường lẫn giao tranh.
Malphite rất ít khi xuất hiện ở trong những giải đấu do đi đường khá tệ
Nguyên nhân đầu tiên khiến Malphite được Fnatic lựa chọn nằm ở meta cấm chọn hiện tại. Nếu bạn xem nhiều giải đấu thì có thể thấy rằng những Sát Thủ gần như không được các đội tuyển chuyên nghiệp đụng tới, nếu có thì chỉ là Kassadin hoặc Qiyana, những tướng siêu khỏe ở cuối trận hoặc combat mạnh. Từ đó khiến cho việc bảo kê Xạ Thủ sẽ dễ dàng hơn và vị trí này sẽ cực kì nguy hiểm khi về cuối trận.
Nếu như đường giữa không chọn được Sát Thủ, rừng và đường trên cũng không, vậy còn tướng nào có thể đột kích vào hàng sau của đối thủ nhanh chóng và trực diện? Câu trả lời không gì khác ngoài Malphite với chiêu cuối Không Thể Cản Phá của mình. Vì thế mà Fnatic mới có thể tự tin để thả Aphelios cho MAD Lions, Xạ Thủ toàn năng nhất hiện tại.
Aphelios đang là xạ thủ toàn diện nhất hiện tại, phải chăng Malphite là giải pháp khắc chế hiệu quả nhất?
Mục đích thì đã rõ, nhưng phần thắc mắc nhất của người chơi vẫn là về điểm Sẵn Sàng Tấn Công, một tướng có vai trò tanker như Malphite sử dụng nhánh chuẩn xác vốn đã cực kì lạ rồi. Theo những gì chúng tôi quan sát trong trận đấu với Fnatic, điểm Sẵn Sàng Tấn Công được Bwipo sử dụng nhằm mục đích gia tăng khả năng đấu tay đôi và trao đổi chiêu thức khi đi đường và phần nào đó là hỗ trợ thêm sát thương có người đi rừng mỗi khi gank.
Bảng ngọc bổ trợ được Bwipo sử dụng cho Malphite, nó sẽ tối đa hóa khả năng trao đổi chiêu thức của vị tướng này
Với nhiều người Malphite SMPT, chuyện nâng tối đa Q – Mảnh Vỡ Địa Chấn là điều hiển nhiên, tuy nhiên với Malphite Sẵn Sàng Tấn Công, khả năng đấu tay đôi được tăng lên và Bwipo đã nâng tối đa 2 chiêu E – Dậm Đất và W – Nắm Đấm Dung Nham. Trong lần cập nhật hình ảnh nhẹ trước đây, chiêu W của Malphite giờ có thêm tính năng mới là làm mới đòn đánh thường, vì thế với combo đơn giản là đánh thường kích hoạt W và đánh thường lần nữa, bạn đã kích hoạt điểm ngọc này rồi.
Bwipo khi đánh rank còn lên Tam Hợp Kiếm với lối build này, may là trong đánh giải anh chỉ dừng lại ở Găng Tay Băng Giá mà thôi
Hơn nữa chiêu E – Dậm Đất có hiệu ứng cực kì khó chịu với những tướng đường trên là giảm tốc độ đánh. Điều này khiến cho đối thủ của bạn thì đánh thường sẽ chậm đi, còn Malphite sẽ tấn công tốt hơn, từ đó điểm yếu đi đường của vị tướng này được khắc phục hoàn toàn. Một khi đã vượt qua được giai đoạn đi đường thì Malphite là tướng quá khó chịu ở giữa trận, cứ một chiêu cuối là Xạ Thủ đối thủ bốc hơi kể cả bạn lên chống chịu, nếu kẻ địch không chết thì cũng ôm đầu máu mà chạy.
Sự khủng khiếp của Malphite Sẵn Sàng Tấn Công, một húc là Xạ Thủ đối phương thành “phế nhân”
Tóm lại thì Malphite không phải là một vị tướng yếu, tuy nhiên khả năng đi đường tệ hại của nó đã khiến cho “cục đá” này không được trọng dụng. Với sáng tạo mang tên Malphite Sẵn Sàng Tấn Công, giai đoạn đi đường của vị tướng này sẽ mạnh hơn rất nhiều, làm tiền đề cho một giữa trận vô cùng mạnh mẽ.
A Đồi
LMHT: 'Đánh láo quen tay', G2 Esports thất thủ ngay vòng đầu playoffs LEC Mùa Xuân 2020, nguy cơ trở thành cựu vương
Lối đánh nhây lầy và có phần hơi "ngạo mạn" của G2 đã khiến họ phải trả giá bằng một trận thua cay đắng.
Bước vào vòng playoffs LEC Mùa Xuân 2020 với vị thế xếp đầu vòng bảng, G2 Esports đã né được hai cái tên sừng sỏ khác là Fnatic và Origen. Họ chỉ phải gặp đội đứng thứ 4 - MAD Lions.
Ai cũng nghĩ rằng sẽ tiếp tục là một trận thắng dễ dàng cho các nhà Đương kim vô địch, dù cho họ đã phải chịu một trận thua trước đối thủ của mình tại vòng bảng. Tuy nhiên, địa chấn đã xảy ra, khi MAD Lions lặp lại kỳ tích hạ gục G2 của họ tại vòng bảng, không phải 1, mà tới tận 3 ván đấu, một kết quả vừa đủ để bầy Sư Tử Cuồng Nộ lật đổ các nghệ sĩ hài, qua đó trở thành cái tên đầu tiên góp mặt tại trận Bán kết.
LEC Highlights Playoffs Round1 LEC Spring 2020 All Games By Onivia
Phải thừa nhận rằng MAD đã có một trận đấu tuyệt hay, khi họ thích ứng rất tốt với các kèo ban/pick đa dạng mà G2 tung ra, nhưng trách nhiệm lớn nhất trong trận thua này vẫn thuộc về Caps và các tuyển thủ G2, khi họ đã thi đấu quá chủ quan và khinh địch, để MAD tận dụng được vô số tình huống xử lý lỗi và mang về chiến thắng.
Một ví dụ điển hình cho lối đánh "láo nháo" của G2 chính là tình huống backdoor ở phút thứ 33 của ván 5. Lúc này, MAD đang tập trung ăn Baron, Bard của Mikyx tận dụng khoảng trống Đường dưới, cắm mắt giúp Caps dịch chuyển lên Nhà lính của MAD và đẩy thành công vào pháo đài Nexus.
Một pha call hoàn hảo của G2, cho đến khi, thay vì tận dụng 1 2 hit đánh thường nữa để kết thúc trận đấu, Caps lại đùa nghịch với đối thủ bằng cách chui vào Hành Trình Kỳ Diệu của Bard để... trêu ngươi. Lúc này thì các thành viên MAD đã kịp về phòng ngự, và Caps chắc chắn phải hối hận rất nhiều về hành động đó, bởi anh đã ném đi cơ hội duy nhất để lật ngược thế cờ của G2.
Tình huống "cù nhây" của Caps khiến G2 nhận thất bại chung cuộc
Với lợi thế lên đến gần 10k tiền, MAD Lions không gặp khó khăn nào để chấm dứt ván 5 với chiến thắng chung cuộc 3-2, trong sự bất lực của các tuyển thủ G2.
Cũng may trận thua trước MAD chưa phải dấu chấm hết cho G2, họ vẫn còn cơ hội làm lại ở nhánh thua. Một trong 4 đối thủ mà Perkz và đồng đội có khả năng phải đụng độ là Fnatic, Origen, Misfits Gaming và Rogue.
Về lý thuyết thì đây đều là những đối thủ mà G2 có đủ khả năng vượt qua. Vấn đề là họ cần phải chỉnh đốn lại thái độ thi đấu ngay lập tức, bởi Origen hay Fnatic đều là những cái tên có thực lực và thừa sức trừng phạt sai lầm của đối thủ như cái cách MAD Lions đã thực hiện.
Dù phương châm của G2 là thi đấu với một tinh thần thoải mái nhất, nhưng cuộc vui sẽ không còn vui nữa nếu như họ thất bại trong việc bảo vệ ngôi vô địch và để tuột mất tấm vé tham dự MSI. Có lẽ đã đến lúc G2 nên bật mode "nghiêm túc" để thể hiện đúng phong độ hủy diệt của mình nhằm chứng minh bản lĩnh của nhà vua rồi.
Loris CarryUs
LEC mùa Xuân 2020: Fnatic chính thức soán ngôi đầu bảng của G2 Esports Tưởng như G2 Esports sẽ lân át hoàn toàn phân còn lại, tuy nhiên sau thất bại thứ 3, đội tuyển này đã đánh mất thế độc tôn. Ngày 23/2, LEC mùa Xuân 2020 tuần 5 đã khép lại với sự thay đổi lớn trên bảng xếp hạng tổng. Ngôi đầu bảng giờ đây không còn thuộc về G2 Esports sau khi họ...