Tìm hiểu kỹ khi thi trường tuyển sinh riêng
62 trường ĐH, CĐ tuyển sinh riêng với các tiêu chí và cách tuyển khác nhau. Nếu không cẩn thận tìm hiểu kỹ, thí sinh sẽ mất cơ hội xét tuyển vào trường khác nếu chẳng may không trúng tuyển.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2014 tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM – Ảnh: Minh Giảng
Theo đề án tuyển sinh riêng của các trường, có ba hình thức tuyển sinh chính: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi và xét tuyển. Đa số các trường chỉ dành chỉ tiêu nhất định để tuyển sinh riêng, còn lại vẫn tham gia kỳ thi 3 chung do Bộ GD-ĐT tổ chức. Tuy nhiên, có nhiều trường thi tuyển sinh riêng (mặc dù vẫn sử dụng đề của kỳ thi 3 chung) hoàn toàn và thí sinh không thể dùng kết quả này để xét tuyển vào trường khác nếu chẳng may không trúng tuyển.
Cơ hội ít hơn
Đơn cử như Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Năm nay, lần đầu tiên trường tuyển sinh khối V1, H1 cho một số ngành, bỏ hẳn việc tuyển sinh bằng khối V và H. Đăng ký khối V1, thí sinh phải dự thi các môn toán, ngữ văn (theo đề khối D) và môn vẽ đầu tượng do trường ra đề. Khối H1, thí sinh phải thi các môn toán, ngữ văn (theo đề khối D) và môn vẽ trang trí màu do trường ra đề.
Video đang HOT
Như vậy thí sinh sẽ dự thi vào đợt 2. Thí sinh dự thi khối V ở các trường ĐH khác (thi đợt 1) có thể tham dự kỳ thi tuyển sinh vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Như vậy, mặc dù được phê duyệt đề án tuyển sinh riêng nhưng thực chất Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM chỉ thay đổi tên gọi khối thi và môn thi bởi đề thi vẫn sử dụng đề thi của kỳ thi 3 chung như trước đây.
Tuy nhiên, thí sinh dự thi vào trường ĐH này cũng hết sức cân nhắc bởi hiện tại mới chỉ có một số trường có bổ sung khối V1, H1 vào khối tuyển sinh trong khi hầu hết các trường khác vẫn tuyển khối V và H. Như vậy, trong trường hợp không trúng tuyển vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cơ hội xét tuyển nguyện vọng vào các trường ĐH khác sẽ ít hơn.
Tương tự, tuy cũng tuyển khối V1 nhưng ngành thiết kế thời trang tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM lại chỉ thi tuyển môn toán theo đề khối A, môn vẽ trang trí màu theo đề thi riêng của trường và môn văn chỉ xét kết quả học bạ THPT. Như vậy, thí sinh dự thi vào ngành này sẽ ít có cơ hội xét tuyển vào trường ĐH khác, thậm chí là không có cơ hội xét tuyển nếu trường ĐH đó không chấp nhận kết quả từ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
TS Nguyễn Phương – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – cho biết ngành này kết hợp giữa thi và xét tuyển, thí sinh nên cân nhắc kỹ lưỡng khi dự tuyển. Trong khi đó, mặc dù có đề án tuyển sinh riêng và thí sinh phải sơ tuyển trước khi thi, nhưng thí sinh dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển vào trường khác nếu không trúng tuyển bởi các môn văn hóa vẫn thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT.
Cũng xét tuyển sinh riêng hoàn toàn nhưng ngành kiến trúc tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) có cách tuyển tương tự như Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Theo đó, thí sinh sẽ dự thi môn toán theo đề khối A, môn vẽ mỹ thuật theo đề của ĐH Đà Nẵng và xét tuyển học bạ THPT môn ngữ văn. Nhiều thí sinh băn khoăn liệu thí sinh không trúng tuyển có thể dùng kết quả này để xét tuyển vào trường ĐH khác hay không.
Với nhiều ngành chỉ xét tuyển học bạ THPT tại các trường ĐH như Đồng Tháp, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Vinh… thí sinh sẽ có thêm cơ hội để xét tuyển bên cạnh kết quả khi tham gia kỳ thi 3 chung. Tuy nhiên, với những ngành vừa thi vừa xét như trên, thí sinh cần hết sức lưu ý. Theo quy định, trường tuyển sinh riêng có thể xét tuyển thí sinh tham dự kỳ thi 3 chung nhưng ngành tuyển sinh 3 chung lại không được xét tuyển thí sinh dự thi riêng. Năm 2013, thí sinh dự thi vào các trường khối nghệ thuật (chỉ xét kết quả học bạ môn ngữ văn), khi không trúng tuyển đã không được xét tuyển vào các trường ĐH khác.
TS Giang Thị Kim Liên – phó trưởng Ban đào tạo ĐH Đà Nẵng – chia sẻ: theo quy định của Bộ GD-ĐT, chỉ những thí sinh dự thi theo phương thức ba chung của Bộ GD-ĐT mới được dùng kết quả dự thi trường này để xét tuyển ở các trường khác. Vì vậy, nếu thí sinh dự thi theo đề án tuyển sinh riêng và không trúng tuyển thì không được dùng kết quả xét tuyển cho trường khác. Ông Trịnh Hữu Chung – thành viên hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng – cho biết trường chỉ tuyển sinh khối V, H nên những thí sinh thi khối V1, H1 không thể nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.
Rục rịch bổ sung khối thi
Hiện tại, một số trường ĐH đã bổ sung khối thi V1, H1 vào khối tuyển sinh của mình. Các trường ĐH Duy Tân, Kiến trúc Đà Nẵng, Trường ĐH Xây dựng Miền Tây đã bổ sung các khối thi này vào khối thi tuyển cũng như xét tuyển riêng của trường.
ThS Võ Văn Tuấn – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang – cho biết năm 2014, Trường ĐH Văn Lang sẽ bổ sung khối V1, H1 đối với các ngành mỹ thuật công nghiệp và ngành kiến trúc. Tuy nhiên, trường này chỉ xét tuyển các khối V, H, V1 và H1 dựa trên kết quả thi ở các trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Mỹ thuật công nghiệp, ĐH Nghệ thuật (Huế) và Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM).
Ông Nguyễn Quốc Anh – trưởng phòng tư vấn tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM – cho biết hiện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đang trình Bộ GD-ĐT phương án xét tuyển nguyện vọng bổ sung khối V1, H1 cho ngành kiến trúc, thiết kế thời trang và thiết kế nội thất. Trước mắt, việc thi tuyển nguyện vọng 1 vẫn chỉ tuyển sinh khối V và H.
Tuy nhiên, trong trường hợp thí sinh thi khối V1, H1 tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thì vẫn có thể đăng ký tham gia đề án tuyển sinh riêng của trường theo hình thức xét tuyển học bạ THPT. Đối với các môn văn hóa, trường sẽ xét tuyển theo điểm trung bình của 3 năm học lớp 10, 11, 12, còn môn năng khiếu có thể sử dụng điểm thi môn vẽ tại Trường ĐH Kiến trúc (nếu đạt từ 5 điểm trở lên) khi tham gia xét tuyển. Trường ĐH Hoa Sen dự kiến sẽ xét tuyển bổ sung khối V1 và H1 bên cạnh khối V và H.
Theo Tuoitre
Sẽ giảm bớt môn học của bậc phổ thông
Sau 2015, học sinh THPT sẽ chỉ học tối đa 8 môn học/năm học.
Sau năm 2015, học sinh THPT chỉ học 3-4 môn bắt buộc, còn các môn khác là tự chọn. Ảnh: D Ngân
Ông Đỗ Ngọc Thống- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học- Bộ GD-ĐT cho biết, để thực hiện mục tiêu đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015, ngành Giáo dục sẽ tập trung đổi mới dần cách dạy và học của học sinh phổ thông.
Theo đó, sẽ chuyển đổi từ cách dạy nhồi nhét kiến thức sang hình thành năng lực cho học sinh, học sinh không chỉ thu nhận kiến thức mà quan trọng hơn là phải biết vận dụng kiến thức. Do vậy, cả giáo viên và học sinh đều phải thay đổi cách dạy học, phải sát thực tiễn, tăng cường thời gian thực hành, vận dụng kiến thức.
Cũng theo ông Thống, sau năm 2015, trong hệ thống giáo dục phổ thông sẽ giảm bớt môn học theo yêu cầu tích hợp và Bộ sẽ thực hiện việc giảm bớt môn học này xuyên suốt từ cấp tiểu học đến hết phổ thông. Theo đó, học sinh THPT sẽ chỉ học tối đa 8 môn học/năm học, trong đó 3- 4 môn bắt buộc, còn các môn khác tự chọn. Như vậy, về căn bản hết lớp 9, học sinh sẽ hoàn thành chương trình phổ thông.
Theo VNE
SGK có cần nghìn tỷ? Theo nhiều chuyên gia giáo dục, biên soạn mỗi bộ SGK cho từng lớp học chỉ cần khoảng 3 tỷ đồng. Tính chi ly, thì để có bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12 chỉ phải chi tầm 36 tỷ đồng. Ảnh minh họa Dư luận thêm một phen choáng váng trước thông tin Bộ GD-ĐT dự kiến kinh phí trên 34...