Tìm hiểu hạm đội lớn nhất Hải quân Mỹ
Hạm đội 7 được xem là hạm đội lớn nhất trong Hải quân Mỹ với 50 – 60 chiến hạm, 350 máy bay cùng 60.000 quân.
Hạm đội 7 được thành lập từ năm 1943, dưới sự điều hành của Hạm đội Thái Bình Dương – Bộ tư lệnh Hải quân cấp chiến trường của các lực lượng vũ trang Mỹ dưới quyền kiểm soát Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ.
Hạm đội 7 chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh khu vực Thái Bình Dương, trực tiếp bảo vệ đồng minh Nhật Bản – Hàn Quốc.
Quy mô
Hạm đội 7 biên chế 60.000 quân (bao gồm các đơn vị lính thủy đánh bộ) cùng 50 – 60 chiến hạm, một tàu sân bay, khoảng 350 máy bay các loại.
Theo cơ cấu, hạm đội được chia thành các lực lượng đặc nhiệm ( Task Force):
- Đặc nhiệm 70 là lực lượng chiến đấu chính của hạm đội, có 2 thành phần: đơn vị tàu chiến đấu mặt nước gồm các tuần dương hạm và khu trục hạm; đơn vị hàng không mẫu hạm gồm ít nhất một tàu sân bay và không đoàn trên tàu.
Hiện Hạm đội 7 duy trì một tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) và Không đoàn số 5.
Tàu sân bay USS Geogre Washington (CVN-73).
- Lực lượng đặc nhiệm 71 gồm các đơn vị tác chiến đặc biệt của hải quân và đơn vị tháo gỡ bom mìn lưu động.
- Lực lượng đặc nhiệm 72 là đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra – trinh sát của Hạm đội. Với vai trò đó, đơn vị này trang bị máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion và máy bay trinh thám biển EP-3.
- Lực lượng đặc nhiệm 73 là đơn vị làm nhiệm vụ tiếp tế, hậu cần của Hạm đội. Nó trang bị các tàu tiếp vận, tàu vận tải cỡ lớn.
- Lực lượng đặc nhiệm 74 là đơn vị tàu ngầm chịu trách nhiệm hoạch định và điều phối các hoạt động tàu ngầm trong khu vực biển Hạm đội 7 phụ trách.
- Lực lượng đặc nhiệm 75 là đơn vị tàu chiến đấu mặt nước phụ trách các tuần dương hạm và khu trục hạm không làm nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard thuộc Hạm đội 7.
- Lực lượng đặc nhiệm 76 là đơn vị đặc nhiệm tấn công đổ bộ chịu trách nhiệm hỗ trợ chiến dịch đổ bộ đường biển. Lực lượng trang bị các tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa, lớp Wasp và phương tiện đổ bộ cỡ nhỏ hơn.
- Lực lượng đặc nhiệm 77 là đơn vị chuyên làm nhiệm vụ rà phá thủy lôi của hạm đội, trang bị các tàu quét mìn (thủy lôi), trực thăng quét mìn.
- Lực lượng đặc nhiệm 79 là đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh hoặc lực lượng đổ bộ thuộc hạm đội. Đơn vị này bao gồm ít nhất một tiểu đoàn lính thủy và các trang bị kèm theo.
Căn cứ chính
Hiện Hạm đội 7 duy trì lực lượng chính tại 3 căn cứ, với 2 căn cứ ở Nhật Bản và một căn cứ trên quần đảo Guam thuộc Mỹ. Toàn bộ đơn vị tàu ở những nơi này bao quát vùng biển Thái Bình Dương, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.
- Căn cứ hải quân Yokosuka cách Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) 65 km về phía Nam và cách thành phố Yokohama (bán đảo Miura, tỉnh Kanto) 30 km về phía Nam.
Yokosuka là căn cứ chiến lược lớn nhất của Mỹ ở vùng biển Tây Thái Bình Dương. Vì vậy, nơi đây được ưu tiên, biên chế rất nhiều đơn vị tàu chiến đấu.
Yokosuka là cảng nhà của tàu chỉ huy USS Blue Ridge – soái hạm hạm đội, nhóm tàu sân bay chiến đấu số 5 (tàu sân bay USS Geogre Washington (CVN-73), 2 tuần dương hạm trang bị tên lửa lớp Ticonderoga) và liên đội tàu khu trục số 15 (8 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke).
Đi kèm tàu sân bay USS George Washington là Không đoàn số 5 biên chế 8 phi đội trang bị các máy bay tiêm kích đa năng F/A-18E, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không E-2C, máy bay tấn công điện tử EA-18G, máy bay vận tải C-2A và trực thăng săn ngầm UH-60.
Một góc căn cứ hải quân chiến lược Yokosuka.
- Căn cứ hải quân Sasebo nằm trên đảo Kyushu (Nhật Bản) chịu trách nhiệm cung cấp hậu cần, tiếp liệu cho các đơn vị tàu chiến Mỹ.
Sasebo là cảng nhà của Liên đội tàu đổ bộ số 11 gồm: tàu vận tải đổ bộ USS Bonhomme Richard lớp Wasp, USS Denver lớp Austin, USS Tortuga và USS Germantown lớp Whidbey Island. Và Liên đội tàu quét mìn số 7 gồm: 4 tàu quét mìn lớp Avenger và một tàu kéo cứu hộ.
- Căn cứ hải quân Guam nằm trên quần đảo Guam (thuộc Mỹ), cảng nhà của Liên đội tàu ngầm số 15 và lực lượng tác chiến đặc biệt.
Liên đội tàu ngầm số 15 trang bị 3 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Los Angeles và một tàu tiếp vận tàu ngầm USS Fank Cable.
Hồng Hà
Theo Infonet.vn
Hạm đội 7 dọc ngang Thái Bình Dương
Hạm đội 7 của hải quân Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương suốt gần 70 năm qua, với sự góp mặt của rất nhiều chiến hạm lừng danh.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington thuộc Hạm đội 7 rời cảng Yokosuka, Nhật Bản hôm 10/6/2009 để bắt đầu một nhiệm vụ. Căn cứ chính của Hạm đội 7 được đặt tại Yokosuka nằm trong vịnh Tokyo.
Tàu tấn công đổ bộ tiền phương USS Essex dẫn đầu một đội hình các tàu hải quân Mỹ và Indonesia trong một hoạt động chung hôm 20/11/2011. USS Essex khi đó có mặt tại đảo du lịch Bali trong một chuyến thăm.
Các thủy thủ trên tàu sân bay USS Carl Vinson tham gia một bữa tiệc đón chào năm mới vào ngày 31/12/2011. Hàng không mẫu hạm này khi đó đang có một nhiệm vụ tại tây Thái Bình Dương.
Binh sĩ Mỹ và Australia trong một bài tập hôm 20/7/2011 trong khuôn khổ cuộc tập trận chung Talisman Sabre 2011 của quân đội hai nước. Cuộc tập trận này diễn ra tại vịnh Shoalwater gần thành phố Rockhampton, cùng một số khu vực khác thuộc bang Queensland và vùng lãnh thổ Bắc Australia (Northern Territory).
Chỉ huy trưởng Susan Whitman thuộc tàu sân bay Abraham Lincoln chia kẹo với một bé gái khi tham gia một dự án dịch vụ cộng đồng tại Rayong, Thái Lan, hôm 7/1/2012.
Một binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản giơ tay chào trước lá quốc kỳ Mỹ trên boong tàu đổ bộ USS Tortuga hôm 17/3/2011 và sau đó nói "Cảm ơn". Tàu USS Tortuga của Hạm đội 7 đưa hơn 80 xe cơ giới từ Tomakomai Ko tới Ominato, một trong những hoạt động để hỗ trợ Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011.
Hai máy bay chiến đấu thuộc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson thực hiện bài tập tiếp liệu trên không vào ngày 31/5/2011.
Soái hạm USS Blue Ridge (trái), tàu chỉ huy của Hạm đội 7, và tàu Dokdo của hải quân Hàn Quốc cùng thả neo tại Busan, Hàn Quốc, hồi tháng 8/2009. USS Blue Ridge tới Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận "Người bảo vệ tự do Ulchi 2009".
Xem thêm: Soái hạm Mỹ tới Philippines
Các thủy thủ trên boong tàu chỉ huy USS Blue Ridge của Hạm đội 7 khi chiến hạm này tới Laem Chabang, Thái Lan, hôm 17/4/2010. Trước đó, soái hạm USS Blue Ridge có chuyến thăm thủ đô Jakarta của Indonesia.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln di chuyển qua một khu vực đang có sấm chớp tại eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia và đông Malaysia) hôm 8/10/2010. Hàng không mẫu hạm này khi đó sắp có chuyến thăm Malaysia, sau khi được điều động tới Hạm đội 7 để hỗ trợ chiến lược hàng hải của quốc gia Đông Nam Á.
Bản đồ cho thấy phạm vi trách nhiệm của các hạm đội hải quân Mỹ, trong đó có Hạm đội 7 (7F). Đồ họa: Wikipedia
Theo VNExpress
CSIS hiến kế ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc trên biển Mỹ nên đặt một tàu sân bay hạt nhân tại Australia, tăng gấp đôi lượng tàu ngầm hạt nhân tại Guam, triển khai tàu chiến tới Hàn Quốc và nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam. Liệu có phải Mỹ đang mất dần vị trí siêu cường thế giới trong bối cảnh ảnh hưởng của...