Tìm hiểu chung về hen phế quản mãn tính
Hen phế quản mãn tính sẽ gây khó thở, thậm chí tử vong nếu như không được xử lý kịp thời mỗi khi cơn hen xuất hiện. Do đó, việc tìm hiểu các thông tin về hen phế quản mãn tính sẽ giúp kiểm soát tốt cơn hen, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Hen suyễn hay hen phế quản mãn tính là một bệnh phổi mãn tính gây viêm và thu hẹp đường thở trong phổi. Viêm làm cho đường thở bị sưng và rất nhạy cảm và làm cho các cơ xung quanh đường thở bị thắt chặt và thu hẹp.
Do đó, đường thở tạo ra nhiều chất nhầy hơn bình thường, khiến không khí càng khó đi qua chúng. Khi phản ứng dây chuyền này dẫn đến các triệu chứng hen suyễn dữ dội, còn được gọi là bùng phát cơn hen phế quản mãn tính.
Hơn 25 triệu người ở Mỹ mắc bệnh hen phế quản mãn tính, trong đó có 7 triệu trẻ em. Đối với một số người, hen suyễn chỉ gây ra các triệu chứng nhỏ và dễ dàng kiểm soát. Tuy nhiên với một số những trường hợp khác, hen suyễn có thể là một vấn đề lớn cản trở các hoạt động hàng ngày và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
1. Yếu tố nguy cơ gây hen phế quản mãn tính
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh hen suyễn đều gặp phải trong thời thơ ấu. Trẻ sau 6 tuổi gặp tình trạng thở khò khè hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao nhất. Ngoài ra, các yếu tố rủi ro khác bao gồm:
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn.
- Đang có một tình trạng dị ứng khác.
- Béo phì.
- Những người hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Trẻ em có mẹ hút thuốc trong khi mang thai.
- Những người tiếp xúc với một số loại ô nhiễm, với hóa chất, chẳng hạn như những hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp và sản xuất.
2. Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng hen phế quản mãn tính và có thể thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp bao gồm:
- Ho, nhiều hơn vào ban đêm hoặc buổi sáng.
- Thở khò khè. Đây là hiện tượng khi có tiếng huýt sáo hoặc âm thanh chói tai xảy ra khi bạn thở.
Video đang HOT
- Khó thở.
- Đau ngực.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh hen phế quản mãn tính, bác sĩ sẽ lấy tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình. Sau đó sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và tiến hành một số xét nghiệm nhất định để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các xét nghiệm bác sĩ có thể sử dụng để chẩn đoán bao gồm:
- Xét nghiệm chức năng phổi. Một xét nghiệm đo chức năng hô hấp ước tính độ hẹp của ống phế quản của bệnh nhân bằng cách kiểm tra xem họ có thể thở ra bao nhiêu không khí và có thể thở ra nhanh như thế nào. Máy đo lưu lượng đỉnh (PEF) sẽ đo mức độ khó thở của bạn.
- Xét nghiệm dị ứng. Xét nghiệm này có thể được thực hiện bằng xét nghiệm trên da hoặc máu để xác định bất kỳ tác nhân gây dị ứng nào.
- Xét nghiệm thử thách phế quản. Xét nghiệm này sẽ đo chức năng phổi của bạn trong khi đang hoạt động thể chất hoặc sau khi bệnh nhân hít vào các hóa chất đặc biệt.
- X-quang ngực hoặc CT scan. Các xét nghiệm hình ảnh có thể xác định bất kỳ bệnh hoặc vật lạ trong phổi hoặc xoang gây ra vấn đề về hô hấp.
- Xét nghiệm thử thách methacholine hoặc xét nghiệm thử thách histamine. Bệnh nhân hít vào methacholine hoặc histamine qua ống hít. Cả hai loại thuốc đều kích thích co thắt phế quản, hoặc thu hẹp đường thở. Trong khi histamine gây ra sự tiết chất nhầy mũi và phế quản và phế quản thông qua thụ thể H1, methacholine sử dụng thụ thể M3 để điều trị co thắt phế quản. Nếu bạn phản ứng sau khi hít phải methacholine, histamine bạn có khả năng bị hen suyễn.
Xét nghiệm này có thể được thực hiện nếu xét nghiệm hen phế quản mãn tính khác của bạn là bình thường.
- Bạch cầu ái toan. Xét nghiệm này tìm kiếm một số tế bào bạch cầu trong nước bọt hay chất nhầy mà tiết ra trong khi ho.
4. Điều trị hen phế quản mãn tính
Tuy rằng hen phế quản mãn tính là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với phương pháp điều trị đúng thì các triệu chứng có thể được kiểm soát tốt. Theo thời gian, bác sĩ có thể điều chỉnh việc điều trị để giúp bệnh nhân duy trì sự kiểm soát tốt nhất có thể với lượng thuốc ít nhất cần thiết.
Các loại thuốc thường được kê đơn để kiểm soát hen phế quản mãn tính thuộc 3 loại. Đầu tiên là các loại thuốc kiểm soát dài hạn, giúp giảm viêm đường thở và ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn:
- Corticosteroid dạng hít là lựa chọn hiệu quả nhất để giảm viêm và sưng lâu dài.
- Các loại thuốc ức chế Leukotriene giúp giảm các triệu chứng hen suyễn trong tối đa 24 giờ.
- Thuốc chủ vận beta-adrenergic (Long-acting beta agonists) tác dụng chậm, kéo dài được hít vào và làm giãn phế quản, do đó giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Những loại thuốc này chỉ nên được sử dụng với corticosteroid dạng hít và không nên được sử dụng trong cơn hen.
- Thuốc hít kết hợp có chứa chất chủ vận beta tác dụng dài và corticosteroid.
- Theophylline là một loại thuốc giúp giữ cho đường thở mở bằng cách thư giãn các cơ xung quanh chúng.
Loại thứ hai là thuốc giảm đau nhanh, được sử dụng khi cần thiết để giảm triệu chứng trong cơn hen phế quản mãn tính hoặc trước khi tập thể dục:
- Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn (short-acting beta agonists) có thể được thực hiện bằng cách sử dụng ống hít cầm tay hoặc máy phun sương (máy chuyển đổi thuốc thành một màn sương mịn).
- Ipratropium có thể được sử dụng để thư giãn ngay lập tức đường thở.
- Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch (IV) làm giảm viêm đường thở do hen suyễn nghiêm trọng.
Loại thứ ba là thuốc dị ứng , được kê đơn nếu các triệu chứng của bệnh nhân được kích hoạt hoặc trở nên nặng hơn do dị ứng (hầu hết những người bị hen phế quản mãn tính đều bị dị ứng):
- Phương pháp giải mẫn cảm bằng tiêm dị ứng nguyên (liệu pháp miễn dịch) giảm dần phản ứng của hệ miễn dịch với các chất gây dị ứng.
- Omalizumab hoạt động bằng cách ngăn chặn đáp ứng của hệ thống miễn dịch tự nhiên thực hiện phản ứng gây dị ứng. Tác dụng này trên hệ thống miễn dịch của bạn (cụ thể globulin miễn dịch E-IgE) giúp giữ cho khí quản thông thoáng và theo thời gian thuốc này kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn.
- Thuốc chống dị ứng bao gồm thuốc kháng histamine dạng uống và xịt cũng như thuốc xịt mũi corticosteroid và cromolyn.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tạo ra một kế hoạch điều trị lâu dài cho bệnh hen phế quản mãn tính. Trong đó mô tả các phương pháp điều trị hàng ngày, các loại thuốc cần dùng, khi nào nên dùng và khi nào gọi bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu.
Điều quan trọng là theo dõi mức độ kiểm soát hen suyễn của mình và chia sẻ thông tin này với bác sĩ trong quá trình kiểm tra hen phế quản mãn tính thường xuyên.
Những lưu ý về cách dùng khí dung cho trẻ hen phế quản
Đối với trẻ mắc hen phế quản thì sử dụng thuốc khí dung được xem là phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng làm thế nào để khí dung cho trẻ hen phế quản đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
1. Khí dung là gì và có nên sử dụng khí dung cho trẻ?
Khí dung cho trẻ hen phế quản thực chất là hình thức xông mũi họng cho trẻ, giúp điều trị hen phế quản, viêm phế quản, viêm xoang mãn tính,... Đây được xem là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn nhưng phải sử dụng đúng cách thì mới mang tới hiệu quả cao nhất.
Để khí dung cho trẻ hen phế quản, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ được gọi là máy khí dung, máy khí dung được xem là thiết bị điều trị phổ biến trong nhi khoa. Máy khí dung được sử dụng cho những trẻ có cơn hen phế quản, cơn khó thớ cấp tính, trẻ có nhiều đờm dãi ứ đọng trong đường hô hấp mà trẻ không khạc ra được.
Mục đích chính khi khí dung cho trẻ hen phế quản đó chính là làm loãng đờm, làm giãn cơ trơn phế quản, giúp trẻ hô hấp hiệu quả hơn.
Tuy khí dung cho trẻ hen phế quản mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng cha mẹ không được lạm dụng nếu không có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa vì trẻ có xu hướng sử dụng tăng liều khí dung nếu không được kiểm soát. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về thể chất cũng như sức khỏe tâm thần của trẻ.
2. Những điều cần lưu ý khi khí dung cho trẻ hen phế quản
Tư thế của trẻ khi khí dung: Khi khí dung cho trẻ hen phế quản, cha mẹ nên cho trẻ ngồi thẳng lưng, đặt mặt nạ áp sát vào mặt bé để bé nhận được lượng thuốc đầy đủ nhất.
- Chọn thời điểm thích hợp
Thời điểm thích hợp nhất để khí dung cho trẻ hen phế quản là khi trẻ đang ngủ hay thời điểm yên tĩnh trong ngày. Cha mẹ không nên dùng khí dung cho trẻ hen phế quản khi trẻ vừa ăn no xong vì có thể khiến trẻ kích thích, nôn trớ thức ăn ra ngoài.
- Tạo môi trường yên tĩnh
Tạo môi trường yên tĩnh để giúp trẻ có thể tập trung hít thở sâu giúp lượng thuốc đi vào phổi nhiều hơn, quá trình giãn nở phế quản được tốt hơn. Thời gian để tiến hành khí dung cho trẻ hen phế quản sẽ thường kéo dài từ 5 đến 10 phút tối đa chỉ nên kéo dài khoảng 15 phút.
- Lựa chọn mặt nạ thích hợp với trẻ
Mặt nạ để khí dung cho trẻ hen phế quản cần phải phù hợp với độ tuổi, phù hợp với khuôn mặt của trẻ.
- Kiểm tra thuốc và liều dùng thuốc trước khi khí dung cho trẻ
Trước khi tiến hành khí dung cho trẻ hen phế quản, cha mẹ cũng cần kiểm tra lại liều dùng cũng như loại thuốc mà Bác sĩ đã chỉ định cho trẻ sử dụng. Thuốc giãn phế quản có thể gây một số tác dụng phụ như đau ngực, co thắt phế quản, lo lắng cực độ,... ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ nếu như sử dụng quá liều.
- Giúp trẻ thư giãn và bình tĩnh
Trẻ nhỏ khó có thể ngồi yên trong suốt quá trình điều trị, hơn nữa rất nhiều trẻ sợ khi có mặt nạ úp vào mặt mình nên trẻ thường quấy khóc, điều này không tốt cho quá trình điều trị ở trẻ. Chính vì thế, cha mẹ cần chú ý giúp trẻ thư giãn cũng như bình tĩnh trong suốt quá trình khí dung cho trẻ.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi tiến hành khí dung cho trẻ là điều cha mẹ cần làm, cha mẹ không được tự ý nâng liều khí dung để điều trị cho trẻ vì có thể gây ngộ độc.
- Đảm bảo vệ sinh cho máy khí dung
Vệ sinh máy khí dung cũng như vệ sinh mặt nạ cho trẻ thường xuyên sau khi khí dung là điều vô cùng cần thiết để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài vào trong đường hô hấp của trẻ.
Khí dung cho trẻ hen phế quản là điều cần thiết nhưng trong quá trình điều trị khí dung cha mẹ cần chú ý những điều đã nêu trên để giúp quá trình khí dung có hiệu quả cao nhất.
Tìm hiểu chung về hen phế quản cấp tính Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện, xử trí. Vì vậy, nắm được những thông tin cần thiết dưới đây sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này. 1. Hen phế quản cấp tính là gì? Bệnh hen phế quản cấp tính là...