Tìm hiểu các bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị
Bệnh quai bị trong Đông y thuộc chứng ôn độc. Tùy thuộc vào thể bệnh nặng hay nhẹ mà có các bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị khác nhau.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải diễn ra dưới sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị.
NỘI DUNG::
1. Bệnh quai bị theo quan điểm của Đông y2. Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị3. Lưu ý gì khi sử dụng các bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị
1. Bệnh quai bị theo quan điểm của Đông y
Bệnh quai bị, theo Đông y còn được gọi là Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Trá Tai hay Trư Đầu Phì,… là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 8 tuổi.
Từ lâu, các đặc điểm đặc trưng của bệnh quai bị đã được Đông y nghiên cứu và ghi nhận. Theo quan điểm của Đông y, bệnh quai bị thuộc chứng ôn độc. Nguyên nhân gây nên bệnh là dịch độc qua mũi miệng đi vào thiếu dương, sau đó thì theo đởm kinh ra ngoài để sinh bệnh. Mà tạng đởm và can là hai tạng có quan hệ biểu lý với nhau, do đó sẽ làm xuất hiện thêm các triệu chứng của can và kinh can.
Để làm rõ hơn bạn có thể tìm hiểu thêm về Các dấu hiệu của bệnh quai bị theo giai đoạn.
Những triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm sốt hoặc sợ lạnh, sưng dưới tai và dưới hàm, khi ấn vào thường đau, lúc đầu thường chỉ sưng một bên, sau đó lan sang sưng cả bên đối diện. Một số trường hợp bệnh nhân có thể có hôn mê, co giật, tinh hoàn sưng,…
Từ lâu, các đặc điểm của bệnh quai bị đã được Đông y nghiên cứu và ghi nhận (Ảnh: Internet)
2. Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị
Video đang HOT
Tùy thuộc vào thể bệnh của bệnh nhân là thể bệnh nặng hay nhẹ mà sẽ có các bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị tương ứng khác nhau, thích hợp với người bệnh.
2.1. Bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị thể nhẹ
Đối với thể bệnh nhẹ, bệnh nhân chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt, sưng đau vùng mang tai,… thì nếu tiến triển tốt người bệnh sẽ khỏi bệnh trong khoảng 1-2 tuần sau khi khởi phát. Tuy nhiên để lành bệnh hiệu quả hơn, có thể áp dụng pháp điều trị Sơ tán phong tà hoạt huyết cho người bệnh với bài thuốc Liên kiều bại độc tán .
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cam thảo, kinh giới, hồng hoa và xuyên khung mỗi vị 4g; phòng phong, liên kiều, tô mộc và thăng ma mỗi vị 6g; khương hoạt, cát cánh, độc hoạt, sài hồ, ngưu bàng tử và đương qui vĩ mỗi vị 8g; thiên hoa phấn 12g.
Cách làm: Đem tất cả các vị thuốc với khối lượng chính xác sắc trong 1400ml nước, sắc lấy 200ml nước cốt chia làm 5 lần uống trong ngày.
2.2. Bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị thể nặng
Đối với các bệnh nhân quai bị thể nặng có các triệu chứng như sau: đau nhiều vùng má, khó há miệng, ăn uống khó, sốt cao, đau đầu, sưng đau tinh hoàn, tiểu vàng, lưỡi vàng,… thì người bệnh cần được điều trị tích cực với pháp điều trị Thanh hỏa giải độc tuyên tiết phong nhiệt thông qua bài thuốc Phổ tễ tiêu độc ẩm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cam thảo 4g; hoàng liên và trần bì mỗi vị 6g; liên kiều và bản lam căn mỗi vị 8g; cát cánh và thăng ma mỗi vị 10g; hoàng cầm, bạch cương tàm và sài hồ mỗi vị 12g; huyền sâm, ngưu bàng tử và bạc hà tươi mỗi vị 16g.
Cách làm: Đem bạch cương tàm sao lên, sau đó sắc chung với tất cả các vị thuốc còn lại (trừ bản lam căn) trong 1800ml nước, sắc lấy 250ml nước cốt. Bản lam căn đem tán thành bột mịn và cho vào 250ml nước thuốc đã thu được, đun nóng hỗn hợp và chia làm 5 lần uống mỗi ngày.
2.3. Một số các bài thuốc Đông y bôi ngoài cho bệnh quai bị
Ngoài việc sử dụng các bài thuốc uống thì bệnh nhân quai bị còn có thể được cho sử dụng thêm một số các bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị dạng bôi ngoài để hỗ trợ, chẳng hạn như:
- Đem hạt gấc làm sạch, sau đó dùng hạt gấc mài trong dấm thanh. Sử dụng bột sệt thu được khi mài hạt gấc để bôi lên vị trí sưng đau.
- Sử dụng hạt gấc và cói chiếu đốt thành than, sau đó trộn hai thứ than này với nhau và bôi lên vị trí sưng đau.
- Dùng dấm thanh đem trộn với tỏi giã nát rồi bôi lên chỗ bị sưng đau do quai bị.
Tùy thuộc vào thể bệnh quai bị mà có thể lựa chọn bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị cho thích hợp (Ảnh: Internet)
3. Lưu ý gì khi sử dụng các bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị
Để quá trình sử dụng các bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị hiệu quả hơn và an toàn hơn, bệnh nhân và người nhà nên lưu ý một số điểm sau đây:
- Các bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị chỉ là điều trị hỗ trợ cho bệnh, không phải là phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị và không thể sử dụng để thay thế cho các chỉ định từ bác sĩ điều trị.
- Không được tự ý sử dụng bất kỳ bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Nên đi khám chuyên khoa y học cổ truyền trước khi sử dụng thuốc để bác sĩ có thể đánh giá bệnh và đưa ra các bài thuốc điều trị thích hợp.
- Quá trình thực hiện bài thuốc phải đảm bảo sử dụng đúng loại dược liệu, đúng hàm lượng, sắc thuốc đúng cách và uống thuốc đúng liều, đúng thời gian.
- Do không có quy chuẩn chung nên khó kiểm soát chất lượng của các vị thuốc Đông y trên thị trường. Do đó, chỉ mua các vị thuốc để thực hiện bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị tại các cơ sở bán dược liệu uy tín để có thể mua được dược liệu đảm bảo chất lượng.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra cần phải ngưng thuốc và báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Trên đây là giới thiệu sơ lược về một số bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh quai bị thường được dùng hiện nay và các lưu ý khi sử dụng thuốc. Hãy đi khám bác sĩ để được giải đáp, điều trị chính xác và đầy đủ nhất.
Thăng ma - thuốc giải độc thấu chẩn, thăng dương
Theo Đông y, thăng ma vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn; vào các kinh: phế, tỳ, vị và đại trường.
Thăng ma còn có tên bắc thăng ma, tây thăng ma, lục thăng ma. Thăng ma là thân rễ của cây thăng ma, (Cimicifuga sp.), thuộc họ hoàng liên (Rhanuncunaceae). Thăng ma chứa các triterpen (Cimicigol, dahurinol, acid isoferulic...), các xylosid cimifugosid, cinamamid, phenolic glycisid, furochromon...
Theo Đông y, thăng ma vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn; vào các kinh: phế, tỳ, vị và đại trường. Tác dụng giải độc thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc, thăng dương cử hãm. Chữa các chứng ngoại cảm phong nhiệt sinh đau đầu, sởi mọc chậm hoặc không đều; trung khí hư nhược hoặc khí hư hạ hãm. Liều dùng: 3 - 10g. Sau đây là một số bài thuốc có thăng ma.
Thúc sởi, tống độc: trị các chứng nhiệt độc âm ỉ, ban sởi không mọc được, miệng lưỡi phát nhọt.
Bài 1 - Bột thanh vị: thăng ma 4g, mẫu đơn bì 2g, sinh địa 1,5g, quy thân 1,5g, hoàng liên 1,5g. Tất cả nghiền thành bột thô, hãm hoặc sắc uống. Trị dạ dày nóng, miệng phát nhọt, lợi lở loét, ra máu.
Bài 2: thăng ma 4g, xích thược 6g, cát căn 12g, cam thảo 2g. Sắc uống. Trị sởi mới phát nhưng do cảm phong hàn làm sởi mọc không đều, hoặc vì đi tả mà sởi lặn mất không mọc lên được.
Bài 3: thăng ma 8g, thạch cao 16g, ngưu bàng 12g, cát căn 12g, liên kiều 8g, thiên hoa phấn 8g, hoàng cầm 8g, cát cánh 8g, sài hồ 6g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị quai bị.
Bài 4: thăng ma 6g, hãm hoặc sắc đặc, ngậm trong miệng khi còn nóng. Trị viêm họng cấp và đau răng.
Bài 5: thăng ma 5g, hoàng liên 3g. 2 vị nghiền thành bột thô, hãm hay sắc đặc, ngậm trong miệng và nuốt nước dần. Trị nhiệt miệng sinh nhọt lở.
Bài 6: thăng ma 5g, hoàng bá 5g, đại thanh 5g. Hãm hay sắc đặc, ngậm trong miệng và nuốt nước dần. Trị nhiệt miệng sinh nhọt lở.
Thăng dương, thông tắc: trị các chứng dương khí hãm xuống, thiếu khí nên ngại nói hoặc tử cung, trực tràng sa xuống.
Bài 1: hoàng kỳ 20g, thăng ma 4g, tri mẫu 8g, cát cánh 8g. Sắc uống. Trị chứng hơi trong ngực hãm xuống, hơi thở ngắn.
Bài 2: thăng ma 12g, ích mẫu thảo 80g, quả thông 2 lá (hoặc thân rễ) 50g, gà mái tơ 1 con. Gà làm sạch, cho thuốc vào bụng gà, hầm cách thủy; chia ăn nhiều lần. Cách 1 tuần ăn 1 con. Trị sa tử cung.
Bài 3: thăng ma 6g, mẫu lệ 12g. 2 vị sấy khô tán bột, chia uống 2-3 lần trong ngày. Trị sa tử cung: sa độ I nên uống liên tục 1 tháng; độ II uống 2 tháng và độ III uống 3 tháng.
Bài 4 - Bổ trung ích khí thang: hoàng kỳ 20g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, trần bì 6g, cam thảo (chích) 4g, thăng ma 4-6g, sài hồ 6 -10g. Sắc uống. Trị nguyên khí hạ hãm, trung khí hư nhược gây ra sa phủ tạng (sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung...); hoặc tiêu chảy kéo dài do hư nhược.
Kiêng kỵ : khi sởi đã mọc hết, hen suyễn nghịch khí thì kiêng dùng.
Bài thuốc chữa viêm lợi, hôi miệng Viêm lợi, miệng hôi là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, Đông y gọi cam miệng (nha cam khẩu xú). Nguyên nhân do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng; hoặc do nhiệt tà trùng thống xâm nhập gây miệng hôi, chân răng và lợi sưng, lợi vùng chân răng đen hoặc có mủ. Trẻ em thường...