Tìm đến cội nguồn vấn nạn “dạy thêm – học thêm” tràn lan

Theo dõi VGT trên

Khỏi dài dòng, cứ gõ cụm từ “dạy thêm – học thêm” vào ô google search sẽ lập tức hiện ra trên 1,8 triệu kết quả. Thật không ngoa khi nói đây là “vấn nạn”, hoặc “thảm họa” của xã hội… vì nạn nhân là 20 triệu học sinh, cộng thêm cha mẹ họ.

Thực trạng: tự sinh, tự dưỡng, tự lớn mạnh…

Cả nước cau mặt vì biết tỏng cái khổ nạn này không do trời giáng, mà là nhân tạo. Điều kỳ quặc là mọi cấp, mọi người đều dị ứng với nó, muốn chống nó, nhưng nó cứ nhơn nhơn trêu ngươi. Và “càng chống, càng phát triển”. Trước đây, chỉ học sinh cấp 3 học thêm (để thi đại học), nay tai hoạ đã lan ngược tới tận mẫu giáo. Trái khoáy: Từ bậc đại học trở lên, tai hoạ quay ngoắt 180 độ để đổi tên thành “dạy bớt – học bớt” (!), do vậy đến nay số “học giả” đã đủ nhiều để có mặt khắp nơi. Và đã leo cao chót vót.

Vậy, nguyên nhân sâu xa phải nằm ở cái cơ chế nào đó khiến hiểm hoạ cứ “tự sinh, tự dưỡng”, tự lớn mạnh không ngừng. Nhưng căn bệnh này cũng đang hoành hành bên nước láng giềng Trung Quốc. Phải chăng, đây là “bệnh lây”?

Nhiều biện pháp đã thực thi và vô số kiến nghị đang chờ áp dụng

Chống bệnh hàng chục năm, ắt kinh nghiệm không ít. Một kinh nghiệm là… “không chống nổi”, hoặc chưa có thuốc đặc trị – vì nhiều thuốc đã được dùng và nhiều thuốc khác đang chờ được dùng thử. Có lẽ, toàn thuốc chữa triệu chứng?

- Đã có những quy định nhằm hạn chế “dạy thêm – học thêm”, thậm chí có cả những lệnh cấm. Nghĩa là, vị thầy lang quyền uy nhất đã phải dùng hạ sách: Không đủ năng lực quản lý thì (a-lê) cấm. Nhưng, chẳng cần đợi lâu, lệnh cẩm rất sớm bị vô hiệu bằng những bản “tự nguyện học thêm” do phụ huynh nhất loạt ký tên. Và một vị có cương vị cao cho rằng “đây là nhu cầu của xã hội”. Nếu vậy, sẽ là khôi hài khi muốn cấm nó, dù xuất phát từ thiện chí. Nhiều người còn nhớ, nước ta đã từng có cái lệnh “triệt để chó” với thiện ý hạn chế bệnh dại.

- Gần đây nhất, vẫn tiếp tục có vô số đề xuất với ý thức xây dựng rất cao. Nhưng lại có những bạn đọc cho rằng đó vẫn chỉ là biện pháp kỹ thuật mà tác dụng lớn nhất chỉ dừng ở mức “gây khó” cho cái cơn lũ hung hãn mang tên “dạy thêm – học thêm” này mà thôi. Xin trích một số Lời kiến nghị (kèm chút bàn luận)

Lời kiến nghị 1)Trước hết các vị phụ huynh phải thấy rõ tác hại của việc học thêm nhồi nhét, từ đó kiên quyết và đồng lòng không cho con đi học thêm (muốn quy tội cho các thầy chăng? Thực tế, hầu hết phụ huynh đều biết “tác hại” rồi, nhưng khi tác hại chưa kịp hiện ra thì con tôi đã bị ê chề ngay ở lớp tiểu học và sau này sẽ thi trượt đại học là cái chắc). 2) Xóa bỏ chính sách chỉ lấy điểm thi của học kỳ 2 để xét thành tích (thế thì, bệnh thành tích sẽ khởi phát ngay từ học kỳ 1?) 3)Mỗi năm nên tổ chức 2 buổi học cho phụ huynh để hướng dẫn họ kèm con học ở nhà (cử nhân còn trầy trật giải bài toán của học sinh lớp 4, làm sao “kèm cặp” nổi con em?) 4) Không lấy tiêu chí điểm môn Toán và Văn từ 8 trở lên là đạt giỏi mà bất kỳ môn nào cũng có thể làm căn cứ đánh giá (khốn nỗi, cả thế giới đã và đang coi 2 môn này là quan trọng nhất). 5) Thiết kế lại mọi loại sách bài tập ở tiểu học. Các cô vất vả rèn chữ cho trẻ trên giấy ô li (nhưng mà sự xuất hiện và phổ cập của máy vi tính đã thay đổi tận gốc kiểu viết tay “nắn nót” rồi). 6) Chế độ tuyển giáo viên phải công bằng và trung thực (phải chăng, tiêu chuẩn tuyển chọn sẽ là “dù lương thấp đến đâu cũng cấm kiếm thêm thu nhập bằng chính nghề của mình?). 7) Xử lý nghiêm trường hợp thầy cô nhận tiền chạy trường (cha mẹ nào chẳng muốn con em mình được học trường tốt, thầy tốt? Hãy hiến kế để mọi trường, mọi thầy đều… tốt như nhau). … vân vân.

“Bệnh thành tích” là thủ phạm?

Dạy thêm chỉ để chạy theo thành tích? Đáng ngờ ý kiến này lắm. Vì “thành tích” thì ai chẳng muốn khoe? Nhưng thành tích “dạy thêm” lại muốn giấu.

Gọi tên bệnh? Tên bệnh, bao giờ cũng xấu, trừ cái bệnh do “bộ ta” đặt ra: Bệnh Thành Tích. Dẫu ta có đổi thành “bệnh ham thành tích”, hay “bệnh hình thức”… thì nó vẫn không dám tự vỗ ngực để tự nhận mình là tác nhân chính gây tai hoạ.

Video đang HOT

Nếu thuần tuý chỉ vì ham thành tích (ví dụ, thể hiện bằng tỷ lệ học sinh giỏi)thì thiếu gì những cách không tốn sức, can gì phải cầy cục dạy thêm cho mệt? Năm trước tốt nghiệp 70%, năm sau vọt lên 95% thì chắc không phải nhờ “dạy thêm” mà đạt được.

Câu hỏi (giả sử thôi nhé): Nếu cả nước bỏ hẳn thi đua – để diệt tận gốc “bệnh thành tích” – thử hỏi, nạn “dạy thêm” có lập tức bị xoá bỏ hay không? Rất khó trả lời.

Tìm đến cội nguồn vấn nạn dạy thêm - học thêm tràn lan - Hình 1

(ảnh minh họa: nguồn ảnh: intetnet)

Do chương trình quá tải?

Chương trình nặng nề, khiến thầy cô không đủ thời gian chuyển tải trong giờ chính khoá, ắt dẫn đến phải học thêm. Nhưng phải thừa nhận rằng nhiều địa phương không có điều kiện hình thành các lớp dạy thêm, nhưng tỷ lệ học sinh lên lớp – từ lớp 1 cho tới lớp 12 – vẫn đạt gần 100%. Cần gì phải học thêm? Vậy, học thêm và dạy thêm đang lan tràn nhằm mục đích thật sự nào? Nếu (giả sử) chương trình được cắt giảm 50% có tiêu diệt được nạn học thêm không? Hai quan điểm đã được nêu ngay ở đầu bài rồi.

Do lương thấp?

Lương thầy cô quá thấp xảy ra ngay từ khi nước ta có chính sách lương (từ 60 năm trước), còn cái tai hoạ “dạy thêm học thêm” mới chỉ từ hai thập niên gần đây. Do vậy, lương thấp không bao giờ là nguyên nhân, càng không phải nguyên nhân quan trọng nhất. Nên coi thầy cô cũng là nạn nhân (buộc phải tự cứu) thì đúng hơn. Và dần dần, một số không giữ được cái gốc đẹp đẽ của nghề nghiệp. Nhưng đó là cả một quá trình.

Thế nào là “cả một quá trình”? Tha hoá của thầy giáo (và thầy thuốc) là quá trình dài nhất, chậm nhất. Kiến thức và sức khoẻ là cái quý nhất của mỗi người. Nào ai dám cãi?. Do vậy một xã hội phải dại dột lắm lắm… mới dám để cho thầy giáo và thầy thuốc phải sống khổ sở, tới mức hết chịu nổi. Trước đây ba thập niên, kinh tế Việt Nam khủng hoảng, GDP tụt thê thảm, nhưng nhờ thành tích nổi bật của giáo dục và y tế, nên thứ hạng của đất nước vẫn không đến nỗi quá tồi tệ. Nhưng cứ tận dụng sự hi sinh của hai loại “thầy” này (với thang lương dưới đáy) thì dẫu họ có là thánh cũng phải tha hoá đi. Quả nhiên, nay tai hoạ đang hoành hành. Chỉ cần chút sáng suốt, chút bình tĩnh và lương tri, chúng ta vẫn có thể nhận định khách quan rằng ô nhiễm xã hội phải tràn ngập tới mức nào thì mới đủ mạnh để thấm vào hai cái thành trì cuối cùng về lương tâm và đạo đức này. Đãi ngộ không tương xứng với công sức quả là nguyên nhân hàng đầu làm suy thoái Giáo Dục, nhưng không phải nguyên nhân quan trọng của “dạy thêm, học thêm”. Nếu người học không “thèm” học thêm thì thầy cô chỉ có thể chán dạy, bỏ nghề… tới mức làm suy sụp nền giáo dục nước nhà, chứ làm sao tạo nổi “phong trào học thêm tràn lan” – như hiện nay?

Ba điều tai ngược

- Thật tai ngược, học “như điên” ở bậc phổ thông, nhưng kết quả thi đại học (và cao đẳng) lại quá thê thảm. Có trường hợp “đạt” 3 điểm mà vẫn phải cho trúng tuyển.

- Cũng tai ngược: nhân sinh bách nghệ, nhưng 80 hay 90% học sinh phổ thông nước ta xin thi đại học, cao đẳng. Dường như họ chỉ có một lối vào đời. Các lối khác – nếu có – lại quá hẹp. Đã vậy, trường dạy nghề chỉ thích được đôn lên cao đẳng; còn trường cao đẳng cứ thiết tha xin “lên” đại học (đến nỗi nhiều đại học không có nổi một giáo sư cơ hữu) chả lẽ không “tai ngược”? Một khu công nghiệp 7000 công nhân thì có tới 700 vị cử nhân lao động chân tay (do không xin được việc đúng trình độ) có là “tai ngược”?

- Càng tai ngược, một mặt cứ lên án “dạy thêm, học thêm” nhưng mặt khác – với cách tuyển sinh như hiện nay – nếu ai liều lĩnh (hay dại dột) nghe lời khuyên “đừng học thêm” thì khả năng “trượt” là cầm chắc. Vừa độc quyền ấn định cách tuyển sinh cho cả nước, lại vừa khuyên cả nước “đừng ai cho con học thêm nữa”… có là tai ngược?

Phải chăng, nguyên nhân quan trọng nhất của “dạy thêm, học thêm” – tràn lan và nhồi nhét như hiện nay – chính là do những cái tai ngược nói trên?.

– Thì ra, từ lâu rồi, thi đại học là con đường tiến thân hầu như duy nhất của một triệu học sinh hàng năm tốt nghiệp bậc phổ thông. Tất nhiên, họ và cha mẹ họ phải tìm hiểu cách thi. – Cách thi và nội dung thi hiện nay chỉ tuyển được người có bộ nhớ tốt, chịu được sự nhồi nhét và có kỹ sảo giải bài, mà không tuyển được người có năng lực tư duy và tự học. Kiểu “học thêm” như hiện nay đáp ứng khá tốt yêu cầu. Phụ huynh cho con em học thêm từ tiểu học (tạo ra nhu cầu tới mức thành áp lực xã hội) chính là nhằm mục tiêu vào đại học – cách tiến thân hầu như duy nhất. Và cách học thêm như hiện nay đáp ứng khá tốt cách thi hiện hành. Gia đình nào nhận ra đầu óc con em không thể “nhồi nhét” sẽ rất dễ chấm dứt việc học của chúng. – Thi thế nào, học thế ấy là chân lý lâu đời, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc; trừ khi cố ý quên. Không thay đổi cách thi và nội dung thi, đố mà thay đổi được cách học, cách dạy – kể cả khi cần học thêm và dạy thêm.

Nạn “dạy thêm, học thêm” chỉ là một biểu hiện tiêu cực; là một trong những cái ngọn mọc lên từ một cái gốc.

Phải xây dựng lại triết lý giáo dục.

GS. Nguyễn Ngọc Lanh

LTS Dân trí-Muốn trị từ gốc một căn bệnh, cần phải tìm ra nguyên nhân sâu xa. Tác giả bài viết trên đây là một Giáo sư y học, khi nhìn nhận về vấn nạn “dạy thêm học thêm” tràn lan, ông muốn tìm đến nguyên nhân cội nguồn.

Với tư duy của một nhà khoa học, tác giả đã phân tích và phản biện nhiều ý kiến đóng góp cũng như những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan nhưng chưa (hoặc khó) đem lại hiệu quả mong muốn.

Như đề xuất của tác giả, điều quan trọng trước hết là cần xây dựng lại triết lỹ giáo dục đúng với mục tiêu

Theo DT

Thuê giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh: Dễ gặp rắc rối

Để đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh tăng cường, lâu nay nhiều trường tiểu học tại TPHCM đã áp dụng việc thuê giáo viên nước ngoài đến giảng dạy. Tuy nhiên, việc mời giáo viên bản ngữ dễ gặp rắc rối nếu các trường thiếu chặt chẽ trong hợp đồng làm việc.

Năm 2009, trường tiểu học M thuê giáo viên (GV) nước ngoài đến trường dạy tiếng Anh cho học sinh (HS) trong trường. Hợp đồng được ký với thời hạn một năm mức thù lao 2 triệu đồng/tiết. Tuy nhiên chưa hết 2 tháng, do hai bên không thống nhất được lịch dạy và nội dung dạy học cũng như các yêu cầu khác, nhà trường buộc phải đồng ý cho GV nghỉ dạy cùng với việc trường phải đền bù hợp đồng.

"Đó là lần đầu tiên trường thuê GV bản ngữ nên hoàn toàn không có kinh nghiệm. Nội dung hợp đồng đều do bên trung tâm ngoại ngữ soạn thảo. Trường chỉ quan tâm đến việc GV có giấy phép lao động và chứng chỉ chuyên môn nên không lường được khi làm việc lại nảy sinh nhiều vấn đề vậy", đại diện trường M chia sẻ.

Thuê giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh: Dễ gặp rắc rối - Hình 1

Khi tuyển dụng GV nước ngoài, các trường cần phải chú ý đến một bản hợp đồng làm việc rõ ràng và đầy đủ (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Tại trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) có đến 16/41 lớp học chương trình tiếng Anh Cambridge, học hoàn toàn với GV bản ngữ với thời lượng 6 tiết/tuần. Ngoài ra chương trình tiếng Anh tăng cường 8 tiết/tuần, có đến 2 tiết HS được học với GV nước ngoài. Không chỉ đảm bảo về chất lượng chuyên môn, nhiều GV bản ngữ không khác nào GV biên chế của trường, rất gắn bó với HS và GV trong trường.

Bà Trịnh Phương Trinh, phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ khi thuê GV nước ngoài trước hết phải chọn được Trung tâm ngoại ngữ uy tín, người dạy phải đảm bảo được yêu về cầu giấy phép lao động. Trường cũng đặt ra những yêu cầu của mình với GV bản ngữ trước khi tuyển dụng.

Khi GV nước ngoài đứng lớp luôn có một GV trong nước hỗ trợ với vai trò trợ giảng để kịp thời điều chỉnh kịp về nội dung kiến thức cũng như các phát sinh có thể xảy ra trong việc dạy học vì những bất đồng về văn hóa, lối sống.

"Đặt biệt hàng tuần tổ trường GV bản ngữ sẽ tham gia hợp cùng GV nhà trường để hướng dẫn về nội dung dạy học tiếng Anh tăng cường cũng như trao đổi ngay những điều chưa được để cùng nhau khắc phục. Những hoạt động này trường đều thống nhất trước với GV bản ngữ để tránh được những hiểu lầm hay tình huống xấu", bà Trinh cho hay.

Việc thuê GV nước ngoài dạy tiếng Anh đang là một chủ trương của Sở GD-ĐT TPHCM. Đây là một nhu cầu thật sự cần thiết trong việc nâng cao việc chất lượng giảng dạy tiếng Anh nhất là khi mà khả năng nghe và nói tiếng Anh của HS còn quá yếu. Theo công bố gần đây về kết quả khảo sát tại 20 quốc gia, HS Việt Nam đứng thứ 8 về khả năng đọc viết nhưng lại xếp thứ 18 về trình độ nghe nói theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hiên nay, yêu cầu bắt buộc với GV bản ngữ đứng lớp là phải có giấy phép lao động, chứng chỉ về chuyên môn và dạy đúng chương trình. Ngoài ra có 2 nội dung mang tính yêu cầu là khi GV bản ngữ dạy phải có GV người Việt trong lớp nhưng không phải giữ vai trò thông dịch viên mà để giải quyết những tình huống có thể xảy ra do khác biệt về văn hóa. GV nước ngoài tuyệt đối không được gọi HS bằng tên nước ngoài mà phải gọi đúng với tên Việt Nam nhằm đảo sự sự tôn trọng văn hóa lẫn nhau.

Tuy nhiên trên thực tế, khi ký hợp đồng lao động nhiều trường lại quên đề cập các yêu cầu này mà thường sau khi GV đến dạy phía nhà trường mới nhắc đến nên rất dễ nảy sinh các mâu thuẫn.

Bà Nguyễn Hồ Thụy Anh, chuyên viên tiếng Anh Phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh nhà trường cần phải nắm rõ các yêu cầu khi thuê GV nước ngoài để soạn thảo nội dung hợp động làm việc thật rõ ràng, chính xác và đầy đủ. Phải có quy định cụ thể về công việc của họ, số ngày, số giờ dạy học... và những yêu cầu của mình để tránh phải rắc rối vì người nước ngoài làm việc dự trên văn bản, hợp đồng chứ không mang nặng "tình cảm" như người Việt.

Nhiều trường trường không nắm rõ các yêu cầu hoặc ngại ngần đặt ra với người lao động nên ít khi đề cập một cách "sòng phẳng" trong hợp đồng. Một chuyên gia giáo dục phân tích điều này do tâm lý người Việt khi có GV nước ngoài đến trường thì tỏ ra rất ngưỡng mộ. Họ quên mất vị thế của mình là nhà tuyển dụng lao động và GV nước ngoài là người tham gia tuyển dụng.

Người ta làm việc cho mình thì mình phải có những yêu cầu cụ thể và chỉ khi họ đáp ứng được yêu cầu đó mình mới chấp nhận bỏ tiền ra thuê. Chuyên gia này khuyến cáo trong hợp đồng làm việc với GV bản ngữ các trường nên lưu phải rõ ràng tất cả các yêu cầu, không được thiếu chi tiết nào, thậm chí là một dấu phẩy.

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
    11:13:12 24/01/2025
    Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?
    11:53:40 24/01/2025
    Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
    10:06:57 24/01/2025
    Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấyThiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy
    09:59:21 24/01/2025
    Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"
    09:47:10 24/01/2025
    Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?
    13:27:15 24/01/2025
    Chị dâu nói mua nhà được bố mẹ đẻ cho 500 triệu, trước mặt mẹ chồng, tôi vạch trần âm mưu bòn rút tiền của chị ấyChị dâu nói mua nhà được bố mẹ đẻ cho 500 triệu, trước mặt mẹ chồng, tôi vạch trần âm mưu bòn rút tiền của chị ấy
    09:47:10 24/01/2025
    Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người nàyBắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này
    10:08:59 24/01/2025

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

    Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

    Thế giới

    15:10:56 24/01/2025
    Đây là trở ngại pháp lý đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh nhà lãnh đạo đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ.
    Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

    Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

    Netizen

    15:01:43 24/01/2025
    Năm 2023, một vụ trộm hàng ở siêu thị đã được tòa án quận Phong Đài, Bắc Kinh, Trung Quốc xét xử công khai. Nghi phạm lợi dụng sơ hở trong khâu thanh toán của siêu thị để thực hiện hành vi gian lận của mình nên đã bị pháp luật trừng phạ...
    Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

    Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

    Sao việt

    15:01:24 24/01/2025
    Nhật Kim Anh công khai hình ảnh một người chuyển khoản cho nhóc tỳ số tiền 200 triệu đồng và rất nhiều trang sức bằng vàng.
    Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

    Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

    Sao châu á

    14:53:09 24/01/2025
    Sau khi Triệu Lộ Tư đăng tải hình ảnh mới lên trang cá nhân và có kế hoạch trở lại làng giải trí vào ngày 25/1, làn sóng tranh cãi bùng nổ trên mạng xã hội Trung Quốc.
    Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

    Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

    Sao âu mỹ

    14:49:07 24/01/2025
    Shiloh Jolie, con gái của nữ diễn viên Angelina Jolie và tài tử Brad Pitt, thu hút sự chú ý của giới săn tin. Cô con gái 18 tuổi của cặp sao nổi tiếng mặc theo phong cách phi giới tính.
    Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

    Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

    Lạ vui

    14:19:33 24/01/2025
    Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.
    Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

    Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

    Pháp luật

    13:51:16 24/01/2025
    Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đình Chiến
    Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

    Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

    Ẩm thực

    13:42:36 24/01/2025
    Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.
    Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

    Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

    Tin nổi bật

    13:13:06 24/01/2025
    Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
    Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

    Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

    Trắc nghiệm

    12:36:25 24/01/2025
    Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.